Cấu tạo máy xe máy

Dạo gần đây, thị trường xe máy điện trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Vậy xe máy điện cấu tạo và nguyên lí hoạt động của động cơ điện như thế nào? Các bạn cùng Điện máy XANH tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1 Cấu tạo của xe máy điện

Xe máy điện được cấu tạo chính từ các phần sau:

- Bảng điều khiển điện tử

- Động cơ có hai loại: Động cơ có chổi than hoặc động cơ không chổi than. 

- Pin: Pin ắc-qui hoặc Pin lithium.

- Phanh thắng: Thắng điện hoặc thắng đĩa.

2 Nguyên lí hoạt động của động cơ trong xe máy điện 

1. Nguồn năng lượng cung cấp cho động cơ xe máy điện 

Như ta đã biết động cơ xe máy điện lấy năng lượng điện từ Pin để hoạt động. Có hai loại pin được sử dụng hiện nay bao gồm:

- Pin Ắc-qui chì: Là loại pin sử dụng trên các xe máy điện kiểu cũ. Pin ắc-qui có nhược điểmnặng, khó thay thế, quãng đường cho một lần sạc thấp. Loại pin này sau khi hết hạn sử dụng sẽ khó phân hủy, gây ô nhiễm môi trường nếu không được xử lý đúng cách.

- Pin Lithium-ion: Đây là loại pin được sản xuất theo công nghệ Nhật Bản. Một lần sạc pin xe đi được 70-100 km. Thời hạn sử dụng của pin lâu hơn, khối lượng nhẹ hơn, dễ thay thế và an toàn hơn so với pin Ắc-qui.

2. Nguyên lý hoạt động của động cơ xe máy điện

  • Cấu tạo chính của động cơ xe máy điện: 

Động cơ xe máy điện có cấu tạo chính gồm phần vỏ và lõi. 

+ Vỏ động cơ [rotor-phần chuyển động] bên ngoài bảo vể động cơ khỏi những tác động của môi trường. Bên trong vỏ có nam châm giúp động cơ quay được khi có dòng điện đi qua lõi.

+ Lõi động cơ [stator-phần đứng yên] cấu tạo từ những dây đồng cuộn thành lõi. Lõi động cơ gồm trục và các mắt động cơ.

  • Nguyên lý hoạt động của động cơ xe máy điện

Khi dòng điện truyền qua lõi động cơ xuất hiện từ trường. Sự tương tác giữa 2 từ trường của rotor và stator sẽ tạo ra chuyển động gọi là mô-men. Chuyển động này làm quay động cơ từ đó bánh xe chuyển động để xe di chuyển được.

Xem thêm

  • 10 nguyên tắc an toàn cơ bản bạn cần phải biết khi lái xe điện
  • 6 lý do nên chọn mua xe máy điện thay vì xe máy xăng
  • 5 lỗi thường gặp khi sạc pin xe điện và cách khắc phục 

Bài viết trên giới thiệu tới các bạn cấu tạo và nguyên lý hoạt động của xe máy điện, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn khi muốn tìm hiểu về xe máy điện nhé!

Xe máy là một phương tiện đi lại được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Trong đó động cơ xe gắn máy thường là loại động cơ sử dụng nhiên liệu xăng 4 kỳ. Vậy cấu tạo động cơ xe máy 4 kỳ là gì? Mời bạn theo dõi bài chia sẻ sau đây của chúng tôi.

Có thể bạn quan tâm: Cách rửa xe máy điện - Những lưu ý khi rửa xe máy điện tại nhà

Cấu tạo động cơ xe máy 4 kỳ

Động cơ xe máy 4 kỳ được cấu tạo gồm các bộ phận: Súp báp vào, cống lấy khí, nắp máy, làm mát, vỏ máy, hộp dầu, dầu bôi trơn, trục cam, súp báp ra, bu gi, pit tông, tay quay... Tuy nhiên cấu tạo động cơ xe máy 4 kỳ được chia thành 3 cấu trúc cơ bản như sau:

- Phần cụm đầu xy lanh được cơ cấu phối khí gồm trục cam, cò mổ nhằm mục đích điều khiển các xupap nạp và xả.

- Phần Piston được cấu tạo nối với trục khuỷu thông qua thanh truyển để chuyển hóa chuyển động tịnh tiến của piston thành chuyển động của trục khuỷu.

- Về mặt chu kỳ, động cơ 4 kỳ thực hiện 2 vòng quay trục khuỷu trọn vẹn tương ứng với 4 lần tịnh tiến của pison. Hai vòng quay của trục khuỷu được tính tương ứng với 1 kỳ sinh công của động cơ.

