Trần huy đăng là ai

Gần 9h đêm, ông Trần Huy Đăng cùng các thành viên trong nhóm mới kết thúc việc phun khử khuẩn cho một con hẻm đang bị phong tỏa ở quận 8. Cởi bộ đồ bảo hộ, đầu tóc người đàn ông 49 tuổi ướt nhẹp, phần vì mồ hôi, phần vì nước thuốc ngấm qua lớp áo. Cả ngày hôm nay, nhóm của ông đã phun thuốc cho gần chục điểm trên địa bàn thành phố.

Mọi người ngồi bệt ở vỉa hè nghỉ mệt. Chừng 10 phút sau, chẳng ai bảo ai cùng bật dậy, thay đồ bảo hộ mới, pha thuốc, chuẩn bị máy móc rồi lên xe tiến về phường 14, quận 10. Đây đã là đêm thứ tư họ nhận nhiệm vụ phun khử khuẩn miễn phí cho phường này.

Ông Nguyễn Văn Đạt, phó chủ tịch phường 14 cho biết: "Ban đầu, phường chỉ xin nhóm phun cho một khu phố đang bị phong tỏa do có ca nhiễm Covid -19. Nhưng các anh em trong nhóm rất nhiệt tình, ngỏ ý sẽ phun cho toàn phường nên chúng tôi đã hướng dẫn, phối hợp để nhóm anh Huy Đăng hỗ trợ".

Nhóm ông Đăng đi bộ hàng chục km mỗi ngày để vào phun khử khuẩn tận các con hẻm nhỏ. Ảnh: Thiện nguyện BDS.

Ông Đăng, ngụ quận Bình Tân, vốn là một tài xế lái xe cứu thương 0 đồng chuyên chở bệnh nhân nghèo. Khi dịch bùng phát tại Sài Gòn, 6 chiếc xe cứu thương của ông ngừng hoạt động, hạn chế đưa bệnh nhân về các tỉnh để tránh lây lan dịch bệnh.

Những ngày cuối tháng 5, ông Đăng trăn trở: "Mình có xe, có các tài xế khỏe mạnh, chẳng nhẽ chịu ngồi không trong lúc ‘Sài Gòn đang bệnh’ như thế này". Một lần xem tin tức, ông thấy ở Gò Vấp có những chiếc xe chở người đi phun thuốc khử khuẩn toàn quận, ông nảy ra ý định sẽ cùng nhóm tài xế xe cứu thương 0 đồng của mình làm việc này.

Người đàn ông lên mạng, gõ tìm mua loại thuốc diệt khuẩn. Nhưng vì không có kinh nghiệm, ông mất ba ngày để tìm được đúng loại thuốc và nơi bán uy tín, có giấy chứng nhận của Bộ Y tế. Sau đó, ông mua thử một chiếc máy phun về thử nghiệm. Thấy có hiệu quả, ông đặt mua thêm thuốc và ba chiếc máy nữa.

Sau đó, ông Đăng liên hệ cán bộ địa phương ở các điểm có phong tỏa, ngỏ ý sẽ giúp sức bằng cách phun khử khuẩn miễn phí. Sau khi kết nối và được địa phương hướng dẫn từng điểm, nhóm ông Đăng sẽ di chuyển đến làm nhiệm vụ.

Mấy hôm đầu, do chỉ mặc đồ bảo hộ, mang khẩu trang y tế và tấm chắn giọt bắn nên các thành viên bị ngấm thuốc khử khuẩn, về nhà ai cũng lăn ra ốm. Sau đó, ông đã trang bị thêm những thiết bị bảo hộ chuyên dụng để bảo đảm an toàn sức khỏe cho các thành viên.

Nhóm của ông Đăng ngồi nghỉ mệt bên vỉa hè sau khi phun khử khuẩn một điểm phong tỏa ở quận 8, tối ngày 26/6. Ảnh: Thiện nguyện BDS.

"Có hôm, nhóm chỉ nhận phun ở một vài điểm nhưng có hôm phải làm cả chục điểm. Cứ mỗi lần di chuyển đến một điểm mới, chúng tôi đều buộc phải thay đồ bảo hộ khác. Chi phí xăng xe, thuốc phun và đồ bảo hộ mỗi ngày khoảng 5 triệu đồng đều lấy từ kinh phí của nhóm. Tuy 'xe 0 đồng' tạm ngưng nhưng miễn vẫn giúp đỡ được bà con là tôi thấy mãn nguyện", người đàn ông cho biết.

Không chỉ phun ở những tuyến đường lớn mà nhóm của ông còn len lỏi vào tận các con hẻm nhỏ xe không vào được. Ở hẻm nhỏ, ông phân công người phun thuốc, người kéo xe mang theo thuốc rồi xin nước ở từng hộ gia đình để pha.

Đi làm không công, giúp người Sài Gòn "trị bệnh cho thành phố" nên mọi người cũng hay gặp những chuyện dễ thương nhỏ bé. Có anh tài xế lái xe ôm công nghệ cố chạy theo xe để gửi tặng mấy chai nước tăng lực dù cả ngày chưa có cuốc xe nào. Rồi có hôm, cả nhóm lại được giải khát bằng món trái cây lạnh của người phụ nữ bán dạo.

"Thấy chúng tôi ngồi nghỉ bên đường, chị ấy lấy hết hơn nửa xe trái cây lạnh trong tủ chia ra tặng anh em chúng tôi mỗi người một phần", ông Đăng kể và cho biết, đó là những động lực cho nhóm duy trì hoạt động, góp sức cùng tuyến đầu chống dịch.

Ông Đăng có nguyện vọng sẽ phun khử khuẩn cho đến lúc nào Sài Gòn hết dịch mới thôi. Ảnh: Thiện nguyện BDS.

Tuy nhiên, không phải lúc nào nhóm cũng làm việc suôn sẻ. Có những lúc đang làm nhiệm vụ, thay vì đóng cửa ở trong nhà thì một số người dân hiếu kỳ, cầm điện thoại ra quay phim cả nhóm. Không thể cứ để mặc thế mà phun thuốc vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của bà con, ông Đăng phải bảo anh em ngừng máy, đến giải thích cặn kẽ rồi mới tiếp tục làm nên mất nhiều thời gian.

Chính vì thế, trong mỗi chuyến đi phun khử khuẩn, con gái ông Đăng là Hồng Đào, 23 tuổi, thường nhận nhiệm vụ đi trước, đọc loa hướng dẫn người dân đóng cửa. Đến những hẻm nhỏ xe lớn không vào được, cô xung phong đi bộ đằng trước để nhắc bà con. Đêm về, chân ai cũng mỏi nhừ.

"Có nơi dù đã được phường thông báo thời gian chúng tôi đến nhưng mọi người không dọn dẹp hàng hóa đang bày bán trên vỉa hè. Chúng tôi có khi phải vào phụ họ dọn cho xong mới bắt đầu phun được. Tôi chỉ mong mọi người hợp tác một chút để chúng tôi có thể làm nhanh hơn", ông Đăng tâm sự.

Ông Nguyễn Văn Đạt, phỏ chủ tịch phường 14 còn cho biết thêm, phường 14 là một trong những phường có diện tích lớn nhất của quận 10. Nhiều con hẻm nhỏ dài, thông nhau nhưng tất cả các anh em trong nhóm vẫn vác máy vào, không bỏ sót chỗ nào. "Người dân trong phường được phun khử khuẩn nên cảm thấy an tâm hơn. Nhiều người nhờ tôi gửi lời cám ơn đến nhóm của anh Huy Đăng", vị phó chủ tỉnh phường chia sẻ.

Diệp Phan

Giữa những chặng đường thiện nguyện miệt mài thiếu ăn thiếu ngủ, ông Trần Huy Đăng [tên thường gọi là ông Tám Sang], trưởng nhóm Hội thiện nguyện BĐS - Bạn đáng sống, chung tay vì cộng đồng, kể với VietTimes:

“Đội ngũ phản ứng nhanh của chúng tôi có 46 người, đã hoạt động từ hồi năm 2020 đi cứu trợ vùng lũ đến giờ. Lúc dịch bệnh bắt đầu bùng phát ở quận Gò Vấp, là chúng tôi nỗ lực hơn nữa phát huy hết khả năng của nhóm thiện nguyện, hỗ trợ mọi mặt cho bà con vùng dịch, vừa đưa F0 đi cấp cứu, tiếp ô xy, tặng thuốc điều trị, hỗ trợ vật tư y tế, phun xịt khử khuẩn cùng với các lực lượng chức năng, hỗ trợ thực phẩm cứu đói cho nhiều khu vực dân nghèo cho đến cả việc chôn cất tẩm liệm những nạn nhân không may qua đời…” - ông Tám Sang nói.

