Cây trồng cạn là gì

Bấu víu cây lúa


Tại xã miền núi Ea Bia [huyện Sông Hinh, Phú Yên], trên 10ha lúa nước vụ đông xuân này đã bị mất trắng do khô hạn; trên 50ha lúa khác chỉ thu cho “lấy có”, lỗ nặng vốn đầu tư. Theo UBND xã Ea Bia, đây là những thửa lúa mà người dân tận dụng các khe suối để lấy nước gieo trồng, chiếm khoảng một nửa diện tích lúa nước của xã.


Nông dân huyện Phù Cát [Bình Định] đang thu hoạch đậu phộng lạc.

Ông Ma Voi [ở buôn Hai Krông, Ea Bia] cho biết: “Trước đây, vùng này vào dịp tết thường có mưa giông, nay hơn 3 tháng rồi không giọt mưa. Nhà mình vừa có 2 sào lúa chết đứng do thiếu nước giữa lúc làm đòng, phải bỏ cho bò ăn. Ao hồ xung quanh khô hết rồi. Suối thì ở xa cả cây số, có kéo nước về bơm cũng lỗ vốn thôi…”. Cạnh đó, hàng chục sào ruộng của mấy hộ dân trong buôn cũng phải bỏ chết khô vì không còn cách cứu chữa. Một số hộ thuê máy bơm cứu lúa nhưng chỉ thu được 2 - 3 tạ/sào [1.000m2], tính ra coi như mua lúa giá đắt để ăn.


Anh Y Bom - cán bộ nông nghiệp xã Ea Bia cho hay, vụ hè thu năm trước, xã này cũng đã có trên 60ha lúa thiệt hại từ 60% đến mất trắng do thiếu nước tưới. Năm nay, bà con rút kinh nghiệm gieo sạ sớm nhưng trời cũng không cho ăn. Còn việc dùng máy bơm tưới cứu lúa chỉ khả thi đối với ruộng cách nguồn nước 500m trở lại. Chứ chi phí 1km đường ống lúc này trên 20 triệu đồng, máy nổ nhỏ cũng không thể hút nước quá xa, bỏ tiền dầu quá nhiều cho một sào lúa là… quá phung phí!


Theo ông Nguyễn Khắc Sự - Trưởng phòng NNPTNT huyện Sông Hinh, trên 170ha lúa nước vụ hè thu này đã bị khô hạn chết đứng, không thể cứu. Đây là những ruộng lúa nước nằm ngoài khu vực cung cấp nước tưới của các công trình thủy lợi. Nhiều vụ vừa qua và khả năng trong vụ hè thu tới, địa phương luôn có chính sách hỗ một phần tiền dầu cho người dân bơm nước cứu lúa, nhưng nhiều diện tích vẫn không cứu vãn được.


“Nghị quyết của địa phương luôn có chủ trương tự túc lương thực tại chỗ nên phải duy trì diện tích lúa nước. Bên cạnh đó, nhiều hộ lo đói nên canh tác nhỏ lẻ 1 - 2 sào lúa nước/hộ, chủ yếu dựa vào nước trời và tự bơm tưới. Huyện cũng đang còn khoảng 300ha lúa rẫy. Hầu hết diện tích lúa của huyện đều có hiệu quả không cao nhưng vẫn phải duy trì. Nguồn sống chính từ trồng trọt của người dân Sông Hinh vẫn là các cây mía, sắn, đậu, thuốc lá,… Nhiều hộ còn tranh thủ cho thuê đất 3 tháng/năm để dân nơi khác trồng dưa, rồi sau đó luân canh cây trồng khác; có cả đôi lúc bấp bênh nhưng nhìn chung có lợi nhuận khá tốt”, ông Sự nói.


Nắng hạn kéo dài nhiều vụ qua cũng đã làm khô chết nhiều diện tích cây trồng khác lúa nhưng người dân chưa có tập quán tưới nước. Hầu hết đều trông chờ nước trời, nếu mưa không đúng hạn kỳ thì… rẫy cho bao nhiêu, ăn bấy nhiêu. Gần đây, Sông Hinh xuất hiện chuyện lạ là người dân thấy sắn, mía khô hạn dữ quá, đã cho máy bơm tưới… cấp cứu. Thực tế, tại một số diện tích sắn, mía vừa xuống giống đã gặp hạn, việc tưới nước đã làm cây mọc đều, khỏe mạnh; hạch toán sau chi phí vẫn hiệu quả hơn các diện tích phải trồng lại do giống chết.  

