Có nên đặt vòng tránh thai không

  • Sản khoa
  • Phụ khoa
  • Tránh thai

Câu hỏi:

[Visited 34.462 times, 2 visits today]

Trả lời:

Đặt vòng tránh thai là biện pháp tránh thai an toàn và rất hiệu quả. Vậy khi nào thì nên đặt vòng tránh thai? Những điều cần lưu ý sau khi đặt vòng là gì? 

1. Vòng tránh thai là gì?

Vòng tránh thai [Ảnh: Internet]

Vòng tránh thai còn được gọi là dụng cụ cổ tử cung. Đây là một dụng cụ bằng nhựa, có hình chữ T, được gắn một vòng nhỏ ở dưới cùng hoặc bằng đồng được đặt vào trong lòng tử cung của bạn.

Có hai loại vòng tránh thai phổ biến là vòng tránh thai đồng và vòng tránh thai nội tiết.

2. Tác dụng của vòng tránh thai

Sau khi vào cơ thể, vòng tránh thai sẽ làm thay đổi môi trường của nội mạc tử cung. Điều này ngăn tinh trùng tiếp xúc với trứng, ngăn trứng làm tổ trong tử cung và phát triển thành bào thai. Khi đã đặt vòng tránh thai, bạn hoàn toàn có thể quan hệ tình dục bình thường.

Vì vậy, những trường hợp có thai hoặc nghi ngờ có thai hoặc các bạn trẻ muốn có con trong khoảng thời gian ngắn sắp tới không nên đặt vòng tránh thai mà nên sử dụng các biện pháp tránh thai khác như bao cao su.

3. Quá trình đặt vòng được thực hiện như thế nào?

3.1. Trước khi đặt vòng

Việc đặt vòng tránh thai có thể sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập sâu bên trong nếu người phụ nữ đang bị các bệnh viêm nhiễm. Vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng nặng hơn vùng chậu, gây viêm dính vòi trứng, dẫn đến vô sinh sau này. Vì vậy, trước khi thực hiện thủ thuật, người phụ nữ sẽ được khám phụ khoa để đảm bảo bạn có đủ điều kiện sức khỏe để làm thủ tục.

Những trường hợp bị viêm nhiễm hoặc mắc các bệnh phụ khoa thì sẽ phải điều trị triệt để trước khi tiến hành đặt vòng.

3.2. Quá trình đặt vòng

  • Vòng được gấp nhỏ lại và đặt vào trong một cái ống có piston bằng chất dẻo rất nhỏ, có đường kính bằng que diêm, đưa vào cổ tử cung của người phụ nữ.
  • Bác sĩ ấn vào piston, đẩy vòng tránh thai vào hốc tử cung.
  • Vòng mở ra.
  • Bác sĩ tiến hành rút ống ra và cắt sợi dây [các bác sĩ sẽ để lại 1 đoạn dây dài khoảng 5cm bên ngoài cổ tử cung]
  • Thời gian thực hiện thủ thuật diễn ra trong khoảng 5 đến 10 phút.

4. Thời điểm đặt vòng tốt nhất

Thời điểm tốt nhất để đặt vòng tránh thai là ngay sau khi hết kinh nguyệt hoặc 6 tuần sau khi sinh hoặc ngay sau khi hút thai.

5. Một số ưu điểm của vòng tránh thai

  • Hiệu quả tránh thai cao [98 – 99%]
  • Hiệu quả tránh thai ngay lập tức và lâu dài [5 – 10 năm]
  • Không làm ảnh hưởng tới các sinh hoạt cuộc sống và sinh hoạt vợ chồng
  • Không gây khó chịu cho người phụ nữ
  • Ít tốn kém
  • Không ảnh hưởng tới khả năng mang thai sau này. Khi muốn có thai trở lại, bạn chỉ cần tới các cơ sở y tế để tháo vòng tránh thai và có thể mang thai lại.
  • An toàn tuyệt đối khi cho con bú

