Cầu Bính cao bao nhiêu mét

Cầu Bính là cây cầu bắc qua sông Cấm nối thành phố Hải Phòng với huyện Thủy Nguyên và đi ra tỉnh Quảng Ninh. Cầu Bính là cây cầu dây văng đẹp và hiện đại. Cầu có chiều dài 1.280 m, rộng 22,5 m, cho bốn làn xe cơ giới và hai làn xe thô sơ, chiều cao thông thuyền 25 m cho phép tàu 3.000 tấn qua lại, kết cấu dầm thép bêtông liên hợp, liên tục 17 nhịp, hai tháp cầu bằng bêtông cốt thép có chiều cao tới 101,6 m. Cầu được thiết kế theo đường cong để tạo dáng kiến trúc và thẩm mỹ, đường dẫn hai đầu cầu là đường cấp 1 đô thị.

Thông số kỹ thuật

  • là cầu dây văng dài gần 1,3 km
  • 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ
  • Cáp xiên đối xứng dài 1.280 m,
  • Chiều rộng cầu 22,5 m;
  • Độ tĩnh không thông thuyền là 25 m, có thể cho các tàu trọng tải 3.000D WT đi qua.

Lịch sử xây dựng

Kết cấu kiểu dây văng đàn hạc

Cầu Bính là cây cầu dây văng đẹp và hiện đại. Cầu có chiều dài 1.280 m, rộng 22,5 m, cho bốn làn xe cơ giới và hai làn xe thô sơ, chiều cao thông thuyền 25 m cho phép tàu 3.000 tấn qua lại, kết cấu dầm thép bêtông liên hợp, liên tục 17 nhịp, hai tháp cầu bằng bêtông cốt thép có chiều cao tới 101,6 m. Cầu được thiết kế theo đường cong để tạo dáng kiến trúc và thẩm mỹ, đường dẫn hai đầu cầu là đường cấp 1 đô thị.

Dự án xây dựng cầu Bính do liên doanh nhà thầu Ishikawajima Harima Heavy Industries Co., Ltd, công ty Shimizu và Sumitomo-Mitsui thực hiện trong vòng 32 tháng. Chủ đầu tư là Ban Quản lý các dự án cầu Hải Phòng, dưới sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hải Phòng.

Cầu Bính được xây dựng cách bến phà Bính 1.300 m, góp phần giải quyết tình trạng tắc nghẽn giao thông thường xuyên và đi lại khó khăn qua phà tại đây [phà Bính]. Ngoài ra, cây cầu này sẽ giúp cho sự phát triển và hình thành một khu đô thị mới của thành phố Hải Phòng ở khu vực phía bắc sông Cấm. Cùng với dự án xây dựng cầu Kiền trên đường quốc lộ 10, cầu Bính đóng góp một phần quan trọng trong việc kết nối Hải Phòng với Quảng Ninh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển mạng lưới giao thông miền Bắc và nền kinh tế của khu vực ven biển phía bắc Việt Nam.

Xây dựng cầu Bính [khởi công 1 tháng 9 năm 2002- khánh thành 13 tháng 5 năm 2005 do Chính phủ Nhật Bản giúp đỡ 943 tỷ đồng hay 7.426 triệu Yên thời điểm đó, bao gồm dịch vụ tư vấn giám sát xây dựng. Dự án được vay vốn ưu đãi của Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản [JBIC].

Sự cố

Đêm ngày 17/7/2010, do ảnh hưởng của cơn bão số 1, ba tàu biển đang neo đậu tại bến của Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng [Hải Phòng] đã bị gió bão giật đứt dây neo, trôi dạt tự do về phía cầu Bính, sau đó va đập mạnh và mắc kẹt dưới gầm cầu. Ba chiếc tàu gồm tàu Shinsung Accord [chủ tàu Hàn Quốc], trọng tải 17.500 tấn [được Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng hạ thủy giữa tháng 6/2010]; hai tàu còn lại là tàu container 1.700 TEU Vinashin Express 01 thuộc Công ty vận tải Biển Đông và tàu Vinashin Orient của Công ty cổ phần Công nghiệp tàu thủy Hải Dương đều đang neo đậu sửa chữa tại đây.

