Chỉ số bilirubin là gì total direct indirect năm 2024

Xét nghiệm nồng độ bilirubin trong máu có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá các bệnh lý về gan mật, hồng cầu, nhiễm trùng siêu vi,….Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết chỉ số bilirubin bao nhiêu là nguy hiểm? Tăng cao có ảnh hưởng gì đến sức khỏe? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.

1. Chỉ số bilirubin ở mức bình thường

Bilirubin được hình thành từ quá trình phá hủy hồng cầu tại tủy xương, lá lách hoặc máu. Bilirubin TP (toàn phần) bằng tổng bilirubin trực tiếp (TT) và Bilirubin gián tiếp (GT).

Để đánh giá kết quả xét nghiệm bình thường hay tăng bilirubin có nguy hiểm không sẽ dựa vào 4 chỉ số dưới đây.

  • Bilirubin toàn phần
  • Ở trẻ sơ sinh bình thường có giá trị: < 10mg/dl hay <171 μmol/L
  • Ở trẻ trên 1 tháng tuổi có giá trị từ: 0.3 -1.2 mg/dl hoặc 5.1 – 20.5 μmol/L
  • Ở người lớn có giá trị từ: 0.2 – 1.0 mg/dl hoặc 3.4 – 17.1 μmol/L
  • Bilirubin trực tiếp
  • Giá trị bình thường từ 0 – 0.4 mg/dl hoặc 0 -7 μmol/L
  • Bilirubin gián tiếp
  • Giá trị bình thường từ: 0.1 – 1 mg/dl hoặc 1- 17 μmol/L
  • Bilirubin trực tiếp/ Bilirubin gián tiếp
  • Giá trị ở mức bình thường < 20%

Khi các chỉ số này tăng lên sẽ gợi ý các bệnh về đường gan mật, tiêu giảm hồng cầu, nhiễm khuẩn,….. Do đó, khi có dấu hiệu bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm đo nồng độ bilirubin trong máu.

Chỉ số bilirubin là gì total direct indirect năm 2024

Như đã phân tích ở trên, chỉ số bilirubin tăng cao sẽ làm tăng những nguy cơ mắc các bệnh lý về gan cao hơn bình thường.

Chỉ số bilirubin được xác định là nguy hiểm khi vượt ngưỡng trên của khoảng giá trị an toàn, cụ thể:

  • Bilirubin toàn phần cao là dấu hiệu của:
  • Đang mang thai
  • Hoạt động thể lực mạnh
  • Trẻ sinh non hoặc sơ sinh trong 1 tuần đầu
  • Mắc bệnh suy giáp
  • Bilirubin gián tiếp (GT) tăng trong trường hợp
  • Tăng sự hủy hoại hồng cầu
  • Mắc bệnh tan máu do: sốt rét, bệnh hemoglobin, đông máu rải rác trong lòng mạch, tan máu tự miễn,…..
  • Khối máu đông lớn gây tắc mạch
  • Thiếu máu Biermer
  • Khả năng liên hợp bilirubin ở gan kém
  • Bệnh cường lách,….
  • Bilirubin trực tiếp tăng mạnh khi:
  • Mắc các bệnh như: viêm gan virus, nhiễm độc gan, viêm gan do sử dụng thuốc,…
  • Suy tim mất bù
  • Xơ gan, xơ gan mật, viêm đường mật, tắc mật,…
  • Các bệnh lý về khối u trong gan, ung thư gan di căn,…
  • Bệnh sỏi mật hoặc liên quan đến tụy: viêm tụy, nang giả trong tụy hoặc ung thư
  • Sử dụng các loại thuốc liều cao có chứa: Chlorpromazine, thuốc tránh thai, erythromycin,…

Ở trẻ em, tăng bilirubin có nguy hiểm không? Đây là câu hỏi được rất nhiều bà mẹ thắc mắc khi con có biểu hiện vàng da trong vài ngày đầu tiên khi được sinh ra.