Xe cấp cứu cộng đồng của nhóm thiện nguyện BĐS đi cứu F0

Mặc dù cứu trợ vùng dịch COVID-19 phía Nam trong lúc dịch bệnh tăng cao đến cực đỉnh như thời gian vừa rồi đầy rẫy khó khăn và nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của từng người tham gia thiện nguyện nhưng nhóm vẫn miệt mài trên những cung đường. Ông Tám Sang cho hay, Hội thiện nguyện BĐS đi cả ngày lẫn đêm, thay nhau trực 24/24 giờ mỗi ngày, nhận được cuộc gọi hoặc thông tin cần cứu trợ là lên đường; bất kể giờ giấc, bữa ăn giấc ngủ đều bị dở dang.

Nhóm có 6 xe cấp cứu cộng đồng chở bệnh nhân đi cấp cứu, đều là xe của cá nhân các thành viên tham gia nhóm góp lại, 12 tài xế và tiền xăng nhớt đều do nhóm tự chi trả, hoàn toàn miễn phí cho các bệnh nhân, đặc biệt là F0 đang kẹt tại các khu phong toả.

Nhìn thấy từng ngày xung quanh mình diễn biến của dịch bệnh quá đau thương, quá nhiều bệnh nhân cần cấp cứu, quá nhiều hộ dân nghèo bị đói, ông Tám Sang tự sự: “Không làm gì thì không yên. Tôi muốn đem những giá trị sống chia sẻ với mọi người. Không hề có một cảm xúc tiêu cực nào, không đắn đo, suy nghĩ nhiều, thấy việc cần thì tôi làm thôi”.

Luôn sẵn sàng vác bình ô xy trên vai lội bộ tới từng ngõ ngách, hẻm nhỏ

Hội thiện nguyện BĐS hoạt động 24/24 để cứu từng F0

Vác lên vai những bình ôxy nặng cả hai chục ký, thành viên Hội thiện nguyện BĐS lầm lũi đi vào các hẻm sâu để cấp cứu F0, ngay cả các khu chung cư hiện tại BQL cũng đều không cho sử dụng thang máy, đội thiện nguyện phải vác bình oxy đi theo thang bộ lên nhà F0.

Áp lực quay cuồng với từng chuyến xe cấp cứu, khi mỗi giây phút đều là chuyện sinh tử đối với bệnh nhân, bệnh viện nào cũng đã cực kỳ quá tải nhưng vẫn buộc phải giành giật từng mạng sống luôn đè nặng trách nhiệm lên đôi vai những người tham gia Hội thiện nguyện BĐS. “Tất cả các tài xế không đồng và thành viên tham gia nhóm thiện nguyện của chúng tôi đều đã học kỹ năng sơ cứu, cấp cứu ban đầu cho các bệnh nhân. Trên xe có sẵn bình ô xy để đảm bảo cấp cứu kịp thời cho các F0 trở nặng. Tuỳ tình hình, bệnh nhân cư trú ở khu vực nào thì sẽ đưa nhập viện vào cơ sở y tế gần đó” – ông Tám Sang kể.

Nhóm thiện nguyện Bạn đáng sống nhiều lần mang ô xy đến tận giường cấp cứu F0

Ông Tám Sang là trưởng nhóm thiện nguyện Bạn đáng sống

Một video ghi lại hành trình đi cấp cứu các F0 trong tâm dịch của nhóm BĐS

“Tôi từ nghèo khổ đi lên, chữ nghĩa không có nhiều, gia đình khổ cực nên 9 tuổi tôi đi bán trứng vịt lộn với mẹ, mẹ cho tiền làm vốn đến năm 12 tuổi tự đi bán trà trá, chuối chiên, dưa hấu… Lên 14 tuổi tôi đi theo xe than, qua nhiều năm lưu lạc Bắc - Nam… mãi vẫn làm ăn thất bại, đến khi tôi chuyển sang kinh doanh hệ thống camera, thiết bị báo động mới khá hơn. Năm 2008, lần đầu tiên tôi làm tình nguyện vì thấy người nghèo tôi nhớ lại cảnh ngày xưa của mình rồi cứ thế tôi làm đến giờ”, ông Đăng kể.

Cho đến hiện tại, ông Tám Sang ngậm ngùi cho hay, trong 46 người tham gia Hội thiện nguyện BĐS thì có 10 người quá mệt, quá đuối, đã trở về cách ly cùng với gia đình, còn lại 36 người vẫn tiếp tục miệt mài với công việc cứu trợ; chỉ mong đến một ngày không xa Sài thành yêu thương sẽ khoẻ lại, dịch hết, bà con được an lành.

Video liên quan

Chủ Đề