   

“Không thể ăn ớt thay cơm”


Ông Nguyễn Văn Phương - Trưởng phòng Nông nghiệp [Sở NNPTNT Phú Yên] cho biết, mấy năm qua, tỉnh này đã có hàng trăm hecta lúa không chủ động được nước tưới đã chuyển sang các loại trồng rau màu, và có lúc đạt hiệu quả cao. Thế nhưng nhiều loại rau màu luôn nhỏ hẹp về đầu ra hoặc “gởi trọn” vào tay thương lái Trung Quốc. Ví như gần 1.000ha dưa hấu tại Phú Yên năm qua đã “khóc đứng” khi giá bán tại ruộng chỉ 1.500 đ/kg; người trồng lỗ vốn thất điên bát đảo. Hoặc như cây cà đĩa ở vùng huyện Tuy An, tiêu thụ nội tỉnh chẳng là bao, bán đi các tỉnh “chút chút” vì ở đâu cũng trồng, đành đổ đống chứ biết… làm gì!  “Đến cả trồng rau màu theo công nghệ sạch như ở HTX Rau an toàn Bình Ngọc [TP.Tuy Hòa] cũng… không an toàn. Tại đây, mỗi ngày thu hoạch cả tấn rau nhưng chỉ bán cho siêu thị được được vài chục ký, còn lại phải bán giá như… rau đại trà” - ông Phương nói.


Nông dân miền núi Sông Hinh [Phú Yên] canh tác mía, sắn, lúa nước trên cùng thửa đất.

Còn tại Bình Định, ông Phan Trọng Hổ - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh này cho hay, nhiều năm qua, địa phương đã quyết liệt chuyển nhiều diện tích lúa bấp bênh sang các cây sản xuất công trồng cạn; năm nay đang tiếp tục chuyển 3.500ha. Tùy từng chân đất, các hợp tác xã cùng bà con nông dân đã bàn bạc cụ thể để chọn thay cây phù hợp; hầu hết đều là cây trồng truyền thống như bắp, đậu phụng [lạc], dưa hấu, hành, tỏi, kiệu, ớt,… Tuy nhiên, do thị trường đầu ra không ổn định, nông dân lại chuyển một số diện tích hoa màu cạn trở lại làm lúa; sau đó, thấy cây gì “có ăn” hơn thì lại chuyển đổi tiếp...


“Ví như ớt, đầu ra sản phẩm đang phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái Trung Quốc. Sau đôi vụ có ăn, năm vừa qua giá ớt hạ “cho không”, nông dân lỗ chỏng chơ, bỏ chín rục đầy ruộng. Một số bà con trở lại xới đất làm lúa. Dù sao, giá lúa vẫn ổn định, hoặc ứ đọng thì có thể tích trữ lại; chứ không thể… ăn ớt thay cơm! Giải pháp bền vững để chuyển đổi cây trồng cạn là phải luân canh cây trồng phù hợp, ứng dụng triệt để khoa học kỹ thuật và… chủ động dự báo thị trường”, ông Hổ nhấn mạnh.


Theo ông Hổ, chính sách của trung ương chỉ mới có quy định về hỗ trợ chuyển đổi trồng bắp trên đất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long; riêng tại Bình Định, việc hỗ trợ này được áp dụng theo quy định 519/2013 của UBND tỉnh.

Hỗ trợ kinh phí mua giống cây trồng cạn Hỗ trợ 100% kinh phí mua giống các loại cây trồng cạn đối với các diện tích chuyển đổi từ đất sản xuất lúa trong vùng không có nước tưới chuyển sang cây trồng cạn cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số và hộ nghèo; các hộ còn lại hỗ trợ 50% kinh phí. Định mức các loại cây trồng cạn được hỗ trợ gồm: giống bắp lai 15kg/ha; đậu phụng [lạc] 200kg/ha; đậu xanh, đậu nành, đậu đen 60kg/ha; mè 6kg/ha, giống rau các loại 2 triệu đồng/ha. Hỗ trợ khoan giếng, xăng dầu, trang thiết bị phục vụ bơm tát để tưới chống hạn cho cây trồng cạn đã chuyển đổi từ đất trồng lúa; mức hỗ trợ 1 triệu đồng/giếng khoan tưới cho 4ha; 6 triệu đồng/giếng tưới cho 10ha.  [Nguồn: Quyết định 519/2013 của UBND tỉnh Bình Định]

Hùng Phiên [Trang Trại Việt]

Sản xuất rau màu còn bộc lộ nhiều hạn chế

Sản xuất rau màu cũng chưa theo hướng bền vững, các kỹ thuật ICM chưa được áp dụng nhiều, hiệu quả và năng suất chưa cao; Rơm rạ và thân xác cây trồng khác vẫn được đốt nhiều trên ruộng; chưa quản lý rác thải nông nghiệp tốt; Một số ít các nông hộ đã bắt đầu sử dụng rơm rạ để che phủ cho cây vụ đông [khoai tây], nhưng qui mô rất nhỏ.