Xe máy là phương tiện đi lại chủ yếu của người Việt Nam

Nguyên lý hoạt động của động cơ 4 kỳ

So với động cơ xe máy 2 kỳ thì nguyên lý hoạt động của động cơ 4 kỳ có nhiều điểm khác biệt như:

Kỳ nạp của mô tơ 4 kỳ

Trong quá trình này piston thực hiện di chuyển tịnh tiến từ điểm chết  trên [ĐCT] xuống điểm chết ĐCD tạo ra áp suất chân không bên trong buồng đốt. Dưới tác động đó xupap nạp mở ra, hỗn hợp hòa khí gồm không khí và xăng đã được hòa trộn bão hòa và được hút vào buồng khí.

Tuy nhiên trong thực tế thì để tăng hiệu suất nạp, Xupap sẽ thực hiện mở sớm hơn trước thời piston di chuyển tịnh tiến đến điểm chết ĐCD. Làm như vậy lượng hòa khí nạp vào buồng đốt được nhiều hơn nhờ thời gian mở xupap dài hơn.

Hoạt động kỳ nén của động cơ 4 kỳ

Sau khi kết thúc kỳ nạp, Piston sẽ tiến hành tiến tục di chuyển từ điểm chết ĐCD lên ĐCT. Lúc này cả xupap nạp và xả đều đóng kín, thể tích buồng đột thu hẹp dần, lượng hòa khí trong chu kì nạp bị nén lại với áp suất lớn dẫn đến việc dễ bắt lửa và đốt cháy.

Kỳ nổ

Kỳ này được diễn ra trước thời điểm piston đến điểm chết trên. Lúc này bugi phát ra tia lửa điện và đốt chát hỗn hợp hòa khí được nạp bị nén ở áp suất cao. Lúc này hỗn hợp khí nạp cháy rất nhanh và áp suất giãn nở rất lớn sẽ có tác dụng đẩy piston đi xuống. Lực tác động này truyền qua thanh truyền làm quay trục khuỷu.

Đây được xem là kỳ sinh công trong cấu tạo động cơ xe máy 4 kỳ.

Kỳ xả của động cơ 4 kỳ

Dưới tác động của áp suất cao, piston thực hiện di chuyển xuống điểm chết dưới. Trước khi piston xuống điểm chết dưới xupap sẽ thực hiện xẻ khí thoát ra ngoài ra cửa xả. Khi piston qua điểm chết trên thì cửa xả sẽ đóng lại và chấm dứt thực hiện kỳ xả của động cơ.

 Nguyên lý hoạt động của động cơ xe máy 4 kỳ

Vậy khi động cơ xe máy bị nóng cần xử lý như thế nào?

Sau một thời gian sử dụng và vận hành động cơ xe máy thưởng bị nóng và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng máy. Qua tìm hiểu caasut tạo động cơ xe máy 4 kỳ chúng ta có thể rút ra một số biện pháp khắc phục hiện tượng này như sau:

Vệ sinh xe máy sạch sẽ

Với thời tiết thay đổi thất thường như Việt Nam thì việc vệ sinh cho phương tiện đi lại rất quan trọng. Đặc biệt vào những ngày trời mưa, bùn đất bám nhiều lên các chi tiết máy gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động và vận hành của động cơ. Vì vậy rửa xe thường xuyên sẽ giúp kéo dài tuổi thọ hoạt động của xe đáng kể.

Nếu bạn không muốn tốn quá nhiều thời gian và chi phí cho việc rửa xe tại tiệm thì có thể tham khảo việc mua một chiếc máy rửa xe gia đình để thực hiện công việc một cách chủ động hơn.

Bôi trơn các chi tiết máy

Trong quá trình động cơ hoạt động, dưới tác động của lực ma sát sẽ khiến các chi tiết trong động cơ của máy bị mài mòn, nhiệt độ tăng cao. Để làm mát hệ thống này cần thực hiện bôi trơn kịp thời bằng cầu hoặc mỡ bò. Nếu gia đình bạn sở hữu một chiếc máy bơm mỡ bò thì công việc này sẽ thực hiện được dễ dàng hơn.

Sử dụng máy bơm mỡ bôi trơn các chi tiết máy

Trên đây là một số thông tin về cấu tạo động cơ xe máy 4 kỳ. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp bạn đọc hiểu hơn về cấu tạo động cơ xe gắn máy. Nếu còn điều gì thắc mắc bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua số hotline: 0912 370 282 để nhận được tư vấn và giải đáp thắc mắc sớm nhất.

Chủ Đề