6. Một số tác dụng phụ sau khi đặt vòng tránh thai

  • Có thể bị rong kinh, đau bụng và khí hư ra nhiều hơn trong kỳ kinh nguyệt
  • Sau khi đặt vòng xong, một số người sẽ có cảm giác bị chuột rút, hơi đau lưng hoặc đau đầu
  • Co thắt tử cung
  • Nếu vòng tránh thai không phù hợp với cơ thể, bạn sẽ có dấu hiệu tụt cân, gầy đi. Trong trường hợp này, bạn nên tháo vòng và sử dụng các biện pháp tránh thai khác như sử dụng thuốc tránh thai, bao cao su, …

xem thêm: 12 trường hợp không nên dùng thuốc tránh thai

7. Lưu ý sau khi đặt vòng

7.1. Những điều cần tránh sau khi đặt vòng

  • Ngay sau khi đặt vòng, người phụ nữ nên nằm nghỉ ngơi ít nhất 1 tiếng. Không làm việc nặng nhọc sau khi đặt vòng ít nhất 1 tuần.
  • Không ngâm mình trong nước trong thời gian dài.
  • Nên tránh quan hệ tình dục ít nhất 2 tuần sau khi đặt vòng.

7.2. Tự kiểm tra vòng tránh thai

  • Bác sĩ sẽ để lại 1 đoạn dây dài khoảng 5cm, bạn có thể tự kiểm tra vòng tránh thai sau mỗi kỳ kinh nguyệt bằng cách kiểm tra sợi dây này để biết tình trạng hiện tại của vòng.
  • Rửa thật sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi kiểm tra vòng.
  • Bằng cách cho ngón tay vào âm đạo, bạn có thể kiểm tra được dây vòng.
  • Nếu dây ngắn hơn bình thường, rất có thể vòng đã bị lệch chỗ, nếu không thấy sợi dây, có thể vòng đã bị tuột.

8. Cần tới gặp bác sĩ khi có các dấu hiệu sau: 

  • Bị sốt cao, sụt cân sau khi đặt vòng
  • Nghi ngờ vòng bị tuột
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Rong kinh, khí hư có mùi khó chịu
  • Chậm kinh hoặc nghi ngờ có thai

Viễn Trinh [Thầy thuốc Việt Nam]

[Visited 34.462 times, 2 visits today]

[Visited 34.462 times, 2 visits today]

Trước khi định áp dụng một biện pháp tránh thai an toàn, chị em phụ nữ nên gặp bác sỹ để được tư vấn. Ảnh: Dương Ngọc

Vòng tránh thai có nhiều ưu điểm

Chị Trần Hà Thảo [31 tuổi, ngụ quận Ninh Kiều – TP Cần Thơ] sinh con gái đầu lòng được tròn năm, chuẩn bị theo chồng sang nước ngoài sinh sống. Chị đang phân vân lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp, có tác dụng tránh thai lâu dài nhưng không ảnh hưởng đến nội tiết tố. Chị Thảo định chọn đặt vòng tránh thai, tuy nhiên, mẹ chị từng đặt vòng, lại bị tác dụng phụ là kỳ kinh kéo dài, lượng máu nhiều khiến chị “ngán ngại”, bối rối không biết nên chọn biện pháp nào? Còn chị Mai Thùy Quyên [35 tuổi, ngụ quận Bình Thủy] chia sẻ, chị cảm thấy “thoải mái” hơn khi chọn biện pháp đặt vòng tránh thai. Trước đó, chị Quyên có thử các biện pháp khác như bao cao su, thuốc tránh thai nhưng cứ phập phồng sợ mang thai ngoài ý muốn.

Theo bác sĩ CKII Nguyễn Thị Bé Năm, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc SKSS/KHHGĐ TP Cần Thơ: Cùng với các biện pháp tránh thai hiện đại khác thì vòng tránh thai phù hợp cho đa số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, với hiệu quả cao, đặc biệt không ảnh hưởng nội tiết tố của chị em. Vòng tránh thai có nhiều ưu điểm như: Hiệu quả tránh thai cao từ 97% – 99%; thao tác đặt vào tử cung và lấy ra dễ dàng. Đặt một lần tránh thai nhiều năm [từ 8 – 10 năm]; không ảnh hưởng đến “chuyện gần gũi”. Các bà mẹ giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ không ảnh hưởng việc tiết sữa. Vòng tránh thai không ảnh hưởng việc quan hệ vợ chồng. Một điều được nhiều chị em quan tâm là chi phí thực hiện biện pháp tránh thai này tương đối rẻ [280.000 đồng/ca đặt vòng]. Hiện nay, 2 loại vòng thông dụng là: Tcu 380-A và Tcu 375 [Multiload].

