Chiết khấu là hình thức cấp tín dụng gian tiếp của ngân hàng thương mại

Quy định về chiết khấu giấy tờ có giá của ngân hàng. Chiết khấu là một quan hệ hợp đồng theo đó tổ chức tín dụng mua lại các giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán của khách hàng.

Chiết khấu là một quan hệ hợp đồng theo đó tổ chức tín dụng mua lại các giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán của khách hàng.Theo quy định tại thông tư 01/2012/TT-NHNNVN thì chiết khấu giấy tờ có giá là một nghiệp vụ Ngân hàng Nhà nước mua ngắn hạn các giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trước khi đến hạn thanh toán [sau đây gọi tắt là chiết khấu].

CĂN CỨ PHÁP LÝ:

Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010

Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010

Thông tư 01/2012/TT-NHNN quy định về chiết khấu giấy tờ có giá của ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Thông tư số: 04/2016/TT-NHNN quy định về việc lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

NỘI DUNG TƯ VẤN:

1. Vấn đề chung của chiết khấu giấy tờ có giá

Định nghĩa giấy tờ có giá: Theo điều 3 thông tư 04/2016/TT-NHNNVN quy định như sau :
Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.

– Điều kiện, mệnh giá và mã giấy tờ có giá được lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước

+ Các loại giấy tờ có giá bao gồm:

Xem thêm: Lãi suất chiết khấu là gì? Công thức, tác động, ưu nhược điểm?

Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước;

Trái phiếu Chính phủ;

Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh thanh toán 100% giá trị gốc, lãi khi đến hạn;

Các loại giấy tờ có giá khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.

+ Điều kiện giấy tờ có giá

Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của thành viên;

Thuộc loại giấy tờ có giá được quy định tại khoản 1 Điều này;

Chưa chốt quyền nhận gốc và lãi khi đáo hạn;

Xem thêm: Chiết khấu là gì? Công thức, cách tính tỷ lệ chiết khấu và ví dụ cụ thể?

Giấy tờ có giá loại chứng chỉ lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước phải nguyên vẹn, không rách nát, hư hỏng, không bị thay đổi màu sắc, mờ nhạt hình ảnh hoa văn, chữ, số, không bị nhàu, nát, nhòe, bẩn, tẩy xóa.

+ Mệnh giá giấy tờ có giá

Mệnh giá giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước là 100.000 VND [một trăm nghìn đồng] hoặc bội số của 100.000 VND [một trăm nghìn đồng].

Đối với giấy tờ có giá đặc biệt do Ngân hàng Nhà nước trực tiếp quản lý và giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, mệnh giá giấy tờ có giá được thực hiện theo quy định của pháp luật đối với từng loại giấy tờ có giá.

+ Mã giấy tờ có giá

Giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước được thống nhất quản lý theo hệ thống mã định danh chứng khoán quốc tế [ISIN] đã cấp khi phát hành.

Sử dụng giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước

– Giấy tờ có giá được sử dụng trong nghiệp vụ thị trường tiền tệ gồm các nghiệp vụ sau đây:

Xem thêm: Định giá chiết khấu và bớt giá là gì? Các chiến lược định giá chiết khấu.

+ Nghiệp vụ thị trường mở;

+ Nghiệp vụ tái cấp vốn:

– Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

– Chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

– Các hình thức tái cấp vốn khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.

+ Cầm cố giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng;

+ Ký quỹ giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức nợ ròng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng.

– Giao dịch giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước giữa các thành viên bao gồm:

Xem thêm: Chiết khấu tiền mặt là gì? Phân biệt với chiết khấu thương mại?

+ Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá giữa các thành viên bao gồm:

+ Mua bán giấy tờ có giá giữa các thành viên.

Về hình thức của chiết khấu giấy tờ có giá của ngân hàng: Thực chất chiết khấu giấy tờ có giá giống như quan hệ mua bán chứng khoán trên thị trường trong đó ngưới bán chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá cho người mua để nhận một số tiền.

Về bản chất: Chiết khấu giấy tờ có giá của ngân hàng là một nghiệp vụ tín dụng của các tổ chức tín dụng ứng trước một khoản tiền cho khách hàng sử dụng trong một khoản thời gian nhất định sẽ đòi số tiền bị ứng ra từ người mắc nợ theo giấy tờ có giá hoặc của người xin chiết khấu.

2. Nguyên tắc và mục tiêu của nghiệp vụ chiết khấu ngân hàng

 Mục tiêu của nghiệp vụ chiết khấu ngân hàng:

– Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ chiết khấu đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.

