Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản Bài học đầu cho con

PHẦN I/ ĐỌC- HIỂU [ 3 ĐIỂM ]
HS đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3:
“ Quê hương mỗi người đều có
Vừa khi mở mắt chào đời
Quê hương là dòng sữa mẹ
Thơm thơm giọt xuống bên nôi
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.”
[ Trích “ Bài học đầu cho con’’ của Đỗ Trung Quân ]
Câu 1/ Xác định thể thơ của văn bản trên?[ 0,5 điểm ]
Câu 2/ Theo văn bản trên, nhà thơ đã ví quê hương với những hình ảnh nào? [ 0,5 điểm]
Câu 3/ Trong văn bản trên nhà thơ Đỗ Trung Quân đã khẳng định rằng:
“ Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi”
Anh[ chị] có đồng tình với quan điểm trên của nhà thơ không? Vì sao? [ 1,0 điểm ]
Câu 4 / Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên. [0,5 điểm]
Câu 5/ Hãy phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên[ 0,5 điểm ]
PHẦN II/ LÀM VĂN [ 7 ĐIỂM ]
Câu 1/ Từ nội dung của văn bản trên, anh[ chị ] hãy viết đoạn văn ngắn [ không quá 20 dòng ] để trình bày trách nhiệm của thanh niên học sinh với quê hương của mình .[2 điểm]

I

Câu 1: Thể thơ Tự do – 6 tiếng

Câu 2:

Từ láy: thơm thơm

Từ ghép: quê hương

Câu 3:

Nghệ thuật:

     so sánh: "Quê hương" được so sánh với "dòng sữa mẹ"
Tác dụng:
- Tạo cho hình ảnh thơ sinh động, giàu hình ảnh, gây hấp dẫn đối với người đọc
- Tác giả gợi cho người đọc thấy quê hương vô cùng gần gũi với con người. Dùng quê hương để so sánh với dòng sữa mẹ là nhà thơ muốn gợi cho người đọc về những gì gần gũi thân thuộc, ấm áp nhất đối với mỗi người từ đó nhắc nhở con người về tình yêu quê hương
- Nhà thơ bày tỏ thái độ yêu quý quê hương, trân trọng quê hương và biết ơn quê hương

Câu 4:

Hình ảnh về quê hương trong bài thơ[chùm khế ngọt, đường đi học…] là những hình ảnh gần gũi, giản dị, thân thuộc với mỗi con người . Những hình ảnh thơ cho ta thấy quê hương không phải là những gì lớn lao mà là những kỉ niệm gắn bó với quá trình trưởng thành của mỗi con người vì vậy quê hương giản dị nhưng rất đỗi thiêng liêng.

II

câu  1:

Tình yêu quê hương, đất nước - một thứ tình cảm cao quý trong cuộc sống. Tình yêu quê hương, đất nước là một thứ tình cảm thiêng liêng. Nhưng có những người lại quên đi nguồn cội của mình. Điều đó thật đáng lên án và phê phán. Mỗi người dân Việt Nam cần ý thức nuôi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước. Bởi vậy thế hệ trẻ hôm nay hãy giữ gìn thứ tình cảm thiêng liêng đó.

Tuyển tập các bài Đọc hiểu Bài học đầu cho con mới nhất, cực hay được tổng hợp trong các đề thi chính thức qua các năm học.

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Quê hương là bàn tay mẹ

Dịu dàng hái lá mồng tơi

Bát canh ngọt ngào tỏa khói

Sau chiều tan học mưa rơi

Quê hương là vàng hoa bí

Là hồng tím giậu mồng tơi

Là đỏ đôi bờ dâm bụt

Màu hoa sen trắng tinh khôi

Quê hương mỗi người đều có

Vừa khi mở mắt chào đời

Quê hương là dòng sữa mẹ

Thơm thơm giọt xuống bên nôi

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người.

