Chi đoàn sinh hoạt định kỳ như thế nào năm 2024

Cụ thể tại Mục 11 Hướng dẫn 16 HD/TWĐTN-BTC năm 2018 quy định chi đoàn là tổ chức tế bào của Đoàn, là hạt nhân nòng cốt đoàn kết, tập hợp thanh thiếu nhi.

- Chi đoàn sinh hoạt định kỳ 01 tháng 01 lần.

- Chi đoàn trên địa bàn dân cư ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, ở các đơn vị mà đoàn viên phân tán trên địa bàn rộng hoặc thường xuyên đi công tác khỏi địa bàn, cơ quan được đoàn cấp trên xác nhận thì 03 tháng sinh hoạt ít nhất 01 lần.

2. Điều kiện tối thiểu để thành lập chi đoàn

Căn cứ theo khoản 4 Điều 17 Điều lệ Đoàn Thanh niên Hồ Chí Minh quy định ở lại Đơn vị có ba đoàn viên trở lên được thành lập chi đoàn. Nếu chưa đủ ba đoàn viên thì Đoàn cấp trên giới thiệu đến sinh hoạt ở một tổ chức cơ sở Đoàn thích hợp. Chi đoàn có thể thành lập các phân đoàn.

3. Phân loại chi đoàn

[1] Các loại hình chi đoàn có tính chất đặc thù

- Chi đoàn được thành lập trong các đội hình thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện, thanh niên xung kích, các đội hình lao động trẻ, các đơn vị, tổ, đội, nhóm công tác, hợp tác xã v.v… có thời gian từ 6 tháng trở lên có thể trực thuộc đoàn cấp trên trực tiếp nơi lập ra chi đoàn đó hoặc trực thuộc đoàn cơ sở nơi các chi đoàn đó hoạt động.

- Trong các khu tập thể, khu nhà trọ của công nhân, khu công nghiệp, khu chế xuất, các nhà máy, xí nghiệp v.v… chưa có tổ chức Đoàn thì đoàn xã, phường, thị trấn nơi đó tiến hành thành lập các chi đoàn trực thuộc. Các chi đoàn này sẽ là hạt nhân để tiến tới thành lập tổ chức Đoàn trong các doanh nghiệp.

- Việc thành lập chi đoàn ở những nơi đào tạo theo tín chỉ do ban chấp hành đoàn trường căn cứ điều kiện cụ thể quyết định cho phù hợp trên cơ sở Hướng dẫn của Ban Bí thư Trung ương Đoàn.

- Đối với những đơn vị có liên kết đào tạo, đoàn viên sinh hoạt và chịu sự quản lý của chi đoàn, đoàn trường nơi đoàn viên học tập.

[2] Chi đoàn tạm thời

- Trong các đội hình thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện, thanh niên xung kích, các đội hình lao động trẻ, các đơn vị, tổ, đội, nhóm công tác v.v… có thời gian từ 01 tháng đến dưới 06 tháng và có từ 03 đoàn viên trở lên chuyển đến sinh hoạt và lao động, công tác ở cùng một địa bàn thì đoàn cấp trên trực tiếp nơi lập ra các đội hình trên có thể ra quyết định thành lập chi đoàn sinh hoạt tạm thời, chỉ định ban chấp hành lâm thời, bí thư của chi đoàn đó và bàn giao cho nơi nhận.

- Chi đoàn tạm thời có nhiệm vụ tổ chức hoạt động thực hiện nghị quyết của đoàn cấp trên nơi đang sinh hoạt, lao động, công tác, quản lý đoàn viên, thu nộp đoàn phí và giữ mối liên hệ với cấp bộ đoàn nơi thành lập.

- Đoàn viên trong chi đoàn tạm thời thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn như đoàn viên chuyển sinh hoạt tạm thời.

[Mục 11 Hướng dẫn 16 HD/TWĐTN-BTC năm 2018]

4. Nhiệm vụ và quyền hạn của chi đoàn

[1] Tổ chức cơ sở Đoàn có nhiệm vụ:

- Đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi.

- Tổ chức các hoạt động, tạo môi trường giáo dục, rèn luyện đoàn viên, thanh thiếu nhi nhằm góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương, đơn vị.

- Phối hợp với chính quyền, các đoàn thể và các tổ chức kinh tế, xã hội làm tốt công tác thanh niên, chăm lo xây dựng Đoàn, tích cực xây dựng cơ sở Đoàn, Hội, Đội ở địa bàn dân cư, tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng và chính quyền.

[2] Tổ chức cơ sở Đoàn có quyền:

- Kết nạp đoàn viên mới, quản lý đoàn viên, tiếp nhận, chuyển sinh hoạt Đoàn; giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng bồi dưỡng, kết nạp; giới thiệu cán bộ, đoàn viên vào quy hoạch đào tạo, sử dụng cán bộ của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể và tổ chức kinh tế, xã hội.

- Tổ chức các hoạt động, các phong trào nhằm đoàn kết, tập hợp thanh niên, đáp ứng nhu cầu, lợi ích chính đáng, hợp pháp của tuổi trẻ; phối hợp với các ngành, các đoàn thể, các tổ chức kinh tế, xã hội tạo môi trường, điều kiện thuận lợi trong công tác thanh niên.

- Tổ chức các hoạt động tạo thêm việc làm và thu nhập cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên, tạo nguồn kinh phí cho hoạt động của Đoàn; được sử dụng con dấu hợp pháp.

[Điều 18 và 19 Điều lệ Đoàn Thanh niên Hồ Chí Minh]

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Chi đoàn không chỉ là nền tảng đoàn kết, tập hợp, giáo dục và rèn luyện cho đoàn viên, mà còn đại diện bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của đoàn viên, thanh niên. Bên cạnh đó, chi đoàn cũng là nơi tổ chức, triển khai thực hiện mọi chủ trương công tác của đoàn, đóng vai trò cầu nối giữa thanh niên với tổ chức đoàn. Sinh hoạt chi đoàn là cầu nối đưa các thông tin, quy định của Đoàn, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đoàn viên, thanh niên. Đồng thời, là nơi để các đoàn viên, thanh niên có thể giao lưu, chia sẻ và hòa mình vào tổ chức, tập thể. Tuy nhiên, trên thực tế, sinh hoạt chi đoàn tại Đoàn trường Cao đẳng Ngô Gia Tự Bắc Giang không đồng đều, chất lượng chưa cao. Điều này do một số nguyên nhân sau: Thứ nhất, một số chi đoàn còn nhầm lẫn giữa họp và sinh hoạt chi đoàn Thực tế, không ít cán bộ đoàn vẫn còn hiểu sai về khái niệm sinh hoạt chi đoàn, tổ chức sinh hoạt chi đoàn. Có những bí thư chi đoàn coi sinh hoạt chi đoàn là buổi quán triệt kế hoạch công tác, biểu diễn văn nghệ, hoạt động tình nguyện và thậm chí mặc nhiên nghĩ rằng, trao đổi thông tin giữa đoàn viên qua các phương tiện truyền thông: điện thoại, mạng xã hội, nhóm zalo,… cũng là sinh hoạt chi đoàn,…Vì thế, việc tổ chức sinh hoạt mang nặng tính hình thức theo kiểu “họp đoàn” khô cứng, ít đổi mới, thiếu tính lan tỏa, chưa hấp dẫn và lôi cuốn đoàn viên tham gia. Thứ hai, nội dung và hình thức sinh hoạt còn đơn điệu, tẻ nhạt Ở một số chi đoàn, việc tổ chức sinh hoạt chi đoàn định kỳ chưa bảo đảm theo quy định của Điều lệ Đoàn, chưa có sự quan tâm, chú trọng đến nội dung, hình thức sinh hoạt. Nội dung sinh hoạt còn đơn điệu, tẻ nhạt, chưa có sự kết hợp đồng bộ giữa nội dung và các hình thức hoạt động để bảo đảm mục đích, ý nghĩa của sinh hoạt chi đoàn. Các buổi sinh hoạt chi đoàn thường kỳ chủ yếu tập trung đánh giá kết quả hoạt động của chi đoàn trong thời gian vừa qua, trong đó chú trọng đánh giá về những kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân, đề xuất các giải pháp khắc phục, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm của chi đoàn trong thời gian tới. Tiếp đến, đoàn viên sẽ thảo luận, đóng góp ý kiến; đại diện chi bộ, Đoàn cấp trên phát biểu chỉ đạo, định hướng hoạt động. Sau đó, chủ trì buổi sinh hoạt sẽ tổng hợp ý kiến và kết luận, phân công nhiệm vụ cho đoàn viên thực hiện các nội dung hoạt động trong thời gian tới. Cuối cùng, thư ký sẽ thông qua biên bản và biểu quyết thống nhất. Một buổi sinh hoạt chi đoàn lặp đi lặp lại như vậy sẽ dễ gây sự nhàm chán trong đoàn viên, khiến cho chất lượng sinh hoạt chi đoàn giảm sút. Thứ ba, một số bí thư chi đoàn còn yếu về năng lực, kỹ năng

Một số bí thư chi đoàn còn yếu về năng lực, kỹ năng, nghiệp vụ, thiếu sâu sát với đoàn viên, chưa nêu cao tinh thần tiên phong, gương mẫu, dẫn đến việc chưa thực hiện tốt vai trò thủ lĩnh thanh niên, gây khó khăn trong công tác đoàn kết, tập hợp, bồi dưỡng và giáo dục đoàn viên. Vì vậy, để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi đoàn, làm sao cho mỗi chi đoàn là cầu nối của đoàn viên với tổ chức Đoàn và ngược lại, chi đoàn phải thực sự là môi trường để đoàn viên rèn luyện và cống hiến thì cần phải đổi mới sinh hoạt chi đoàn bằng cách thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: Một là, tổ chức các cuộc thi chi đoàn văn minh, chi đoàn kiểu mẫu, chi đoàn mạnh,… với các tiêu chí cụ thể được đưa ra ngay từ đầu năm học. Để tham gia các cuộc thi này, mỗi chi đoàn phải đăng ký thực hiện các chương trình, hoạt động cụ thể, trong đó đặc biệt chú trọng duy trì sinh hoạt định kỳ và báo cáo với đoàn thanh niên cấp trên. Hai là, đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt chi đoàn tạo sức hút đối với đoàn viên, cải thiện chất lượng sinh hoạt chi đoàn và đặc biệt là tuyên truyền sâu rộng về ý nghĩa các ngày lễ, ngày kỷ niệm lớn của đất nước. Xây dựng nội dung định hướng sinh hoạt chi đoàn trong chương trình công tác đoàn và phong trào thanh niên năm học cho từng tháng chủ đề gắn với các ngày lễ, ngày kỷ niệm lớn của đất nước, của Đảng, của tổ chức Đoàn. Hình thức sinh hoạt chi đoàn chủ điểm không chỉ tạo ra đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn trong đoàn viên, nâng cao nhận thức của đoàn viên về ngày lễ, ngày kỷ niệm của đất nước mà còn góp phần tạo ra những buổi sinh hoạt chi đoàn mới mẻ và hấp dẫn. Ba là, tổ chức đội hình chuyên tham gia sinh hoạt đoàn là bí thư, phó bí thư các chi đoàn. Đội hình này có nhiệm vụ hỗ trợ các chi đoàn yếu kém tổ chức sinh hoạt mẫu và trực tiếp giúp cán bộ đoàn xử lý những vướng mắc, khó khăn trong sinh hoạt. Hàng năm, tổ chức ít nhất 01 buổi sinh hoạt chi đoàn điểm, yêu cầu toàn bộ ban chấp hành các chi đoàn tham gia và mời lãnh đạo Tỉnh đoàn về dự, góp ý. Trên cơ sở đó, các chi đoàn sẽ tiếp tục sinh hoạt định kỳ theo nội dung yêu cầu đã đề ra, có thể linh hoạt kết hợp sử dụng hiệu quả các phương tiện truyền thông internet, tạo sự tương tác giữa ban chấp hành chi đoàn với đoàn viên cũng như kịp thời nắm bắt tình hình tư tưởng định hướng dư luận trong đoàn viên. Thực hiện hiệu quả các giải pháp trên sẽ góp phần quan trọng để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi đoàn, đồng thời nâng cao vai trò, vị trí của chi Đoàn trong việc tham gia xây dựng tổ chức Đoàn trường ngày càng vững mạnh.

[Đ/c Nguyễn Ngọc Nam – Phó chủ tịch Hội đồng Đội tỉnh, phụ trách ban công tác đội tỉnh Đoàn Bắc Giang dự sinh hoạt chi đoàn]

Bốn là: Tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ bí thư, phó bí thư đoàn để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ công tác đoàn và phương pháp tổ chức sinh hoạt chi đoàn,… * Đối với các chi đoàn: Một là: Để sinh hoạt chi đoàn bảo đảm mục đích, ý nghĩa đề ra, các chi đoàn cần tập trung duy trì sinh hoạt định kỳ, bảo đảm quy định của Điều lệ Đoàn 1 tháng 1 lần. Trong sinh hoạt chi đoàn định kỳ cần chú trọng tính chính trị, chỉ đạo và định hướng các nội dung tuyên truyền giáo dục tư tưởng, chính trị cho đoàn viên.