Đến 5 giờ 30 phút ngày 19/7/2010, bằng các biện pháp kỹ thuật, tàu Vinashin Orient đã được kéo ra khỏi gầm cầu Bính, đưa về vị trí an toàn tại Tổng công ty CNTT Bạch Đằng. Đây cũng là con tàu cuối cùng trong số 3 tàu bị mắc kẹt trên

Vụ va chạm đập mạnh vào cầu làm dầm cầu chính [đúc liên tục dài 1280m] bị vặn vỏ đỗ; hai bó cáp dây văng cầu bị bong lớp vỏ bọc, một mảng lan cầu bị biến dạng. Tháng 10/2010, các xe có trọng tải dưới 3,5 tấn và các loại xe khác chở đến 16 người đã tạm thời được cho phép thông qua cầu.

Ngày 27/5/2011, UBND TP Hải Phòng có quyết định phê duyệt Dự án đầu tư sửa chữa khôi phục cầu Bính với tổng mức đầu tư là 156 tỷ đồng. Theo dự kiến, đến tháng 11.2011 mới bắt đầu thi công sửa chữa, và cuối năm 2012 mới hoàn thành.

Cầu Bính hải phòng khánh thành năm nào ?

Công trình được Khởi công: Ngày 1 tháng 9 năm 2002.

Công trình được Khánh thành: Ngày 13 tháng 5 năm 2005

Cầu Bính bắc qua sông nào ?

Cây cầu Bắc qua sông Cấm, Cầu Bính là cây cầu bắc qua sông Cấm nối thành phố Hải Phòng với huyện Thủy Nguyên và đi ra tỉnh Quảng Ninh.

cầu bính dài bao nhiêu km ?

Cầu Bính/Tổng chiều dài: 1,28 km

Chiều cao: 102 m

Chiều rộng: 22 m

Cầu Bính Hải Phòng gắn liền với cư dân hai bên bờ sông Cấm

Cầu Bính là một trong những tuyến giao thông huyết mạch của thành phố Hải Phòng nối sang địa bàn huyện Thủy Nguyên. Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của thời gian, đây vẫn được xem là cây cầu quan trọng, góp phần rất lớn trong việc giao thương và phát triển văn hóa, kinh tế của thành phố hoa phượng đỏ.

Cầu Bính là một trong 3 cây cầu quan trọng bắc ngang qua sông Cấm. Cầu nối liền giữa huyện Thủy Nguyên với thành phố Hải Phòng. Đây là cây cầu dây văng đẹp nhất của thành phố cảng. Thiết kế cầu theo hướng đường cong thẩm mỹ, tạo nên nét kiến trúc hiện đại và tinh tế. Đường dẫn của hai đầu cầu cũng chính là đường cấp 1 đô thị.

Cầu Bính từ khi hoàn thành và đi vào hoạt động đến nay đã 15 năm. Với tổng chiều dài gần 1.3km và chiều rộng 22.5m, cầu cho phép nhiều phương tiện vận tải lưu thông liên tục hằng ngày với sức tải lớn.

Công trình được khởi công vào ngày 1 tháng 9 năm 2002 và khánh thành vào năm 2005 cùng với sự giúp đỡ từ chính phủ Nhật Bản: 943 tỷ đồng tương đương giá trị 7.426 triệu Yên vào thời điểm đó, bao gồm cả dịch vụ giám sát tư vấn xây dựng.

Công trình cầu Bính được hoàn thành trong vòng 32 tháng do liên doanh nhà thầu công ty Shimizu, Ishikawajima Harima Heavy Industries Co và Sumitomo- Mitsui, Ltd thực hiện. Ban quản lý các dự án cầu Hải Phòng làm chủ đầu tư dự án dưới sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hải Phòng.

Ý nghĩa của việc xây dựng cầu Bính
Cầu được xây dựng cách bến Phà Bính khoảng 1.3km, góp phần giúp việc đi lại khó khăn của người dân qua phà và tình trạng ách tắc giao thông được giảm thiểu đáng kể. Đồng thời, nhờ sự có mặt của cầu Bính, khu đô thị mới tại khu vực phía Bắc sông Cấm, thành phố Hải Phòng đã được hình thành và ngày một phát triển hơn.

Song song cùng với việc xây dựng cầu Kiền, cầu Bính trở thành nhịp cầu nối, phát triển giao thông liên vùng. Cầu tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội tại các khu vực lân cận ven và góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông miền Bắc.

