Chân đồng vai sắt đánh giỏi bắn trúng là gì

Trong câu chuyện rôm rả với cánh lính trẻ kể về việc tập luyện và những khó khăn trong quá trình làm công tác chuẩn bị giúp tôi nghiệm ra rằng, làm lính pháo binh, dù thời chiến hay thời bình đều cần có "chân đồng, vai sắt" để sẵn sàng "kéo pháo ta vượt qua đèo, kéo pháo ta vượt qua núi". Dãi nắng dầm mưa trên bãi tập, nên cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn thường có nước da nhuộm màu nắng gió. Cũng bởi thế, các anh luôn có nụ cười "tỏa nắng", mà đã gặp một lần là không thể nào quên. Nếu như lính xe tăng "như năm ngón tay trên một bàn tay", thì lính pháo binh vào vị trí chiến đấu cả khẩu đội bảy người như một. Tuy mỗi người đảm nhận những phần việc khác nhau, song tất cả các pháo thủ đều tự hào về vai trò "mắt xích" trong dây chuyền khép kín của khẩu đội. Khi pháo thủ Ðào Duy Thịnh "phụ trách" giá ngắm, lấy tầm hướng tỏ ra hãnh diện về vị trí số 1, thì pháo thủ số 2 - Nguyễn Chí Sơn lại tủm tỉm "chức năng đóng mở khóa nòng và báo độ lùi là không thể xem thường", các số 3, 4, 5, 6, 7 chuyên nạp đạn, chuyển đạn, tống đạn, thao tác ngòi liều cũng thấy mình "oách" không kém với khả năng cơ động nhanh, phối hợp linh hoạt, ăn ý. Do đặc thù nhiệm vụ và đòi hỏi của thực tiễn chiến trường, lính pháo binh rất đa năng. Anh nào cũng "giỏi việc mình, biết việc người khác" để có thể thay thế nhau khi cần.

Từng nghe "Ăn pháo thủ, ngủ thông tin", bây giờ gặp "người trong cuộc" tôi mới vỡ lẽ, đừng tưởng lính pháo binh "ăn no vác nặng". Ðể có phần tử bắn, phải đo đạc, tính toán xác định thực địa, bản đồ, phải tính chất đất, thiết bị pháo, rồi sửa gió, sửa chênh cao. Nghĩa là phải giỏi rất nhiều môn học: Ðịa chất, Khí tượng thủy văn, Ðồ bản, Toán học, Vật lý... chinh phục hàng trăm phép tính nhằm đưa đạn bay trúng đích. Có dịp chứng kiến cuộc khai hỏa của bộ đội Lữ đoàn trên vùng biển Sơn Tịnh, Quảng Ngãi tháng 5-2011 mới thấy, trên đài chỉ huy, những chiến sĩ trinh sát, kế toán, đo đạc, thông tin luôn vận hành tối đa công suất quan sát mục tiêu, tính toán phần tử, lượng sửa. Chả thế mà họ được mệnh danh là những "tai mắt" của chỉ huy. Song dù là "tai mắt" vẫn không hề được "ngồi mát ăn bát vàng" bởi thông tin phải dải dây suốt chặng đường dài gần chục cây số từ đài chỉ huy đến trận địa qua mọi địa hình, địa vật; trinh sát, đo đạc bám thực địa để bảo đảm tính toán sát thực tế chiến đấu.

Trong quãng thời gian quân ngũ 18 tháng, được bắn đạn thật, dù chỉ một lần, với lính pháo binh đã là hạnh phúc. Thế mà khóa chiến sĩ nhập ngũ đợt 2 - năm 2010 vào Lữ đoàn lại trúng số độc đắc, được "thăng hoa" cùng pháo đến hai lần: bắn trên núi và trên biển. Ðặc biệt, khẩu đội 1 của Trung sĩ Khẩu đội trưởng Võ Văn Hung còn lập được "kỳ tích": Trong một lần bắn thử phát đầu tiên đã trúng mục tiêu, không cần tìm lượng sửa cho... nhọc công. Kết quả ấy có được là nhờ sự đoàn kết hiệp đồng chặt chẽ giúp đơn vị lập nên chiến công.

Còn nhớ năm 2009, trong một lần thực hành bắn đạn thật của cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn tại Trường bắn quốc gia 2. Sau những loạt khạc lửa dũng mãnh, nòng pháo 130 mm đỏ rực như nung, những tàn lửa tóe ra làm cháy cả lá ngụy trang cắm quanh công sự, đưa chúng "đậu" trên nóc hầm đạn, bén vào chiếc dẻ lau bùng lên. Trước tình huống nguy cấp, pháo thủ số 5 Nguyễn Tấn Thành đã kịp thời xúc cát dập tắt lửa. Vì thế, lính pháo binh luôn tự hào có "thần kinh thép", trong khói lửa ngút trời cứ bình tĩnh như không, mọi thao tác vẫn thuần thục, các sự cố đều tự tin đối mặt và khắc phục có hiệu quả. Phải chăng đó chính là bí quyết hàng đầu để Lữ đoàn luôn phát huy truyền thống "đã ra quân là đánh thắng"?