[Chi đoàn CĐMN K39A sinh hoạt chi đoàn với chủ đề “Quốc khánh 02/9]

Hai là: Các chi đoàn cần đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt theo hướng lồng ghép giữa sinh hoạt định kỳ [hoạt động riêng của đoàn viên trong chi đoàn] với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, tình nguyện để thu hút đoàn viên tham gia cũng như nâng cao chất lượng hoạt động. Nội dung hoạt động của Đoàn phải thiết thực phải đồng hành, chăm lo nhu cầu, lợi ích chính đáng của đoàn viên, thanh niên về các vấn đề như: học tập, thu nhập, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao,… Đồng thời, phải bám sát vào nhiệm vụ chi đoàn và định hướng của Đoàn cấp trên: – Sinh hoạt chi đoàn, phải tạo ra được bầu không khí vui vẻ, dân chủ và phát huy được tính sáng tạo trong từng ý kiến phát biểu đóng góp xây dựng nơi mỗi đoàn viên, từ đó tạo ra khí thế và tinh thần đoàn kết. “Đoàn kết là điều kiện đủ để cho các buổi sinh hoạt của chi đoàn được hiệu quả và thành công nhất”. – Hình thức sinh hoạt chi đoàn phải đa dạng, linh hoạt, sáng tạo, hấp dẫn để thu hút đoàn viên: nói chuyện chuyên đề, chiếu phim tư liệu kết hợp với các hội thi đố vui, thuyết trình; hoặc cũng có thể kết hợp sinh hoạt chi đoàn chủ điểm với ngày đoàn viên cùng hành động,… Cùng với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong sinh hoạt chi đoàn, thì chi đoàn có thể tổ chức các hoạt động tập thể: tổ chức các giải thể thao, dọn dẹp vệ sinh, cắt tỉa cây cảnh,… hoặc các hoạt động gây quỹ sinh hoạt như cắt tóc, bán ve chai,… – Ngoài sinh hoạt định kỳ mỗi tháng, với việc tổ chức sinh hoạt tại phòng học, ban chấp hành chi đoàn cần tổ chức các buổi sinh hoạt ngoài trời kết hợp dã ngoại, tổ chức các buổi thăm viếng di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, về nguồn,… để làm phong phú các buổi sinh hoạt chi đoàn.

[Xem tư liệu liên quan đến chủ đề sinh hoạt]

[Biểu diễn một số tiết mục văn nghệ theo chủ đề]

[Ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế các trò chơi theo chủ đề]

Đặc biệt: Để mỗi buổi sinh hoạt chi đoàn không khô cứng, tạo sự thu hút đối với ĐVTN thì vai trò của bí thư chi đoàn – người thủ lĩnh rất quan trọng. “Đầu tàu” của chi đoàn phải là người có kỹ năng và tâm huyết. Bí thư chi đoàn cần chuẩn bị nội dung, điều kiện sinh hoạt cho phù hợp. Thường xuyên tự học, nâng cao trình độ, năng lực, rèn kỹ năng mềm, rèn kỹ năng “nói cho đoàn viên nghe và nghe đoàn viên nói”. Trong sinh hoạt, người “thủ lĩnh” cần tăng cường trao đổi, tương tác phát huy dân chủ trong đoàn viên, tránh tình trạng “độc thoại”. Bí thư chi đoàn cần phải tạo được uy tín, niềm tin đối với đoàn viên trong chi đoàn. Chi đoàn là tế bào cơ bản trong sự tồn tại và phát triển của tổ chức đoàn. Trong giai đoạn hiện nay, khi xã hội ngày càng phát triển, kèm theo những nhu cầu ngày càng cao trong đoàn viên, đòi hỏi những đổi mới quyết liệt trong hệ thống chi đoàn. Chỉ khi đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên, chi đoàn mới thật sự hoạt động hiệu quả, trở thành “mái nhà” chung, góp phần giáo dục và rèn luyện tuổi trẻ, tạo tiền đề để phong trào thanh niên cả nước thực hiện thắng lợi những mục tiêu đã đề ra, góp phần tích cực vào công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Sinh hoạt chi đoàn cần được các cấp bộ đoàn quan tâm, sát sao hơn nữa. Tài liệu tham khảo 1. Nông Hạnh Phúc. Làm thế nào để nâng cáo chất lượng sinh hoạt chi đoàn. Web: Laocai.tnu.edu.vn 2. Hoàng Hải: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi đoàn cần đổi mới cả nội dung và hành thức.//baodaknong.org.vn/ 3. //tinhdoanbinhphuoc.vn/tin-tuc-doan-hoi-doi/giai-phap-nang-cao-chat-luong-sinh-hoat-chi-doan-tren-dia-ban-tinh-binh-phuoc-3843.html

Chủ Đề