Carbon liquid là gì

Skip to content

Trang chủ / PHỤ KIỆN BỂ CÁ

  • Loại: CO2 nước
  • Nhãn hiệu: CARBON LIQUID
  • Xuất xứ: Việt Nam
  • Thể tích: 250ml
  • Hãng sản xuất: Thủy Mộc
  • Công dụng: Cung cấp trực tiếp carbon cho cây, thay thế khí CO2 và ức chế rêu hại
  • Cách sử dụng: Một lần bơm cho 50 lít nước. dùng mỗi ngày
  • Lưu ý: Nếu muốn dùng liều cao hơn nên theo dõi cây, cá trong hồ

Làm Bể Thủy Sinh từ A đến Z phần 2 này sẽ hướng dẫn các bạn các bước tiếp theo để làm một bể thủy sinh đẹp.

5.Ánh sáng cho bể Thủy Sinh

Ánh sáng trong bể thủy sinh là cực kỳ quan trọng và không thể thiếu.Để tìm hiểu về ánh sáng trong bể thủy sinh thì bạn hãy vào đây.Còn ở bài viết này chúng tôi xin chia sẽ một cách cơ bản để chọn đèn cho mình một cách hợp lý.

Thông thường cách tính đèn cho bể dựa trên wat/lit.Đối với bể chỉ trồng rêu và ráy thì 0.5 wat/lit còn với bể nhiều cây cắt cắm, nhất là trải thảm nền trân châu thì 1 wat/lit.Như vậy, căn cứ vào thể tích bể của bạn và chọn loại đèn thích hợp.Mình xin giới thiệu một vài loại đèn thủy sinh thông dụng mà hiện nay a/e hay dùng.

Loại Đèn Công xuất Kích thước  Giá cả tham khảo
Odyssea compact 36w 36w hồ 60 trở xuống                          350,000
Odyssea T5HO 60cm 24wx2 hồ 60 -80cm                          550,000
Odyssea T5HO 90cm 39wx2 Hồ 90- 100cm                          700,000
Odyssea T5HO 120cm 54wx2 Hồ 120 – 140cm                          820,000
Odyssea T5HO 150cm 80wx2 Hồ 150 – 170cm                          950,000
Triple h T5HO 60 cm 24wx 4 hồ 60 -80cm                      1,800,000
Triple h T5HO 90 cm 39wx4 Hồ 90- 100cm                      2,100,000
Triple h T5HO 120 cm 54wx4 Hồ 120 – 140cm                      2,400,000
Chihiros RGB ViVid 130w Hồ 60 – 90Cm                      5,500,000
Chihiros A301 18w 30cm                          365,000
Chihiros A351 21w 35cm                          400,000
Chihiros A401 24w 40cm                          440,000
Chihiros A451 27w 45cm                          460,000
Chihiros A501 33w 50cm                          480,000
Chihiros A601 39w 60cm                          530,000
Chihiros A801 50w 80cm                          740,000
Chihiros A901 55w 90cm                          800,000
Chihiros A1201 65w 120cm                          950,000

Ngoài những loại đèn liệt kê trên còn rất nhiều loại đèn khác nữa.Bạn có thể tham khảo thêm từ bác google.

Thời gian chiếu sáng bể thủy sinh có 2 cách :

  1. Đánh liên tục từ 8h đến 12h mỗi ngày .
    1. Ưu điểm : gần với cách chiếu sáng tự nhiên.Cây phát triển nhanh.
    2. Nhược điểm : dễ phát sinh rêu hại
  2. Chia quãng thời gian chiếu sáng làm 2.4h bật/4 tắt/4 bật
    1. Ưu điểm : Chọn được thời gian chiếu sáng trong.Chọn được thời gian mình ngắm bể thủy sinh trong ngày, ức chế rêu hại.
    2. Nhược điểm : cây không phát triển nhanh bằng cách một.

6.Phân nền

Phân nền là một phần không thể thiếu trong bể thủy sinh.Hồ ổn định , nước trong, cây cối cá tép có khỏe hay không đều nhờ vào phân nền [để tìm hiểu thêm công dụng phân nền bạn bấm vào đây để biết thêm].Phân nền thủy sinh hiện nay chủ yếu chia làm 2 loại :

  • Nền Công Nghiệp : loại này dễ chơi, dễ settup không sợ xì nền giống như nền trộn.Giá cao hơn nền trộn.Một số loại phân nền công nghiệp nhập khẩu như ADA, Control soil, Gex xanh … hay một số loại Việt Nam như Smekong , Aquafor thủy mộc, red highland..Thường thì khi chơi nền công nghiệp hay chơi thêm cốt nền để gia tăng tuổi thọ cho bể thủy sinh.Một số loại cốt nền thông dụng như Ada powersand,JBL…
  • Phân nền trộn : loại nền này được trồn từ đất ,bùn ,đất sét …Loại này nhiều dinh dưỡng , rẻ tiền nhưng khi set bẩn tay, dễ xì nền gây bụi , đục hồ.Dinh dưỡng nhiều nên dễ phát sinh rêu hại hơn.Nền này khi set thì phải đổ thêm ở trên lớp cát hoặc sỏi dày từ 3cm trở lên.Bạn có thể mua một số loại nền trộn tên tuổi như Nuphar, Magic Base, Lý Vũ…Khi mua bạn có thể nhờ cửa hàng thủy sinh tư vấn thêm về định lượng khi dùng.