Các mối liên kết giữa nông dân với nhau và giữa nông dân với các đối tác khác chưa được phát trển và vì thế nông dân gặp khó khăn trong tiếp cận các nguồn cung cấp vật tư cần thiết cho sản xuất cũng như trong tiêu thụ sản phẩm. Một số ít các công ty bắt đầu có các mối liên kết với nông dân, hoặc thông qua hợp tác xã nông nghiệp, hoặc qua nhóm nông dân. Các công ty này cung cấp một số vật tư cho nông dân sản xuất và thu mua sản phẩm của nông dân. Tuy nhiên, hợp đồng hiện được ký từng năm và chưa có các gắn kết lâu dài.

Với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới [The World Bank – WB] trong khuôn khổ Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới [WB7], Thanh Hóa đã được chuyển giao và đang áp dụng nhiều kỹ thuật hiện đại vào đa dạng cây trồng cạn trên diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả theo hướng tăng hiệu quả kinh tế, hiệu quả sử dụng nước, giảm phác thải và thích nghi BĐKH theo mô hình cải thiện hệ thống tưới, tiêu cùng với thúc đẩy phát triển và ứng dụng các thực hành nông nghiệp tốt thích ứng biến đổi khí hậu [climate smart agriculture – CSA] - là một trong những giải pháp để tái cơ cấu nền nông nghiệp của tỉnh này.

Mô hình trồng rau sạch của huyện Thiệu Hóa.

Xây dựng, trình diễn hệ thống sản CSA xuất đa dạng cây trồng cạn tại huyện Thiệu Hóa và Yên Định: Xây dựng bản đồ thích nghi cây trồng cho các khu vực đất cần chuyển đổi và đất chuyên màu [bao gồm cả phân tích mẫu đất, nghiên cứu các điều kiện liên quan]; Lập kế hoạch và xác định nhóm nông hộ tham gia hoạt động [thuộc tổ chức dùng nước do hợp phần 1 xây dựng];

Đánh giá xác định giống, loại rau, cơ cấu mùa vụ, cơ cấu loại và giống rau thích hợp cho điều kiện cụ thể ở địa phương [bao gồm cả việc phân tích mẫu đất, thử nghiệm so sánh, đánh giá một số loại rau và giống rau khác nhau]; Xây dựng/hoàn thiện các kỹ thuật canh tác theo hướng bền vững cho các cây trồng trong điều kiện cụ thể của điểm mô hình [bao gồm cả việc phân tích mẫu đất, thử nghiệm so sánh, đánh giá một số kỹ thuật, qui trình kỹ thuật tưới nước và phân bón ... khác nhau].

Xây dựng kỹ thuật xử lý thân, xác cây trồng và sản phẩm phụ làm phân bón hữu cơ hoặc thức ăn chăn nuôi; Xây dựng/hoàn thiện qui trình xử lý, bảo quản, sơ chế sau thu hoạch các sản phẩm cây trồng; Phát triển các mối liên kết bao gồm liên kết nông dân - nông dân, liên kết nông dân với các bên liên quan; xác định các đơn vị đối tác chính tham gia liên kết 4 nhà.

Hỗ trợ sản xuất và/hoặc cung ứng cây/hạt giống chất lượng của các cây đối tượng cây trồng tại điểm mô hình; Cải thiện cơ sở hạ tầng đồng ruộng [bờ thửa, hệ thống tưới...]; Mua sắm trang thiết bị phục vụ cơ giới hóa sản xuất; Thiết kế và lắp đặt mẫu hệ thống tưới tiết kiệm cho rau màu; Hệ thống này sẽ được thiết kế phù hợp cho tưới một số loại cây rau, màu khi nông dân muốn chuyển đổi hệ cơ cấu, chủng loại cây trồng và khi có thị trường tiêu thụ tốt;

Nâng cấp/xây dựng hạ tầng, thiết bị phụ vụ bảo quản và sơ chế sau thu hoạch, giảm thất thoát sau thu hoạch; Tổ chức nông dân sản xuất theo nhóm hộ và hỗ trợ nhóm thực hiện các hoạt động sản xuất ứng dụng các kỹ thuật CSA; Tổ chức tập huấn cho nông dân áp dụng phương pháp FFS; Tổ chức các buổi tham quan đồng ruộng để thảo luận hướng tới nhân rộng ứng dụng các thực hành bền vững.

Chuyển diện tích đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng cạn

Thanh Hóa chuyển đổi cơ cấu cây trồng cạn trên trồng đất lúa kém hiệu quả cho thu nhập cao.

