Chi nhánh của nhà sản xuất là gì

Phải nắm được những quy định của pháp luật về chi nhánh và công ty con, đó là cơ sở để xét đến những tiêu chí để phân biệt chúng.

1. Chi nhánh là gì?

Quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định rằng:

“Chi nhánh hay chi nhánh doanh nghiệp là đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.”

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp, được đặt các khu vực khác với khu vực của doanh nghiệp, công ty chính để thực hiện các chức năng như mở rộng quy mô, mở rộng thị trường doanh nghiệp,… Số lượng chi nhánh là không giới hạn ở một hay nhiều địa phương, cả trong và ngoài nước.

2. Công ty con là gì?

Khái niệm công ty co sẽ được suy ra từ khái niệm công ty mẹ từ Điều 195, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:

“1. Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  1. Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
  1. Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
  1. Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.”

Từ đây, công ty có công ty khác sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty, bên cạnh đó công ty khác này có quyền trực hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó. Công ty khác có quyền quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty đó. Được gọi là công ty con của công ty khác (gọi là công ty mẹ).

Như vậy đã có khái niệm của 2 đơn vị cần phải phân biệt là chi nhánh và công ty con.

Phân biệt chi nhánh và công ty con

Để phân biệt chi nhánh và công ty con, điều đề cập đầu tiên để xem xét chính là bản chất của chúng. Tuy là những đơn vị có liên quan mật thiết với doanh nghiệp chính và thực hiện các hoạt động kinh doanh nhưng chi nhánh là đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp và công ty con là đơn vị kinh doanh độc lập, không phụ thuộc doanh nghiệp.

Theo những căn cứ pháp lý từ:

  • Luật Doanh nghiệp 2020.
  • Thông tư 105/2020/TT-BTC.
  • Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008.

Chúng tôi sẽ lập bảng phân biệt để dễ dàng phân biệt chi nhánh và công ty con:

STTTiêu chí so sánhChi nhánhCông ty con1Bản chất thành lậpPhụ thuộc doanh nghiệp.Không phụ thuộc doanh nghiệp.2Văn bản xác nhận tư cách chủ thểGiấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.3Tư cách pháp nhânKhông có tư cách pháp nhân do chi nhánh không có tài sản độc lập.Có tư cách pháp nhân.4Vốn điều lệChi nhánh không có vốn điều lệ.Quy định tại Điều lệ công ty và ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.5Nghĩa vụ nộp thuế TNDNCó thể chuyển lợi nhuận trước thuế về công ty để nộp thuế TNDN.Không được chuyển lợi nhuận trước thuế về công ty mẹ, phải nộp thuế TNDN tại trụ sở công ty con.6Trách nhiệm của chủ sở hữu khi giải thể, phá sảnDoanh nghiệp chịu trách nhiệm toàn bộ.Công ty mẹ chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã góp vào công ty con.7Tài khoản kế toán sử dụng khi công ty chuyển vốnVốn giao cho chi nhánh là giao vốn cho đơn vị trực thuộc.Vốn góp cho công ty là một khoản đầu tư tài chính.8Mã số thuếĐược cấp mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp.Do mang tư cách độc lập nên được cấp một mã số độc lập.

Bên cạnh đó, chi nhánh có thể chuyển lợi nhuận về công ty mẹ, còn công ty con thì phải tự nộp thuế dựa trên thu nhập của mình.

Chi nhánh của nhà sản xuất là gì

Phân biệt chi nhánh và công ty con rất quan trọng

Ưu và nhược điểm của chi nhánh và công ty con

Để phân biệt sâu hơn giữa chi nhánh và công ty con, chúng tôi sẽ điểm qua những ưu và nhược điểm của 2 đơn vị này.

Ưu và nhược điểm của chi nhánh

Một số ưu điểm của chi nhánh như:

  • hủ động hơn trong tổ chức hoạt động kinh doanh và các vấn đề khác trong nội bộ chi nhánh.
  • Việc thành lập chi nhánh tại những tỉnh, thành phố (khu vực tạo ra doanh thu cao cho doanh nghiệp) sẽ tiết kiệm tối đa chi phí về vận chuyển. Đồng thời mang đến niềm tin, sự thuận lợi cũng như dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt cho khách hàng.
  • Chi nhánh được hoạt động kinh doanh như doanh nghiệp.