                                                             [Trích Bài học đầu cho con – Đỗ Trung Quân]      

1. Cho biết thể thơ? [1.0 điểm]

2. Viết về quê hương tác giả đã lựa chọn những hình ảnh nào? [0.5 điểm]

3. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ trên? [0.5 điểm]

4. Bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về ảnh hưởng của quê hương trong sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người. [Trình bày trong khoảng 5-7 câu] [1.0 điểm]

[ Gồm: 03 trang]

Phần/

Câu

Nội dung

Biểu

điểm

I. Đọc – hiểu: [3,0]
* Yêu cầu chung:

– Học sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản.

– Diễn đạt rõ ràng, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

1. Xác định thể thơ? 1,0
1.1. Mục đích câu hỏi: Nhằm đánh giá khả năng nhận biết về thể thơ được sử dụng trong đoạn trích.
1.2. Đáp án: Thể thơ Tự do – 6 tiếng
1.3. Hướng dẫn chấm:
– Trả lời đúng như đáp án. 1,0
– Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời. 0,0
2. Viết về quê hương tác giả đã lựa chọn những hình ảnh nào? 0,5
2.1. Mục đích câu hỏi: Nhằm đánh giá khả năng nhận biết những hình ảnh về quê hương được nhà thơ đề cập đến trong đoạn trích.
2.2. Đáp án: Những hình ảnh về quê hương: Bàn tay mẹ, bát canh ngọt ngào, vàng hoa bí, giậu mồng tơi, bờ dâm bụt, dòng sữa mẹ,…
2.3. Hướng dẫn chấm:
– Trả lời đúng như đáp án.  0,5
– Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời. 0,0
3. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ trên? 0,5
3.1. Mục đích câu hỏi: Nhằm đánh giá khả năng nhận biết của học sinh về phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ.
3.2. Đáp án: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật/nghệ thuật.
3.3. Hướng dẫn chấm:
– Trả lời đúng như đáp án. 0,5
– Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời. 0,0
4. Bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về ảnh hưởng của quê hương trong sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người. [Trình bày trong khoảng 5-7 câu] 1,0
4.1. Mục đích câu hỏi: Nhằm đánh giá mức độ tình cảm, suy nghĩ, hiểu biết của học sinh liên quan đến vấn đề.
4.2. Đáp án: Đoạn văn giàu cảm xúc, suy nghĩ chân thành, sâu sắc về quê hương trong sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người.
 4.3. Hướng dẫn chấm:
– Trả lời đúng như đáp án hoặc có cách trả lời khác nhưng đúng đắn, thuyết phục, diễn đạt rõ ràng. 1,0
– Cơ bản trả lời thuyết phục nhưng diễn đạt còn lòng vòng. 0,5
– Trả lời không thuyết phục, diễn đạt lủng củng hoặc không trả lời. 0,0

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi :

QUÊ HƯƠNG

Quê hương là bàn tay mẹ

Dịu dàng hái lá mồng tơi

Bát canh ngọt ngào tỏa khói

Sau chiều tan học mưa rơi

Quê hương là vàng hoa bí

Là hồng tím giậu mồng tơi

Là đỏ đôi bờ dâm bụt

Màu hoa sen trắng tinh khôi

Quê hương mỗi người đều có

Vừa khi mở mắt chào đời

Quê hương là dòng sữa mẹ

Thơm thơm giọt xuống bên nôi

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người.

“Đỗ Trung Quân”

1, Chữa lỗi chính tả ở hai khổ thơ đầu mà người soạn đề đã cố ý viết sai?

2, Nêu chủ đề của bài thơ?

3, Viết về quê hương tác giả đã lựa chọn những hình ảnh nào? Những hình ảnh đó có ý nghĩa gì?

4, Tìm và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng để gợi hình ảnh quê hương ở khổ đầu và khổ cuối của bài thơ?