Thời điểm thích hợp nhất để đặt vòng

Thời gian thực hiện thủ thuật đặt vòng rất nhanh, không quá 5 phút. Chị em muốn đặt vòng, cần đến cơ sở y tế có đủ điều kiện, với cán bộ y tế được đào tạo kỹ năng. Trường hợp chị em vừa hút lấy thai, sau sạch kinh nên thủ thuật vì khi này đặt vòng vào sẽ nhẹ nhàng hơn so với những thời điểm khác trong chu kỳ kinh. Sau đặt vòng, chị em cần nằm nghỉ tại chỗ khoảng nửa giờ và tuần lễ đầu nên nghỉ ngơi, làm việc nhẹ [không quá 10kg]; uống thuốc theo chỉ dẫn của cán bộ y tế. Nếu đau bụng, chườm nóng bụng dưới [có thể dùng thuốc giảm đau thông thường]; kiêng giao hợp trong một tuần. Tình trạng kinh nguyệt có thể bất thường trong 2 – 3 tháng đầu, sau đó sẽ trở lại bình thường. Dấu hiệu thường gặp là lượng máu kinh người đặt vòng nhiều hơn bình thường, không ảnh hưởng sức khỏe cũng như tinh thần. Tuy nhiên, nếu lượng máu kinh hàng tháng có kèm máu cục, chị em nên trở lại cơ sở y tế khám. Giai đoạn đầu đặt vòng, để dự phòng thiếu máu, chị em có thể uống thêm viên sắt mỗi ngày, chú ý chế độ ăn uống với các thực phẩm chứa nhiều chất sắt như: rau dền, mồng tơi, gan động vật…

Thời điểm thích hợp nhất để đặt vòng: Đặt bất kỳ ngày nào trong vòng kinh khi chắc chắn là không có thai; đặt sau khi sạch kinh [ngày kinh cuối cùng còn ra ít máu]; đặt sau sinh 6 tuần [không cần chờ có kinh lại]; ngay sau 6 tháng khi nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, chưa có kinh trở lại; ngay sau khi hút lấy thai. Tuy nhiên, vòng tránh thai chống chỉ định đối với những trường hợp như: Rong kinh, lượng kinh nhiều, đau bụng kinh nặng, rong huyết chưa rõ nguyên nhân hoặc đang mắc các bệnh viêm nhiễm cấp tính cổ tử cung, thân tử cung; chị em mắc bệnh tim, suy thận, mắc bệnh phổi mãn tính; ung thư sinh dục; nghi ngờ có thai.

Ngoài những chị em “ngán ngại” đặt vòng tránh thai do những thông tin truyền miệng về tác dụng phụ mà chưa hiểu toàn diện về biện pháp này, nhiều người khi đã đặt vòng tránh thai một thời gian dài nhưng không kiểm tra sức khỏe sinh sản định kỳ. Theo chuyên gia sản khoa, chị em cần kiểm tra tình trạng vòng có đúng vị trí, tránh để hết hạn sử dụng, ảnh hưởng hiệu quả tránh thai. Cộng tác viên dân số cần tăng cường tuyên truyền cụ thể hơn về vòng tránh thai, ưu điểm và tác dụng có thể gặp phải, để chị em lựa chọn biện pháp tránh thai an toàn, phù hợp, hiệu quả, giúp giữ lửa hôn nhân.

Nhóm đối tượng không nên đặt vòng tránh thai

Những chị em thuộc nhóm đối tượng dưới đây thì cần tránh đặt vòng tránh thai và tìm một biện pháp khác để không ảnh hưởng sức khỏe.

– Mắc chứng viêm vòi trứng dù đã khỏi, hoặc bị viêm vòi trứng [nhiễm trùng nhiều lần, quan hệ tình dục với nhiều người].

– Có những dị ứng của các tế bào ở cổ tử cung.

– Bị thiếu máu hoặc bị xuất huyết, viêm nhiễm hay đông máu trong một thời gian dài hoặc các tình trạng rối loạn về máu khác.

– Nghi ngờ bị ung thư phụ khoa, bị u xơ bên trong tử cung hoặc những polip [phải cắt bỏ].

– Xuất huyết ở bộ phận sinh dục mà không tìm được nguyên nhân.

– Một chứng bệnh tim nghi ngờ dẫn đến viêm màng trong của tim.

– Tạm thời bị một nhiễm trùng nhỏ tại chỗ.

Chị em nên đi khám phụ khoa trước khi đặt vòng để được bác sĩ tư vấn thêm và chọn loại vòng thích hợp nhất với mình.

Thu Sương

Video liên quan

Chủ Đề