Một số nhược điểm của chi nhánh như:

  • Thủ tục thành lập ban đầu – thủ tục đăng ký hoạt động phức tạp – tương đương thành lập một công ty mới.
  • Phải đóng thuế môn bài hằng năm.
  • Phải làm thủ tục quyết toán trước khi giải thể, thủ tục thay đổi cơ quan thuế khi thay đổi địa chỉ chi nhánh.
  • Đối với chi nhánh hạch toán độc lập phải thực hiện kê khai thuế độc lập cho chi nhánh. Nếu quy mô doanh nghiệp nhỏ, phải thực hiện khá nhiều nghĩa vụ liên quan đến thuế và các quy định pháp luật, sẽ ảnh hưởng đến thời gian, chi phí nhân sự cũng như các chi phí vận hành doanh nghiệp khác.

Xem thêm: Thủ tục thành lập chi nhánh công ty TNHH

Ưu và nhược điểm của công ty con

Một số ưu điểm của công ty con như:

  • Là một tổ chức kinh tế năng động: mở rộng ra với quy mô đa sở hữu ngày càng lớn, với sự hoạt động đa ngành, đa phương, thậm chí đa quốc gia.
  • Do có tính độc lập, nên các công ty con phát huy được sáng tạo, quyền tự chủ, tự do định đoạt để giải quyết những vấn đề nhanh hơn ở công ty.
  • Nhờ có sức mạnh của Tập đoàn, của công ty mẹ mà vị thế của công ty con thường nâng cao hơn khi tham gia các quan hệ kinh tế.
  • Chiếm lĩnh, mở rộng và củng cố thị trường; thu được nhiều lợi nhuận hơn.

Một số hạn chế của công ty con như sau:

  • Do tính độc lập, tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên các công ty con cạnh tranh lẫn nhau gây ảnh hưởng đến lợi ích chung của cả tập đoàn.
  • Do tập trung vốn và nguồn lực lớn nên dễ dẫn tới tình trạng độc quyền kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.

Như vậy, từ các tiêu chí đã liệt kê phía trên có thể phân biệt giữa chi nhánh và công ty con có nhiều khác biệt. Đặc biệt việc phân biệt này rất quan trọng để quý doanh nghiệp có thể lựa chọn giữa chi nhánh và công ty con để thành lập các đơn vị mở rộng thị trường, sản xuất,… theo đúng với nhu cầu của doanh nghiệp. Không những thế, hiểu rõ chi nhánh và công ty con để giúp cho doanh nghiệp có thể thực hiện đúng và chính xác phù hợp các quy định của pháp luật. Nếu có những thắc mắc hay cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin bên dưới:

Chi nhánh của ngân hàng là gì?

Chi nhánh ngân hàng là một loại kênh truyền thống gắn với các trụ sở và hệ thống cơ sở vật chất tại địa điểm nhất định. Đặc biệt là việc cung ứng sản phẩm dịch vụ tại chi nhánh ngân hàng chủ yếu thực hiện bằng lao động thủ công của các nhân viên ngân hàng.

Tại sao gọi là chi nhánh?

Chi nhánh là một đơn vị trực thuộc doanh nghiệp, chi nhánh được thành lập nhằm mục đích mở rộng quy mô, thị trường kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh có thể thành lập chi nhánh ở trong nước và nước ngoài.

Tại sao chi nhánh không phải là pháp nhân?

Chi nhánh và văn phòng đại diện đều là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, tức mọi hoạt động của chi nhánh hay văn phòng đại diện đều phụ thuộc vào doanh nghiệp. Do đó, chi nhánh và văn phòng đại diện không tham gia các quan hệ pháp luật với tư cách độc lập.

Văn phòng đại diện và chi nhánh khác nhau như thế nào?

- Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân. - Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân. Như vậy, văn phòng đại diện và chi nhánh không có tư cách pháp nhân mà chỉ là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân.