Câu hỏi và bài tập Địa 11 Bài 10

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Giải Bài Tập Địa Lí 11 – Bài 10 Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

– Thuận lợi:

   + Lãnh thổ lớn, trải dài theo chiều B-N và Đ-T, tạo cho cảnh quan thiên nhiên đa dạng.

   + Tiếp giáp vùng biển rộng lớn phía Đông, thuận lợi để giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới.

   + Phát triển tổng hợp kinh tế biển.

   + Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, giàu có.

– Khó khăn:

   + Lãnh thổ rộng lớn, khó khăn trong bảo vệ, quản lí các đơn vị hành chính.

   + Nhiều múi giờ, bất lợi về hoạt động kinh tế- đời sống giữa khu vực phía Đông và phía Tây.

   + Đường biên giới kéo dài, chủ yếu ở vùng núi cao nguyên, tiếp giáp với nhiều quốc gia trên đất liền -→ vấn đề an ninh quốc phòng phức tạp.

   + Vùng nội địa khô hạn, khắc nghiệt.

– Nêu tên các dạng địa hình chính và các sông lớn ở Trung Quốc.

– So sánh sự khác biệt về địa hình, sông ngòi giữa miền Tây và miền Đông.

– Phân tích những thuận lợi và khó khăn của các điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế Trung Quốc.

* Các dạng địa hình chính và các sông lớn ở Trung Quốc:

– Địa hình: núi cao [D. Himalaya, D. Côn Luân, D. Thiên Sơn, D.Nam Sơn], sơn nguyên [Tây Tạng], bồn địa [Tứ Xuyên, Tarim, Duy Ngô Nhĩ], đồng bằng châu thổ [Đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam].

– Sông: sông Hoàng Hà, Trường Giang, Hắc Long Giang.

* So sánh miền Đông và miền Tây:

Tiêu chí Miền Đông Miền Tây
Địa hình

– Đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ

– Đồng bằng Hoa Bắc, Đông Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.

– Các dãy núi cao, sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.

– D. Himalaya, D. Côn Luân, D. Thiên Sơn, D.Nam Sơn, sơn nguyên Tây Tạng, bồn địa Tứ Xuyên, Tarim, Duy Ngô Nhĩ.

Sông ngòi – Nhiều sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang, Hắc Long Giang.

– Thượng nguồn các con sông lớn chảy về phía đông như Hoàng Hà, Trường Giang.

* Những thuận lợi và khó khăn của các điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế Trung Quốc:

– Thuận lợi:

   + Địa hình:

      • Đồng bằng châu thổ phía Đông thuận lợi cho canh tác nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng…

      • Đồng cỏ lớn phía Tây thuận lợi chăn thả gia súc.

   + Khí hậu: miền Đông khí hậu chuyển từ cận nhiệt đới gió mùa sang ôn đới gió mùa.

   + Nguồn nước dồi dào, nhiều sông lớn .

-→ phát triển nền nông nghiệp trù phú và đa dang.

   + Diện tích rừng ở phía Tây giàu có -→ phát triển lâm nghiệp.

   + Khoáng sản phong phú, nhiều loại có giá trị và trữ lượng lớn -→ phát triển đa dạng các ngành công nghiệp.

– Khó khăn:

   + Địa hình miền núi phía Tây khó khăn cho giao thông, nhiều hoang mạc và bán hoang mạc có khí hậu khắc nghiệt.

   + Vùng đồng bằng thường bị ngập lụt [Hoa Nam].

– Tổng số dân tăng lên nhanh và liên tục.

– Số dân nông thôn và thành thị tăng lên, dân số thành thị tăng nhanh hơn.

– Dân số tập trung chủ yếu ở nông thôn.

Dân cư phân bố không đều:

   – Giữa miền núi và đồng bằng:

      + Dân số tập trung chủ yếu ở miền đồng bằng châu thổ phía Đông, nhiều thành phố đô thị triệu dân [Bắc Kinh, Thượng Hải…].

=→ Vùng đồng bằng có điều kiện tự nhiên thuận lợi, vị trí địa lí và giao thông dễ dàng cho giao lưu phát triển kinh tế-xã hội.

      + Miền núi phía Tây dân cư thưa thớt, mật độ dân số dưới 1 người/km2..

=→ Địa hình đồi núi giao thông khó khăn, khí hậu lục địa khắc nghiệt.

      + Riêng vùng phía Bắc SN. Tây Tạng có mật độ dân số cao hơn [từ 1 -50 người/km2], trong lịch sử đây là con đường tơ lụa và ngày nay có tuyến đường sắt chạy qua.

   – Giữa thành thị- nông thôn:

      + Dân cư tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn [hơn 60%].

      + Số dân thành thị là 37%, số dân thành thị đang tăng lên nhanh.

Đặc điểm địa hình của miền Đông và miền Tây Trung Quốc:

Miền Đông Miền Tây

– Đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ

– Đồng bằng Hoa Bắc, Đông Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.

– Các dãy núi cao, sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.

– D. Himalaya, D. Côn Luân, D. Thiên Sơn, D.Nam Sơn, sơn nguyên Tây Tạng, bồn địa Tứ Xuyên, Tarim, Duy Ngô Nhĩ.

– Nhiều hoang mạc và bán hoang mạc.

Miền Đông Miền Tây
Thuận lợi

– Nông nghiệp:

+ Đồng bằng châu thổ rộng lớn, màu mỡ, nguồn nước dồi dào

=> phát triển nông nghiệp trù phú.

+ Khí hậu chuyển từ cận nhiệt đới gió mùa sang ôn đới gió mùa

=> đa dạng cây trồng vật nuôi.

– Công nghiệp:

+ Địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào

=> thuận lợi xây dựng các công trình, nhà máy…

+ Nhiều kim loại màu, quặng sắt, than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên,…

=> công nghiệp khai khoáng, luyện kim, hóa chất, năng lượng…

– Nông nghiệp:

+ Diện tích rừng lớn

=> Phát triển lâm nghiệp.

+ Các đồng cỏ

=> Chăn nuôi gia súc lớn.

– Công nghiệp:

+ Khoáng sản: dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, sắt…

=> phát triển nhiều ngành công nghiệp

+ Thượng nguồn các sông lớn

=> thủy năng dồi dào.

Khó khăn – Vùng đồng bằng dễ ngập lụt vào mùa mưa.

– Khí hậu lục địa khắc nghiệt, khô hạn.

– Giao thông khó khăn.

* Nhận xét:

Dân cư phân bố không đều giữa miền núi và đồng bằng:

   – Dân số tập trung chủ yếu ở miền đồng bằng châu thổ phía Đông. Mật độ dân số trên 100 người/km2 và từ 50 -100 người/km2, tập trung các thành phố đô thị triệu dân.

   – Vùng miền núi phía Tây dân cư thưa thớt, mật độ dân số dưới 1 người/km2.

* Giải thích:

   – Miền Đông là vùng đồng bằng, điều kiện tự nhiên thuận lới, vị trí địa lí và giao thông dễ dàng cho giao lưu phát triển nên dân cư đông đúc.

   – Miền Tây địa hình đồi núi giao thông khó khăn, khí hậu lục địa khắc nghiệt nên dân cư thưa thớt.

Trung Quốc đã tiến hành chính sách dân số rất triệt để: mỗi gia đình chỉ có một con.

Kết quả:

   – Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ngày càng giảm [năm 2005 là 0,6%].

   – Chênh lệch giới tính [nam nhiều hơn nữ].

   – Hội chứng tiểu hoàng đế.

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Giải Bài Tập Địa Lí 11 – Bài 10 Tiết 2: Kinh tế giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

– Khoáng sản đa dạng [than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên, quặng sắt, kim loại màu..].

– Tài nguyên rừng giàu có.

– Nguồn lao động dồi dào, năng động.

– Áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất.

Sản lượng các sản phẩm công nghiệp Trung Quốc tăng lên liên tục:

   – Sản lượng xi măng tăng nhanh nhất, tăng 6,64 lần.

   – Tiếp đến là sản lượng thép, tăng 5,8 lần và sản lượng điện, tăng 6 lần.

   – Sản lượng phân đạm tăng 2,15 lần.

   – Tăng chậm nhất là than [1,7 lần].

* Các ngành công nghiệp của Trung Quốc phân bố chủ yếu ở miền Đông lãnh thổ, ven các con sông lớn và vùng biển phía Đông.

* Nguyên nhân: miền Đông có nhiều điều kiện thuận lợi

   – Vị trí địa lí:

      + Tiếp giáp vùng biển, thuận lợi cho giao lưu trao đổi hàng hóa- nguyên liệu với các nước trong khu vực và trên thế giới.

      + Nằm gần các trung tâm kinh tế năng động và phát triển nhất thế giới.

   – Điều kiện tự nhiên:

      + Địa hình đồng bằng, khí hậu gió mùa ấm áp, nguồn nước dồi dào…

      + Khoáng sản giàu có, trữ lượng lớn [than đá, dầu mỏ, quặng sắt..].

   – Kinh tế- xã hội:

      + Dân cư đông đúc, lao động dồi dào, có trình độ cao.

      + Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

      + Cơ sở hạ tầng,cơ sở vật chất kĩ thuật hoàn thiện, tập trung nhiều thành phố lớn, các trung tâm giáo dục đào tạo của cả nước.

      + Chính sách mở cửa, thu hút đầu tư.

      + Ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại.