Thông tin kỹ thuật Kiểu cầu: Cầu dây văng Chiều dài cầu: 1.280 m Chiều rộng cầu: 22,5m Nhịp bê tông cốt thép liên hợp: 17 Chiều cao hai tháp cầu: 101,6 m Làn xe cơ giới: 4 Làn xe thô sơ: 2 Độ tĩnh khi không thông thuyền: 25m Giới hạn tải: 3.000 DWT Sự cố ngày 17/7/2010 Dù đã trải qua nhiều biến cố nhưng cầu Bính vẫn là điểm kết nối 2 bên bờ sông Cấm

Do ảnh hưởng từ cơn bão số 1, trong đêm ngày 17/7/2010, ba chiếc tàu biển đang neo đậu tại bến thuộc Tổng công ty Công Nghiệp tàu thủy Bạch Đằng thành phố Hải Phòng bất ngờ bị gió bão giật đứt phần dây neo. Sau đó, cả ba tàu trôi dạt tự do về phía cầu Bính. Do có sự va đập mạnh nên tàu đã mắc kẹt dưới gầm cầu. Ba chiếc tàu bao gồm:

Sáng 3/5, tại thành phố Hải Phòng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ thông xe kỹ thuật Dự án đầu tư xây dựng nút giao Nam Cầu Bính.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu thực hiện nghi thức khánh thành. Ảnh VGP/Quang Hiếu

Được biết Dự án đầu tư xây dựng nút giao Nam Cầu Bính được khởi công xây dựng vào ngày 2/9/2018 và phải đảm bảo hoàn thành vào đúng dịp 13/5/2020 chào mừng Kỷ niệm 65 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng.

Ảnh VGP/Quang Hiếu

Nút giao thông nam cầu Bính là nút giao đầu tiên tại Hải Phòng được thiết kế xây dựng là một nút giao lập thể khác mức ngã 6 với 3 tầng: tầng ngầm, tầng mặt và cầu vượt.

Tầng hầm nối từ đường Bạch Đằng xuyên qua đường sắt đến đường Hồng Bàng, tầng mặt được cải tạo lại hiện trạng và cầu vượt nối từ đường cầu Bính vượt qua đường Hồng Bàng đến sông Rế [thuộc huyện An Dương].

Ảnh VGP/Quang Hiếu

Với tổng mức đầu tư gần 1500 tỷ đồng, quy mô của dự án trong phạm vi nút giao bao gồm cải tạo đường Hồng Bàng có bề rộng nền đường lên đến 50 m, cải tạo đường Bạch Đằng nền đường 45,5 m, đường dẫn vào nút [phía cầu Bính] có bề rộng nền đường 41 m, kết cấu mặt đường cấp cao A1.

Đối với hạng mục cầu vượt, dự án xây dựng cầu vượt trực thông nhiều nhánh. Từ cầu Bính đi đường vành đai 2 gồm 14 nhịp bản đổ tại chỗ, tổng chiều dài cầu khoảng 432,2 m, kết cấu dầm bản rỗng bằng bê tông dự ứng lực.

Ảnh VGP/Quang Hiếu

Nhánh từ cầu Bính đi đường Hồng Bàng có 4 nhịp bản đổ tại chỗ, chiều dài cầu 123,1 m, tường chắn đầu cầu dài 70 m, kết cấu dầm bản rỗng bằng bê tông dự ứng lực. Nhánh đường Hồng Bàng - cầu Bính đi theo vòng xoay lên cầu vượt gồm 5 nhịp bản đổ tại chỗ, chiều dài cầu 120 m.

Hạng mục hầm chui từ đường Bạch Đằng vào đường Hồng Bàng chui dưới đường sắt có phần hầm kín dài 190 m, phần hở 2 đầu hầm dài 140 m, tường chắn 2 đầu hầm dài 40 m bằng bê tông cốt thép. Mặt cắt ngang hầm rộng 15 m, trong đó phần mặt đường 11,5 m, đường công vụ có 2 làn, mỗi làn rộng 0,75 m.

Ảnh VGP/Quang Hiếu

Nút giao thông được khánh thành sẽ góp phần cải tạo điều kiện giao thông tại cửa ngõ phía Tây Bắc của thành phố, nâng cao năng lực khai thác cầu Bính, thuận lợi kết nối trong khu vực với quốc lộ 5, quốc lộ 10 và khu đô thị Bắc sông Cấm trong tương lai…

Phối cảnh nút giao nam Cầu Bính.

Đồng thời, từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông thành phố theo quy hoạch, tạo tiền đề đầu tư phát triển trung tâm đô thị Hải Phòng khang trang, hiện đại bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững và giảm thiểu ùn tắc, tai nạn giao thông.

Sự kết nối đa dạng từ nút giao thông này không chỉ tạo thuận lợi cho người dân mà còn đáp ứng quá trình chỉnh trang đô thị tại quận Hồng Bàng và thành phố./.

Theo Baotainguyenmoitruong [Quang Hiếu]

Video liên quan

Chủ Đề