Ông Mai Nhữ Thắng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thanh Hóa cho biết: “Để đối phó với hậu quả của biến đổi khí hậu, đặc biệt là tình trạng hạn hán xảy ra gay gắt, trong 6 tháng đầu năm 2016 toàn tỉnh chuyển đổi được hơn 3.300 ha đất trồng lúa không thể sản xuất do thiếu nước, đất trồng lúa không mang lại hiệu quả sang cây trồng cạn. Cụ thể như: chuyển sang trồng 975 ha ớt, 650 ha thuốc lào, 448 ha rau, 477 ha ngô, 134 ha lạc, 128 ha khoai tây,…”

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng cạn được phát triển ở mọi địa phương trong tỉnh. Đặc biêt, ngoài sản xuất lúa, huyện Thiệu Hóa hiện là địa phương sớm có chủ trương chuyển đổi cây trồng chống hạn và thu được thành công bước đầu. Cả huyện có trên 1.000ha quy hoạch trồng cây cạn.

Chỉ tính riêng trong năm 2015, huyện Thiệu Hóa đã chuyển đổi gần 200 ha lúa sang trồng ngô ngọt, khoai tây và các loại cây trồng khác. Kết quả cho thấy hiệu quả kinh tế 2-3 lần, nhờ ứng dụng kỹ thuật thâm canh bằng cách phủ bạt ni lông nhằm tăng ẩm cho đất, giữ nước hết hợp hệ thống tưới nước tiết kiệm.

Mô hình dưa leo đem lại hiệu quả kinh tế cao của gia đình chị Phùng Thị Tâm.

Chị Phùng Thị Tâm, tại Thị trấn Vạn Hà chia sẻ: “Tôi đã mạnh dạn trồng dưa leo và đem lại năng suất cao. Vụ dưa năm nay, gia đình tôi trồng hơn 2 sào, mặc dù nắng nóng diễn ra gay gắt nhưng vườn dưa vẫn cho năng suất cao nhờ hiểu rõ đặc tính của cây dưa cùng với quy trình chăm bón đúng kỹ thuật. Năng suất nhàtôi thu được là 2 tấn/2 sào, mỗi vụ thu được 10 triệuđồng, trừ chi phíđầu tư trước khi thu hoạch là 1,5 – 2 triệuđồng, chị Tâm thu được 8 – 8,5 triệu đồng sau mỗi vụ dưa leo, gấp 2 – 3 lần so với làm ruộng”. Được biết, dưa leo từ khi trồng đến thu hoạch 50 – 60 ngày. Đây là mô hình tiêu biểu, có giá trị kinh tế cao cần được nhân rộng.

Ngoài ra có rất nhiều cây mang lại giá trị hơn cây lúa tại Thị trấn Vạn Hà, như: cây ớtđạt 15 – 20 triệu/ha, mướp đắngđạt 10 - 15 triệu/ha, cà chua đạt 20 – 25 triệu/ha,…

“Dự kiến hết năm nay huyện có gần 500 ha các loại cây trồng xuất khẩu, 160 ha khoai tây, 200 ha ngô ngọt, khoảng 150 ha cây ớt và các loại rau màu khác”, ông Trịnh Đức Hùng, Phó phòng Nông nghiệp huyện Thiệu Hóa cho biết.

Có thể khẳng định, việc chuyển sang cây trồng cạn đang có những thuận lợi nhất định, do có sự tham gia tích cực của các cấp bộ, ngành, địa phương. Cùng với đó là qua thực tế mỗi mùa vụ, người nông dân thu nhập ngày một cao, nên tích cực tham gia vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên mảnh đất của mình.

Tuy nhiên, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng cạn còn chậm và manh mún, chất lượng chưa đủ sức cạnh tranh, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường; Chưa có sự liên kết sản xuất theo chuỗi, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp khó thu mua được sản phẩm chất lượng tốt với khối lượng lớn cùng thời điểm.

Thực tế cho thấy việc tái cơ cấu nông nghiệp không chỉ vì mục tiêu tăng thu nhập cho nông dân mà phải tuân theo cơ chế thị trường. Mặt khác cần phải chú trọng chuyển từ phát triển theo chiều rộng lấy số lượng sang nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế. Do đó, việc xây dựngđược các mô hình cây trồng cạn thíchứng với biếnđổi khí hậu, tạo nền tảng vững chắc cho tái cơ cấu nền nông nghiệp nhằm xây dựng một nền nông nghiệp phát triển toàn diện và bền vững.

IPC [Integrated Pestt Control] - Quản lý dịch hại tổng hợp trong nhiều trường hợp đồng nghĩa với phòng trừ sâu bệnh tổng hợp.

FFS là tên gọi tiếng Anh của phương pháp lớp học hiện trường, hiểu đơn giản là cách thức “hội thảo đầu bờ”, “tham quan thực tế”, “chia sẻ kinh nghiệm”.

Lê Trang

Video liên quan

Chủ Đề