* Nhận xét:

   – Cây lương thực, cây công nghiệp và một số gia súc phân bố tập trung ở khu vực miền Đông Trung Quốc.

   – Miền Tây hầu như không phát triển trồng trọt, chủ yếu là các đàn cừu và ngựa.

* Nguyên nhân:

   – Miền đông có điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện kinh tế – xã hội thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp:

      + Tự nhiên: địa hình đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu cận nhiệt và ôn đới gió mùa..

      + Vùng biển phát triển đánh bắt nuôi trồng thủy sản.

      + Kinh tế-xã hội: dân cư đông đúc, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, thị trường tiêu thụ rộng lớn, công nghiệp chế biến phát triển, ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật.

– Miền Tây địa hình đồi núi sơn nguyên, khí hậu lục đia khô hạn, các hoang mạc và bán hoang mạc, chỉ phù hợp với điều kiện sinh thái của cừu và ngựa.

Kết quả hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp của Trung Quốc:

* Ngành nông nghiệp:

   – Kết quả:

      + Sản xuất được nhiều loại nông phẩm với năng suất cao.

      + Một số loại có sản lượng đứng đầu thế giới như lương thực, bông, thịt lợn.

   – Nguyên nhân: áp dụng nhiều chính sách cải cách trong nông nghiệp

      + Giao quyền sử dụng đất cho người nông dân.

      + Cải tạo, xây dựng mới đường giao thông, hệ thống thủy lợi.

      + Đưa kĩ thuật mới vào sản xuất, phổ biến giống mới.

      + Miễn thuế nông nghiệp cho người dân

* Công nghiệp :

   – Kết quả:

      + Phát triển các ngành công nghiệp kĩ thuật cao như điện tử, cơ khí chính xác, máy móc tự động.

      + Nhiều ngành có tốc độ tăng trưởng cao, nhiều mặt hàng đứng đầu thế giới về sản lượng như: than, thép, xi măng, phân đạm.

      + Phát triển công nghiệp địa phương, thu hút trên 100 triệu lao động và cung cấp trên 20% giá trị hàng hóa ở nông thôn.

   – Nguyên nhân :

      + Chuyển đổi nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường.

      + Thực hiện chính sách mở cửa, xây dựng các đặc khu kinh tế, khu chế xuất.

      + Thu hút vốn đầu tư lớn, năm 2004 thu hút nguồn vốn FDI lớn nhất thế giới [60%].

      + Chủ động đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị, phát triển, ứng dụng công nghệ cao trong công nghiệp.

* Sự phân bố công nghiệp Trung Quốc:

   – Công nghiệp phân bố chủ yếu ở miền Đông lãnh thổ, hạ lưu các con sông lớn và ven biển phía Đông.

* Nguyên nhân: miền Đông có nhiều điều kiện thuận lợi

   – Vị trí địa lí:

      + Tiếp giáp vùng biển, thuận lợi cho giao lưu trao đổi hàng hóa, nguyên liệu với các nước trong khu vực và trên thế giới.

      + Nằm gần các trung tâm kinh tế năng động và phát triển nhất thế giới [Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á…].

   – Điều kiện tự nhiên:

      + Địa hình đồng bằng, khí hậu gió mùa ấm áp, nguồn nước dồi dào…thuận lợi để phát triển xây dựng các nhà máy, xi nghiệp công nghiệp…

      + Tài nguyên khoáng sản giàu có, nhiều mỏ có trữ lượng lớn [than đá, dầu mỏ, quặng sắt..].

=> thế mạnh phát triển các ngành công nghiệp.

   – Kinh tế- xã hội:

      + Dân cư đông đúc, lao động dồi dào, có trình độ cao.

      + Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

      + Cơ sở hạ tầng,cơ sở vật chất kĩ thuật hoàn thiện, tập trung nhiều thành phố lớn, các trung tâm giáo dục đào tạo của cả nước.

      + Chính sách mở cửa, thu hút đầu tư.

      + Ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại.

* Nguyên nhân:

   – Miền đông có điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội thuận lợi:

      + Tự nhiên: địa hình đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu cận nhiệt và ôn đới gió mùa..

=> Thuận lợi để hình thành các vùng sản xuất lương thực và cây công nghiệp, chăn nuôi lợn, bò; đa dạng hóa cơ cấu cây trồng vật nuôi; vùng biển phía Đông phát triển đánh bắt nuôi trồng thủy sản.

      + Kinh tế-xã hội: dân cư đông đúc, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, thị trường tiêu thụ rộng lớn, công nghiệp chế biến phát triển, ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật [về giống, phân bón, nông cụ, phương thức canh tác…].

=> Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

   – Miền Tây địa hình đồi núi sơn nguyên cao, khí hậu lục đia khắc nghiệt khô hạn.

Video liên quan

Chủ Đề