Nguyên tắc của nghiệp vụ chiết khấu ngân hàng:

– Căn cứ định hướng phát triển kinh tế – xã hội của Chính phủ và mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia trong từng thời kỳ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định lĩnh vực Ngân hàng Nhà nước ưu tiên chiết khấu cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Xem thêm: Điểm chiết khấu âm là gì? Đặc điểm và ví dụ về điểm chiết khấu âm

– Căn cứ vào tổng hạn mức chiết khấu và mục tiêu ưu tiên đầu tư tín dụng trong từng thời kỳ Ngân hàng Nhà nước phân bổ hạn mức chiết khấu đối với từng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

– Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi được chiết khấu thì phải sử dụng vốn đúng mục đích; khi hết hạn chiết khấu đối với trường hợp chiết khấu có kỳ hạn, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải nhận lại giấy tờ có giá theo cam kết và thanh toán đầy đủ tiền mua lại giấy tờ có giá cho Ngân hàng Nhà nước.

3. Phương thức thực hiện nghiệp vụ chiết khấu

Hiện nay theo thông tư 01/2012/TT-NHNN  về quy định về việc chiết khấu giấy tờ có giá của ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì có hai phương thức thực hiện nghiệp vụ chiết khấu được quy định rõ tại điều 4 như sau:

– Phương thức giao dịch trực tiếp: Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giao dịch trực tiếp với Ngân hàng Nhà nước.

– Phương thức giao dịch gián tiếp: Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giao dịch thông qua hệ thống mạng giao dịch nghiệp vụ thị trường tiền tệ theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.

4. Điều kiện thực hiện nghiệp vụ chiết khấu

Đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia nghiệp vụ chiết khấu phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

– Là các tổ chức tín dụng không bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.

– Không có nợ quá hạn tại Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm đề nghị chiết khấu.

Xem thêm: Mức chiết khấu trong giao dịch kí quỹ chứng khoán là gì? Công thức tính

– Có tài khoản tiền gửi mở tại Ngân hàng Nhà nước [Sở Giao dịch hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương [sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh được ủy quyền] thực hiện chiết khấu.

– Có hồ sơ đề nghị thông báo hạn mức chiết khấu giấy tờ có giá gửi Ngân hàng Nhà nước đúng hạn theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư thì cần có một bộ hồ sơ như

Hồ sơ đề nghị thông báo hạn mức chiết khấu bao gồm:

+ Giấy đề nghị Ngân hàng Nhà nước thông báo hạn mức chiết khấu theo Mẫu số 01/NHNN-CK;

+ Bảng cân đối tài khoản kế toán của tháng gần nhất của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

+ Bảng kê các giấy tờ có giá đủ điều kiện chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước theo Mẫu số 02/NHNN-CK;

– Có giấy tờ có giá đủ điều kiện và thuộc danh mục các giấy tờ có giá được chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước.

– Trường hợp giao dịch theo phương thức gián tiếp, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị tin học, đường truyền và kết nối với hệ thống máy chủ tại Ngân hàng Nhà nước [Sở Giao dịch và Cục Công nghệ tin học].

5. Giấy tờ có giá được chiết khấu

Tiêu chuẩn giấy tờ có giá được chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước:

– Được phát hành bằng đồng Việt Nam [VND];

–  Được phép chuyển nhượng;

– Thuộc sở hữu hợp pháp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đề nghị chiết khấu;

– Không phải là giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đề nghị chiết khấu phát hành;

– Thời hạn còn lại tối đa của giấy tờ có giá là 91 ngày đối với trường hợp chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của giấy tờ có giá;

–  Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá phải dài hơn thời hạn Ngân hàng Nhà nước chiết khấu đối với trường hợp chiết khấu có kỳ hạn.

Danh mục giấy tờ có giá được chiết khấu do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.

6. Vai trò của chiết khấu

– Đối với tổ chức tín dụng thì chiết khấu giấy tờ có giá của ngân hàng có vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết , nghiệp vụ này được xem như là :

+ Một hình thức nhận vốn tín dụng có mức độ rủi ro thấp

+ Giúp cho tổ chức tín dụng sử dụng vốn linh hoạt

+ Giúp cho tổ chức tín dụng tiếp cận được nhiều hơn với doanh nghiệp

-Đối với khách hàng

+ Tạo cho khách hàng quyền chủ động trong sử dụng vốn, không bị ràng buộc bới ngân hàng

+ Tạo cho khách hàng tăng được khả năng tiêu thụ hàng hóa thông qua việc mua bán chậm.

3. Quy định khác về chiết khấu

– Giá chiết khấu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng và khách hàng thỏa thuận trên cơ sở giá trị thanh toán khi đến hạn thanh toán, mức độ rủi ro của công cụ chuyển nhượng, giá trị giấy tờ có giá khác, lãi suất chiết khấu, thời hạn còn lại của công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác và các yếu tố khác.

– Thời hạn chiết khấu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá thời hạn thanh toán còn lại của công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác

– Lãi suất chiết khấu và các chi phí hợp pháp khác có liên quan đến hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng và khách hàng thỏa thuận, phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

Video liên quan

Chủ Đề