7.Cung cấp Co2 cho bể thủy sinh

Cây thủy sinh cũng giống như cây cảnh , nó cần ánh sáng, phân nền thủy sinh và Co2.Vì vây, ta cần bổ sung thêm co2 vào bể thủy sinh vì lượng co2 có sẵn trong hồ là chưa đủ.Ta có thể bổ sung Co2 bằng những cách sau đây :

  1. Bình nén khí co2 :Cung cấp co2 là giải pháp tốt nhất thường được anh em trong giới thủy sinh sử dụng.Thường thì bình co2 làm bằng thép có loại 1,2,3,5,10 kg.Loại phổ biến nhất là bình co2 thép 3kg sử dụng từ 3 đến 4 tháng.Mỗi lần đi bơm lại từ 50K đến 100K.Ngoài ra còn có bình bằng nhôm cao cấp hơn, giá thành cao hơn.
  2. Co2 tự chế : Bạn có thể tự chế Co2 bằng nhiều cách khác nhau.Ưu điểm cách này là dễ làm, chi phí thấp nhưng có nhược điểm là không có tính ổn định, khó theo dõi và không thể quản lý vào ban đêm,tốn công.
  3. Co2 lỏng : Có nhiều cách bổ sung co2 từ các loại như Seachem excel, carbon liquid thủy mộc, viên sủi co2 …Loại này dễ sử dụng nhưng chỉ thích hợp với hồ nhỏ, có thể hỗ trợ hạn chế rêu tảo…

Kết luận : Tùy thuộc vào kích thước và điều kiện tài chính của bạn mà chọn loại thích hợp.Nhưng bắt buột là phải có co2 ổn định thì cây mới căng và bể thủy sinh ổn định ít rêu hại.Vì Co2 có ảnh hưởng đến đến độ PH của bể, nhất là co2 tích tụ vào đêm khi cây không quang hợp mà tiếp tục xả Co2 vào bể làm giảm độ PH ảnh hưởng rất nhiều đế cá tép và độ ổn định môi trường trong bể thủy sinh.Vì vậy, việc đầu tư một bộ van điện co2 để tắt/bật cùng với đèn là cần thiết.Việc cung cấp co2 vào bể thường tính đếm giọt, thường thì từ 2 đến 5 giọt trên giây tùy thuộc vào số lượng cây cối và cá tép trong bể.Chú ý đừng xả quá nhiều co2 vào bể sẽ dễ gây chết cá tép.

8.Chuẩn bị lũa, đá tạo bố cục.

Sau khi bạn chọn được bố cục, phong cách bể thủy sinh của bạn thì việc làm tiếp là chuẩn bị đá, lũa thích hợp .Phần này thì tùy thuộc vào bản thân mỗi người nên các bạn từ từ tìm hiểu dần dần qua các layout của các bạn đi trước hoặc qua một số mẫu layout mà chia sẽ tại đây.

9.Cây Thủy sinh.

Việc tiếp theo là chọn cây thủy sinh phù hợp với bố cục và phong cách bạn chọn.Phần này thì mình sẽ phân tích độ khó dễ từng loại những loạt bài cây thủy sinh sau này.

10.Phụ kiện

Ngoài những phần cơ bản ở trên thì chúng ta còn nhưng phụ kiện cơ bản giúp cho việc chăm sóc và vận hành bể dễ dàng hơn như :

  1. Timer giúp tắt/bật đèn dễ dàng
  2. Quạt/Chiller :một số bạn ở nơi có khí hậu nóng thì việc giữ nhiệt độ thích hợp từ 24-28 để cây thủy sinh  phát triển tốt, căng xanh hơn thì không thể thiếu quạt hoặc chiller.
  3. Dụng cụ vệ sinh bể và hút đáy tiện lợi cho việc thay nước định kỳ.
  4. Lọc ván giúp loại bỏ ván trên mặt, làm sạch bụi bận bề mặt.
  5. Sủi Oxi giúp cá tép khỏe hơn.

11.Chăm sóc bể thủy sinh.

Thay nước là một phần không thể thiếu trong việc chăm sóc và duy trì bể thủy sinh đẹp [bạn có tìm hiểu thêm công dụng việc thay nước cho bể thủy sinh tại đây].Trong tuần đầu sau khi settup thì bạn nên thay 30% nước mỗi ngày.Tuần thứ 2 thì thay từ 2 đến 3 lần , mỗi lần 30%.Từ các tuần tiếp theo các bạn nên duy trì mỗi tuần thay nước một lần 30%.

Trên đây là bài viết hướng dẫn cơ bản những gì cần thiết cho việc thiết lập một bể thủy sinh.Bài viết hơi dài nên sẽ còn nhiều thiếu xót.Chúng tôi sẽ từ từ nghiên cứu và bổ sung thêm.Chúc các bạn đồng ngư có một bể thủy sinh ưng ý nhất.Bài viết dựa vào kinh nghiệm bản thân trải nghiệm và nguồn từ anh Phạm Thành Văn [thuysinhaz] và tổng hợp từ các nguồn khác nhau trên google,các hội nhóm diễn đàn thủy sinh .

Video liên quan

Chủ Đề