5, Nói về quê hương có ý kiến cho rằng “Nơi nào giầu có nơi ấy là quê hương của tôi”. Quan niệm về quê hương của Đỗ Trung Quân có gì khác với quan niệm trên? Nêu quan điểm riêng của em về quê hương và lí giải điều đó?

6. Em hiểu thế nào về ý nghĩa của hai dòng thơ:

 Quê hương nếu ai không nhớ 

Sẽ không lớn nổi thành người.

Câu

Đáp án

Điểm

  Phần 1       [04 điểm] a] Yêu cầu về kĩ năng:Học sinh biết cách đọc hiểu một văn bản thơ.

b]Yêu cầu về kiến thức:

Đề bài yêu cầu học sinh đọc hiểu được văn bản và trả lời theo câu hỏi đã định hướng:

Ý 1 Chữa lỗi chính tả:chèo -> trèo, dợp -> rợp 0,5 điểm
Ý 2 Chủ đề của bài thơ: Bài thơ là những cảm nhận riêng của tác giả về quê hương: quê hương là những gì gần gũi, giản dị gắn bó với đời sống và tâm hồn của mỗi chúng ta. Bài thơ còn là lời nhắn gửi một thông điệp: quê hương là cội nguồn, là sự gắn bó máu thịt với chúng ta, nêu ai quên quê hương mình thì không thể trưởng thành. 0,5 điểm
Ý 3 Hình ảnh về quê hương trong bài thơ[chùm khế ngọt, đường đi học…] là những hình ảnh gần gũi, giản dị, thân thuộc với mỗi con người . Những hình ảnh thơ cho ta thấy quê hương không phải là những gì lớn lao mà là những kỉ niệm gắn bó với quá trình trưởng thành của mỗi con người vì vậy quê hương giản dị nhưng rất đỗi thiêng liêng. 0,5 điểm
Ý 4 Các biện pháp nghệ thuât: Câu hỏi tu từ, so sánh, lặp cấu trúc cú pháp, dùng câu khảng định. Tác dụng tạo nhịp điệu, tạo cho lời thơ tha thiết, giàu hình tượng . Nghệ thuật so sánh độc đáo nhằm khảng định sự duy nhất của quê hương. Dùng câu khảng định để khắc sâu vào tâm khảm chúng ta một nhận thức: không nhớ quê hương thì không đủ tư cách làm người. 1,0 điểm
Ý 5 – Quan niệm của câu nói “Nơi nào giầu có nơi ấy là quê hương của tôi” là đề cao vật chất. Quan niệm này lệch lạc vì nơi giàu có không hẳn là nơi ta sinh ra.- Quan niệm của Đỗ Trung Quân là đề cao thế giới tinh thần. Quê hương là nơi gắn bó máu thịt với chúng ta trong quá trình trưởng thành. Đó là mảnh đất chào đón sự khởi đầu của một cuộc đời, là nơi ta cắp sách tới trường, nơi cội nguồn của ta, nơi ta có kỉ niệm tuổi thơ… Mỗi con người không thể có hai quê hương cũng như không có hai người mẹ. Ta cũng không thể lựa chọn quê hương của mình.  Nơi ta sinh ra có thể là một miền quê nghèo khổ, hoặc đó là một miền đất xa xôi hẻo lánh nhưng ta không thể chối từ để nhận một miền quê trù phú là quê hương của mình. Lời thơ của Đỗ Trung Quân có ý nghĩa giáo dục tình yêu quê hương đất nước một cách sâu sắc.

– Phần trình bày quan niệm cá nhân học sinh trình bày theo nhiều cách miễn là hợp lí và trình bày khoa học.

1,5 điểm
Ý 6 Câu thơ là bài học người cha muốn nhắc nhở: Phải biết nhớ về quê hương, về cội nguồn. Đây là yếu tố căn bản đầu tiên đẻ con người có thể trưởng thành nên người 0,5 điểm

Video liên quan

Chủ Đề