Năm 2012, Lữ đoàn Pháo binh 572 tròn 40 tuổi quân. Bốn mươi năm - "những ngày thương nhớ" là bệ phóng, hành trang để đơn vị vững bước phấn đấu huấn luyện giỏi, sẵn sàng chiến đấu cao, xứng danh Lữ đoàn Anh hùng của Binh chủng Anh hùng "Chân đồng, vai sắt, đánh giỏi, bắn trúng".

Ngày 29/6/1946, tại sân Vệ quốc đoàn Trung ương [số 40 Hàng Bài, Hà Nội], đồng chí Hoàng Văn Thái, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam đã đọc quyết định của Bộ Quốc phòng về việc thành lập Đoàn pháo binh Thủ đô, gồm 3 trung đội: Pháo đài Láng, Pháo đài Xuân Tảo, Pháo đài Xuân Canh, đánh dấu sự ra đời của Pháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ngày 13/03/1954, mở đầu chiến dịch, bộ đội pháo binh của ta dội bão lửa xuống đầu quân xâm lược Pháp tại Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Trải qua 68 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, chiến sỹ Binh chủng Pháo binh đã nỗ lực phấn đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, xây dựng nên truyền thống “chân đồng, vai sắt, đánh giỏi, bắn trúng”..

Là binh chủng chiến đấu, binh chủng kỹ thuật có vị trí là “hỏa lực chủ yếu của lục quân và hỏa lực mặt đất chủ yếu của quân đội ta”, trải qua những chặng đường chiến đấu cam go, quyết liệt với những chiến công vang dội, Pháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam đã góp phần cùng toàn quân, toàn dân viết nên khúc khải hoàn ca vĩ đại của dân tộc.

Ngay sau khi ra đời, thực hiện lời hiệu triệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, bộ đội pháo binh đã tích cực chủ động khắc phục mọi khó khăn thiếu thốn, sẵn sàng bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đêm 19/12/1946, Pháo đài Láng đã nổ phát đạn đầu tiên vào quân Pháp trong thành Hà Nội, mở đầu ngày toàn quốc kháng chiến.

Sau đó là một loạt các chiến công xuất sắc như: chiến thắng Sông Lô năm 1947, chiến thắng Biên giới năm 1950, và đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

Lữ đoàn pháo binh 434 [Binh đoàn Cửu Long] có nhiệm vụ bảo quản trang thiết bị, vũ khí phục vụ công tác huấn luyện, sẵn sàng cơ động chiến đấu. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, pháo binh đã vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ, thực hiện tốt phương châm “Đánh chắc, tiến chắc”. Hỏa lực pháo binh của ta vừa kiềm chế pháo binh địch, khống chế hoạt động của không quân địch, vừa tạo điều kiện cho bộ binh mở thông cửa vào trung tâm tập đoàn cứ điểm, khép chặt vòng vây và tiêu diệt hoàn toàn quân địch.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Bộ chỉ huy pháo binh được thành lập, sau đó đến năm 1956 đổi thành Bộ Tư lệnh Pháo binh.

Lực lượng pháo binh phát triển mạnh mẽ, được tổ chức trong các đơn vị bộ binh và tham gia hầu hết các chiến dịch, các trận đánh trên chiến trường. Trong mỗi chiến dịch, mỗi trận đánh đó, các đơn vị pháo binh đã thể hiện tính sáng tạo, sự phát triển về nghệ thuật sử dụng lực lượng, nghệ thuật tạo lập thế trận, phương pháp tổ chức hoả lực... lập nhiều chiến công vẻ vang, từng bước khẳng định vị trí là “hỏa lực chủ yếu của lục quân và hỏa lực mặt đất chủ yếu của quân đội ta”.

Trong sự nghiệp giải phóng miền Nam, bộ đội pháo binh đã tiêu diệt nhiều sinh lực, vũ khí, phương tiện chiến tranh của địch, góp phần không nhỏ trong sự nghiệp bảo vệ miền Bắc XHCN.

Trước những chiến công vang dội của pháo binh trên cả hai miền Nam, Bắc, ngày 13/4/1967, bộ đội pháo binh đã vinh dự được Bác Hồ gửi thư khen: “Pháo binh ta có truyền thống oanh liệt chân đồng vai sắt, đánh giỏi, bắn trúng… Bác rất vui lòng thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ, khen ngợi toàn thể cán bộ, chiến sĩ pháo binh ta”.

Cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn pháo binh 241 đổ bê tông đường làng, ngõ xóm tại thôn Xanh [xã Quỳnh Lưu, huyện Nho Quan, Ninh Bình]. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN.

Từ khi đất nước thống nhất, non sông thu về một mối, cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, Binh chủng Pháo binh nỗ lực phấn đấu, vươn lên hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và quân đội giao phó.

Trước yêu cầu bảo vệ đất nước trong thời kỳ mới, cùng với toàn dân, toàn quân, bộ đội pháo binh tập trung củng cố xây dựng lực lượng, nâng cao chất lượng huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu, phấn đấu vươn lên nắm vững khoa học kỹ thuật quân sự, xây dựng Binh chủng vững mạnh toàn diện, trước hết vững vàng về chính trị, tư tưởng, tuyệt đối tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng, góp phần làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch, cùng toàn quân, toàn dân bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Chủ Đề