Thông thường nếu nồng độ bilirubin gián tiếp trong máu trẻ tăng cao quá mức sẽ làm tổn thương tế bào não, ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và khả năng nghe, nhìn của trẻ sau này. Đặc biệt, nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến tử vong.

Chỉ số bilirubin là gì total direct indirect năm 2024

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm bilirubin

Thông thường kết quả xét nghiệm bilirubin sẽ có sự sai lệch nhẹ ở các phòng xét nghiệm tùy thuộc vào loại hóa chất và công nghệ sử dụng. Ngoài ra, chỉ số này còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác như:

  • Các loại thuốc điều trị bệnh khiến nồng độ bilirubin giảm hoặc tăng bất thường
  • Các loại thức ăn chứa nhiều vitamin C làm giảm nồng độ bilirubin máu,…
  • Tập luyện với cường độ cao thường xuyên cũng có thể khiến chỉ số bilirubin tăng lên

Vì vậy, khi thực hiện xét nghiệm bilirubin cần hạn chế vận động mạnh, ăn uống khoa học và tạm ngưng các loại thuốc đang sử dụng để có kết quả chính xác.

4. Nên xét nghiệm bilirubin khi nào?

Chuyên gia khuyến cáo nên thăm khám và xét nghiệm bilirubin khi xuất hiện các biểu hiện của bệnh lý về gan, mật, tụy ảnh hưởng đến sức khỏe như: Vàng da, bị buồn nôn khó chịu, sử dụng quá nhiều đồ uống có cồn, mệt mỏi,….

Trung tâm xét nghiệm Happiny là một trong những địa chỉ cung cấp dịch vụ xét nghiệm bilirubin uy tín nhất miền Bắc, hỗ trợ thu mẫu tận nơi cho mọi người dân trên toàn miền Bắc. Không chỉ phục vụ khách hàng cá nhân, Happiny còn là đối tác tin cậy của hơn 500 phòng khám, bệnh viện và cơ sở y tế trên toàn quốc.

Như vậy, bài viết đã làm rõ vấn đề chỉ số bilirubin bao nhiêu là nguy hiểm? Để được giải đáp thắc mắc hoặc nhận tư vấn trực tiếp từ chuyên gia vui lòng liên hệ 024 9999 2020.

Chỉ số bilirubin bao nhiêu là nguy hiểm?

Bilirubin tăng cao trong máu sẽ xâm nhập vào tổ chức, gây vàng da. Xét nghiệm bilirubin toàn phần, bilirubin trực tiếp có ý nghĩa trong việc chẩn đoán phân biệt một số bệnh vàng da. Khi chỉ số Bilirubin toàn phần tăng hơn 2 lần so với mức bình thường (\> 42.75 mol/l) gây nên tình trạng vàng da.

Chỉ số bilirubin bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số Bilirubin ở người trưởng thành bình thường ở mức: Bilirubin toàn phần: từ 0,2 – 1.0 mg/dL hay 3.4 – 17.1 μmol/L. Bilirubin trực tiếp: từ 0 – 0.4 mg/dL hay 0 – 7 μmol/L. Bilirubin gián tiếp: từ 0.1 – 1.0 mg/dL hay 1 – 17 μmol/L.

Chỉ số bilirubin indirect là gì?

Bilirubin gián tiếp là bilirubin tự do, độc và ít tan trong nước, nó lên màu gián tiếp với thuốc thử Diazo nên gọi là Bilirrubin gián tiếp tiếp. Bilirubin gián tiếp (BIL. I) trong máu của người bệnh được tính toán trên cơ sở số liệu thu được từ định lượng BIL.

Chỉ số vàng đã bao nhiêu thì nguy hiểm?

Chỉ số bilirubin vàng da tăng quá nhanh tại 1 thời điểm, tăng khoảng hơn 5mg/dl mỗi ngày, hiện tượng này thường gặp ở vàng da tan máu (nhóm máu 2 mẹ con bất đồng). Chỉ số bilirubin vượt qua ngưỡng trên 15mg/dl. Thời gian da vàng quá dài, kéo dài hơn 7- 10 ngày, nếu quá 2 tuần vẫn chưa hết thì cần chú ý.