Câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng điện máy

Khi tham dự một buổi phỏng vấn, đôi lúc tâm trạng căng thẳng khiến nhiều người trở nên lúng túng với cả những câu hỏi thông dụng nhất. Hoặc cũng có thể phỏng vấn viên là những người rất giỏi nắm bắt tâm lý và sẽ đưa ra một số tình huống khó bất ngờ để xem xét khả năng xử trí của ứng viên đến đâu. Vậy ngoài việc phải chuẩn bị tinh thần thật tốt trước những lần phỏng vấn, hãy tìm hiểu thêm một số dạng câu hỏi khó nhằn mà phỏng vấn viên có thể sử dụng đến để bạn có thể tập luyện tại nhà nhằm vượt qua thử thách thật thành công nhé. Cùng CareerBuilder.vn tham khảo đó là những câu hỏi gì và cách xử trí ra sao ngay sau đây.

HÃY CHO CHÚNG TÔI BIẾT CÔNG VIỆC NHÀM CHÁN NHẤT BẠN ĐÃ TỪNG ĐẢM NHẬN

"BẪY": Phỏng vấn viên đang muốn xem bạn sẽ mô tả cụ thể công việc đó đến đâu và tại sao bạn thấy chán nhưng vẫn chấp nhận làm. Nếu bạn đưa ra quá nhiều dữ kiện, hình ảnh của bạn cũng dễ bị phỏng vấn viên mặc định gắn liền với một người không mấy thú vị.

PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜI: Quan điểm của bạn là bạn không cho phép bản thân mình phát triển một cách nhàm chán, không có định hướng trong công việc nên thật ra bạn cũng sẽ không hiểu liệu có ai đó lại đồng ý đảm nhận hoặc cứ mãi gắn bó với một công việc gây chán chường nào đó.

VÍ DỤ: Có thể tôi khá may mắn nhưng tôi chưa từng cảm thấy chán công việc của mình mà luôn tìm cách để nó trở nên thú vị hơn. Công việc nào cũng sẽ có thử thách và những khúc mắc đòi hỏi bản thân mình phải dùng nhiệt huyết và năng lượng cùng những kỹ năng phù hợp để giải quyết vấn đề. Nên nếu ai đó cảm thấy chán thì có lẽ họ vẫn chưa đủ quyết tâm để vận dụng hết khả năng của mình chăng?

BẠN CÓ TỪNG XIN NGHỈ NHIỀU NGÀY TRONG CÔNG VIỆC TRƯỚC ĐÂY CỦA MÌNH?

"BẪY":Trong trường hợp bạn đã từng gặp rắc rối với công ty cũ vì vấn đề nghỉ dài ngày, bạn sẽ khó tránh né hay quanh co bởi phỏng vấn viên dễ dàng nhận ra được cũng như có cách để kiểm tra lại thông tin.

PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜI: Nếu việc nghỉ phép dài ngày của bạn trước đây được công ty chấp thuận và không để lại hậu quả gì nghiêm trọng, bạn chỉ cần trung thực và nhấn mạnh vào việc ngoài khoảng thời gian đó thì bạn vẫn luôn được ghi nhận tốt về việc tuân thủ giờ giấc làm việc trong công ty. Còn nếu bạn đã từng gặp rắc rối vì vấn đề nghỉ dài ngày, hãy làm giảm mức độ nghiêm trọng của nó bằng cách giải thích rõ đó là tình huống bất khả kháng và bạn đã thoả thuận được với công ty về phương án khắc phục.

VÍ DỤ: Ngoại trừ tình huống khó xử vào năm ngoái khi tôi buộc phải nghỉ dài ngày để giải quyết việc cá nhân sau khi đã trình bày và được công ty đồng ý thì giờ công việc của tôi đã trở lại guồng quay bình thường. Tôi nghĩ việc chấp hành nội quy làm việc của công ty khá quan trọng vì nó liên quan đến nhiều người khác nữa, trừ những trường hợp bất khả kháng thì cần có sự thoả thuận với công ty để có phương án xử lý tốt cho cả đôi bên.

TÔI NGHĨ BẠN CHƯA CÓ ĐỦ KINH NGHIỆM MÀ CHÚNG TÔI ĐANG TÌM KIẾM Ở ỨNG VIÊN

"BẪY": Đây có thể là câu hỏi khiến bạn "được ăn cả, ngã về không". Có thể phỏng vấn viên khá thích những gì đã trao đổi với bạn nhưng lại vẫn còn một điều gì đó chưa hoàn toàn hài lòng và bạn sẽ cần phải đưa ra được cú chốt thuyết phục nhất.

PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜI: Trong nhiều trường hợp, câu hỏi này không có nghĩa là phủ nhận khả năng của bạn, thậm chí bạn có thể có cả bằng cấp mà nhà tuyển dụng yêu cầu nhưng kinh nghiệm thực tế của bạn lại đang hơi yếu một chút ở khía cạnh nào đó. Vì vậy, đừng phủ nhận ý kiến của phỏng vấn viên mà hãy trình bày rõ ràng hơn đó là thử thách bạn sẽ vượt qua được bằng cách vận dụng các thế mạnh khác của bản thân.

VÍ DỤ: Tôi nghĩ ở thời điểm này có thể kinh nghiệm trong việc lên kế hoạch cho các sự kiện của mình chưa hoàn hảo như mong muốn của công ty nhưng trong thực tế mọi thử thách của công việc đều đòi hỏi bản thân mỗi người phải vận dụng nhiều thế mạnh và khả năng khác nhau của mình kết hợp lại để giải quyết vấn đề chứ không chỉ là sử dụng một kinh nghiệm đơn lẻ nào đó. Vì vậy, tôi tự tin mình là người biết nắm bắt tình huống để có hướng xử lý tốt nhất và hiểu rõ kỹ năng nào mình đang sở hữu sẽ phục vụ tốt điều này.

BẠN CÓ THỂ ĐÓNG GÓP ĐƯỢC GÌ CHO CÔNG TY NẾU CHÚNG TÔI NHẬN BẠN VÀO LÀM

"BẪY": Dù cho bạn là ứng cử viên sáng giá đến đâu, thật khó để đưa ra câu trả lời chính xác trong tình huống này bởi nó phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh thực tế của công ty như thế mạnh của công ty là gì, những người quản lý hay nhân viên chủ chốt có năng lực ra sao, tình hình kinh doanh và các phương thức vận hành, v.v. Hơn nữa, dù cho phỏng vấn viên và bạn có cuộc thảo luận thoải mái đến đâu thì bạn vẫn đang là người ngoài cuộc cho đến khi trở thành nhân viên chính thức. Vì vậy, một câu trả lời quá tự tin và chắc chắn lúc này nhiều khả năng sẽ trở thành con dao hai lưỡi có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả phỏng vấn sau cùng.

PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜI: Bạn hãy thẳng thắn nêu rõ quan điểm mình là người thực tế và cần phải có những dữ liệu chính xác trước khi đưa ra được đề nghị theo đúng tình hình và nhu cầu của công ty.

VÍ DỤ: Thật sự thì kể cả khi tôi là một bác sỹ giỏi, tôi cũng không thể đưa ra bất kỳ phán đoán nào với bệnh nhân khi chưa có trong tay kết quả xét nghiệm. Vì vậy, nếu công ty nhận tôi vào làm, điều tôi có thể chắc chắn là sẽ nghiêm túc dành thời gian để nghiên cứu kỹ hơn mọi thứ về tình hình kinh doanh và các hoạt động trong công ty, tham gia và lắng nghe thận trọng trong những buổi họp chuyên môn với các thành viên liên quan để cảm nhận được rõ ràng những gì công ty đang theo đuổi và từ đó đưa ra đề xuất mọi thứ có thể được cải thiện như thế nào, cụ thể ra sao. Còn trong khuôn khổ buổi phỏng vấn này, từ những thông tin do anh/chị cung cấp, tôi có thể một lần nữa khẳng định là mình tự tin sở hữu những kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp để đảm nhận vị trí đang tuyển dụng và hy vọng tôi sẽ có cơ hội nhanh chóng bổ sung vào chỗ khuyết nhân sự này.

CareerBuilder Vietnam

Đâu là những câu hỏi phỏng vấn thường gặp hay được các nhà tuyển dụng thông thái sử dụng phỏng vấn ứng viên của mình? Với 20 câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh dưới đây, bạn sẽ học hỏi được thêm những kỹ năng và kinh nghiệm phỏng vấn cần có để nhận diện được các ứng viên tài năng và sáng giá nhất.

Có rất nhiều ứng cử viên tham gia phỏng vấn vị trí nhân viên kinh doanh nhưng không phải ai cũng có thể thành công vì một trong những lý do nào đó như không có chuyên môn, không nhanh nhạy, vô tổ chức, quá hung hăng hay không đủ mạnh mẽ, lập trường…

Nếu bạn không muốn sở hữu những nhân viên không phù hợp như vậy thì nên chắc chắn hơn trong những câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh khi tuyển dụng. Những câu trả lời sẽ tiết lộ “bản chất” của ứng viên sáng giá, bạn sẽ có căn cứ tốt hơn để lựa chọn một cách dễ dàng và đúng đắn.

TOP 20 câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh khi tuyển dụng

20 câu hỏi phỏng vấn thường gặp khi tuyển dụng nhân viên bán hàng

1. Ý kiến của bạn về tầm quan trọng của việc học hỏi trong kinh doanh là gì?

Câu hỏi này sẽ cho thấy ứng cử viên của bạn có cầu tiến và mong muốn học hỏi ít nhất là trong lĩnh vực bán hàng hay không.

2. Hãy giải thích một điều gì đó…?

Đây thực ra không phải là một câu hỏi nhưng nó sẽ giúp bạn đánh giá xem ứng cử viên có thái độ tích cực hay không.

3. Bạn sẽ làm gì khi không hoàn thành doanh số tháng hoặc không có khách hàng hài lòng?

Cách các ứng cử viên giải quyết việc này sẽ cho thấy sự quyết tâm cũng như phong cách làm việc của họ. Sẽ không ngạc nhiên nếu như một “nhân tài” trả lời rằng họ cần kiểm điểm lại bản thân và đặt mục tiêu SMART cho tháng tới để bù lại tháng “thất bát” vừa rồi?

4. Bạn sẽ tiếp cận chu kỳ bán hàng ngắn hạn và chu kỳ bán hàng lâu dài như thế nào?

Chu kì ngắn nghĩa là chốt đơn hàng nhanh chóng, chu kỳ dài lại đòi hỏi cách tiếp cận cẩn thận hơn. Chúng hoàn toàn khác nhau và các ứng cử viên của bạn nên nhận ra và có cách tiếp cận phù hợp.

5. Khi nào bạn ngừng theo đuổi một khách hàng?

Câu trả lời hay ở đây sẽ phụ thuộc vào chiến lược của công ty bạn nhưng nói chung kiên trì và nỗ lực hơn sẽ là một nhân viên kinh doanh tốt.

TOP 20 câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh khi tuyển dụng

6. Bạn thoải mái nhất khi bán cho ai và vì sao?

Bạn hãy lắng nghe xem họ trả lời với một mô tả người mua lý tưởng hoặc cá nhân đặc biệt trong quá trình mua hàng như thế nào. Sau đó đánh giá về cách nhìn nhận của các ứng cử viên về đối tượng khách hàng đặc thù trong lĩnh vực của bạn.

7. Điều bạn yêu thích nhất trong quá trình bán hàng là gì?

Nếu điều họ yêu thích nhất là một phần quan trọng trong công ty của bạn thì đó sẽ là một phiếu bầu cho ứng cử viên đó. Câu hỏi cũng có thể cảnh báo bạn về các khía cạnh hạn chế của bên mình để xem xét.

8. Điều gì sẽ là động lực cho bạn?

Tiền bạc, thành tích, lợi ích cho khách hàng… trong số những điều đó sẽ là những câu trả lời tiềm năng cho câu hỏi này. Và câu trả lời hay sẽ xoay quanh văn hóa công ty của bạn. Ví dụ nếu làm việc theo nhóm là quan trọng nhất trong đội ngũ bán hàng của bạn thì một ứng viên được thúc đẩy bởi sự cạnh tranh nội bộ có thể sẽ không phù hợp.

9. Đích đến cuối cùng trong sự nghiệp của bạn là gì?

Thiếu cơ hội phát triển sẽ là một trong những lý do hàng đầu khiến nhân viên bán hàng của bạn tìm một công việc mới khác. Nếu ứng viên thể hiện một mong muốn theo đuổi sự nghiệp mà công ty của bạn không thể cung cấp, bạn có thể xem xét về việc nhận ứng viên đó.

10. Bạn hãy nêu ra 3 tính từ mà một cựu khách hàng đã sử dụng để mô tả về bạn?

Lắng nghe sẽ là đức tính tốt đối với hầu hết tất cả các công việc và nhân viên kinh doanh không ngoại lệ. Một nhân viên bán hàng cần biết được mình như thế nào và khách hàng đánh giá mình ra sao. Đây cũng là cách để bạn biết được những điểm mạnh, yếu của ứng cử viên.

TOP 20 câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh khi tuyển dụng

11. Làm thế nào để bạn giữ nụ cười trên khuôn mặt của bạn trong một ngày?

Thẩm định thái độ của ứng viên trong việc tiếp xúc với khách hàng. Câu hỏi này giúp bạn biết được sự lạc quan của ứng viên đến đâu, họ sẽ dễ dàng thoát khỏi sự khó chịu, làm việc một cách tích cực hay không…

12. Điều gì khiến bạn muốn ứng tuyển vào vị trí nhân viên bán hàng?

Hỏi để hiểu rõ hơn về mục tiêu cũng như động lực của ứng viên khi ứng tuyển vào vị trí nhân viên bán hàng.

13. Đã bao giờ bạn thất bại và làm thế nào để bạn giải quyết nó?

Ai cũng sẽ từng thất bại, dù lớn hay nhỏ vì vậy hãy cẩn thận với những người tuyên bố họ chưa bao giờ thất bại. Không có gì sai hay ngạc nhiên với sự thất bại tạm thời, quan trọng là họ đã vực dậy như thế nào và học hỏi, rút kinh nghiệm ra sao.

14. Bạn nghĩ công ty/đội ngũ bán hàng của chúng tôi có thể làm gì để cải thiện tốt hơn?

Câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng này có 2 mục đích: có bao nhiêu các ứng cử viên có nghiên cứu về công ty của bạn trước khi tham gia phỏng vấn và nó thể hiện tư duy sáng tạo và khả năng kinh doanh của họ.

15. Bạn dành bao nhiêu thời gian nuôi dưỡng khách hàng so với “săn” khách hàng mới, tại sao?

Một số công ty mong muốn và đề cao việc giữ chân khách hàng hơn là tìm kiếm khách hàng mới hoặc ngược lại hoặc song song 50-50. Và chiến lược đó cần được thông suốt trong tư tưởng của nhân viên ngay từ đầu.

TOP 20 câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh khi tuyển dụng

16. Bạn đã bao giờ hỏi một khách hàng tiềm năng nhưng không mua hàng từ bạn để nghe giải thích vì sao bạn thất bại trong hợp đồng đó? Họ nói gì và bạn học được kinh nghiệm gì từ đó?

Theo dõi những thỏa thuận để học hỏi làm thế nào để làm tốt hơn những lần sau sẽ tăng tỷ lệ chiến thắng trong tương lại. Một nhân viên bán hàng cần có thời gian để học hỏi từ cả những thành công và thất bại của họ có thể sẽ là một sự bổ sung giá trị lớn cho nhóm của bạn.

17. Bạn nghĩ phương tiện truyền thông xã hội có vai trò gì trong quá trình bán hàng của bạn?

Truyền thông xã hội đang trở thành tâm điểm trong tất cả các ngành công nghiệp. Nếu ứng viên không sử dụng các kênh xã hội để nghiên cứu triển vọng hoặc tìm kiếm cơ hội tức là họ đã đi chậm hơn cho với những yêu cầu của bạn ở hiện tại.

18. Bạn nghĩ sao về sự hợp tác trong một đội ngũ bán hàng?

Hợp tác có thể ít quan trọng tại một số tổ chức nhưng các ứng viên không sẵn sàng hợp tác với các thành viên khác sẽ làm cho công việc trở nên khó chịu và khó làm cho nhóm của bạn đi lên toàn diện được.

19. Bạn sẽ ấp ủ mục tiêu của bạn cho đến khi “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” như thế nào?

20. Nếu bạn được tuyển vào vị trí này, bạn sẽ làm gì trong tháng làm việc đầu tiên?

Các ứng viên cần có một số kế hoạch để hành động ngay khi tham gia vào công ty của bạn. Đây là một câu hỏi đánh giá sự chuẩn bị cũng như sự sẵn sàng cống hiến cho công ty ngay khi bước vào trở thành một thành tố của công ty.

TOP 20 câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh khi tuyển dụng

Trên đây là 20 câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh thường gặp bạn cần cho vào trong những buổi phỏng vấn để tìm những ứng viên thích hợp. Mong rằng với những kinh nghiệm và kỹ năng phỏng vấn này sẽ có ích cho bạn trong công tác tuyển dụng. Nếu bạn có thêm những câu hỏi thú vị nào khác, có thể chia sẻ ngay dưới phần bình luận này.

Video liên quan

Chủ Đề