Chim sáo ấp trứng bao nhiêu ngày

“Xây nhà yến mới bao lâu thì cho thu hoạch?” – là một trong những câu hỏi thường gặp nhất khi chúng tôi tư vấn xây nhà yến cho khách. Chúng tôi nhận thấy đây là câu hỏi rất quan trọng chứ không hề đơn giản vì nó liên quan đến vấn đề sự ổn định và phát triển bày đàn cho nhà yến. Chính vì vậy, để hướng dẫn các anh chị thu hoạch cho hợp lý, chúng tôi xin được phân tích cụ thể cho các anh chị hiểu và nắm vững, nhớ lâu về cách thu hoạch tổ yến nhé.

Đặc điểm sinh sản của chim yến

Chim yến sinh sản theo mùa, bắt đầu xây tổ vào khoảng giữa tháng 01, bắt đầu đẻ trứng từ giữa cuối tháng 3.

Chim yến đực và cái cùng nhau làm tổ, cùng ấp và nuôi chim con, sinh sống khá ổn định, bay đi, bay về đúng hang, đúng tổ theo những hướng khá ổn định.

Chim non lúc mới nở ra trụi lông, màu hồng nhạt, da nhăn nheo. Sau 5 – 6 ngày tuổi, đâm lông tơ, lông mọc rất ít, chậm và giữ ít lông như vậy đến khoảng 20 ngày tuổi và bắt đầu mọc đều ở 30 – 40 ngày tuổi, khoảng 45 ngày thì chim con sẽ bay được.

Chim yến 8 – 10 tháng tuổi thành thục và đẻ trứng lần đầu.

Chim xây tổ 30-80 ngày, thời gian kết đôi và đẻ trứng 5-8 ngày, ấp trứng khoảng 23 ÷ 30 ngày, từ trứng nở đến lúc chim non bay khỏi tổ là 40-46 ngày.

Chim yến nhà bắt cặp ghép đôi sau 3-4 tháng tuổi.

Nhịp độ sinh sản phụ thuộc vào việc thu hoạch tổ yến. Nếu sau khi chim yến làm xong tổ và chuẩn bị đẻ mà bị lấy tổ không cho chim ấp nở nuôi con thì chim sẽ lập tức làm tổ mới nên chim nhà có thể đẻ nhiều lần trong chu kỳ một năm.

Trong nhà yến để chim ấp nở tự nhiên thì mỗi năm mỗi cặp chim chỉ đẻ khoảng 3 lần. Một chu kỳ sinh sản của chim yến khoảng từ 3-4 tháng, trong đó 1-2 tháng là xây tổ và 2,5 tháng ấp nở nuôi con, có thời gian nghỉ nhưng khi bạn nuôi quần đàn thì sẽ có tổ quanh năm.

Khai thác tổ yến vào thời gian nào là tốt?

Thu hoạch khi bày đàn đã ổn định và đạt số lượng: Thời gian thu hoạch cho tổ yến đẹp là trước khi chim yến đẻ trứng, đây là lúc tổ yến sạch nhất, không dính bụi bẩn cũng như dính lông và phân chim. Khuyến khích thu hoạch khi số lượng chim yến của nhà yến này động giao động từ 3000 đến 5000 cá thể chim yến.

Thu hoạch cho nhà yến mới và đang cần tăng bày: Thu hoạch sau khi chim non rời tổ – đây là lúc chim non có thể tự chăm sóc cho mình, tự bay đi kiếm ăn và tiếp túc phát triển để sinh sản, thu hoạch cách này sẽ làm tăng số lượng quần đàn cho nhà yến nhanh. Anh chị nên thu hoạch tổ yến vào tháng 3, 4, 8. 9, 11 và tháng 12.

Để tránh làm chim yến hoảng loạn khi anh chị thu hoạch, xin các anh chị lưu ý về thời gian thu hoạch chim yến tốt nhất bắt đầu từ 9h00 cho đến 15h00 lúc này chim yến đã ra ngoài kiếm ăn. Lưu ý các anh chị không được thu hoạch chim yến vào lúc 17h đến 18h30 vì lúc này chim yến đi ăn về khá nhiều sẽ làm sáo trộn cuộc sống của chúng.

Trong lúc thu hoạch tổ yến các anh chị phải nhanh chóng kiểm tra, loại bỏ các yếu tố có thể gây hại cho chim yến nếu có.

Các anh chị nên lưu ý để cho nhà yến chúng ta đạt được hiệu quả cao các anh chị cần phải kiên nhẫn, không được nóng vội, kiên nhẫn sẽ giúp cho bạn đem lại lợi nhuận lớn cho tương lai, thời gian khuyến nghị của chúng tôi là sau 2 năm hoặc có thể 3 năm khi số lượng tổ yến bạn quan sát đạt 200 tổ. Lưu ý thời gian thu hoạch có thể rút ngắn hơn tùy thuộc vào số lượng chim yến ở địa điểm bạn xây dựng vào nhà ở và sinh sản.

Tổng quát:

-Năm 1: Thường thì năm đầu tiên chúng ta không nên đặt nặng vấn đề thu hoạch, vì đây là giai đoạn đầu dẫn dụ, chim còn mang tính thăm dò, và mục đích năm đầu tiên chúng ta đặt ra là dẫn dụ và nhân đàn cho chim trong nhà sinh sôi nảy nỡ là chính.

-Năm 2: Giai đoạn thu bói, thường chia làm ba đợt với phương châm vừa thu vừa dưỡng đồng thời nhân đàn và tiếp tục dẫn dụ chim bên ngoài nhập đàn

-Năm 3: Bắt đầu thu chính thức tăng lên 2 đến 3 đợt/năm và tiếp tục nhân đàn chim hiện có

-Năm 4 : Có thể thu 6-8 lần/năm tránh 2 mùa chim vì giai đoạn này chim đang đẻ và ấp, chúng ta ra vào gây tình trạng chim hoảng bay ra rơi trứng. Anh chị nên thu hoạch tổ yến vào tháng 3, 4, 8. 9, 11 và tháng 12.

-Năm 5: Giai đoạn nhà chim đã cực kỳ ổn định và nhân đàn mạnh có thể thu đều hàng tháng hoặc cách 20 ngày để tránh trường hợp chưa thu tổ chim đã đẻ trứng lại trên tổ cũ.

-Từ năm thứ 6 trở đi bạn có thể thu đều hàng tháng và tăng tầng xuất kiểm tra nhà chim, lượng tổ, lượng trứng, lượng chim non sắp rời tổ để có thể bố trí thu hoạch đúng cách và kịp thời. Phải có phương pháp đánh dấu và nhận biết đúng cách để tránh thu nhầm tổ.

Người M’nông có nhiều cách bẫy, bắt chim muông để cải thiện bữa ăn hàng ngày, đồng thời để bảo vệ lúa và hoa màu trên rẫy. Khi lúa rẫy trổ bông, nếu không xua đuổi và đánh bắt, chim chóc phá hoại sẽ làm mùa màng thất thu...

Người M’nông có nhiều cách bẫy, bắt chim muông để cải thiện bữa ăn hàng ngày, đồng thời để bảo vệ lúa và hoa màu trên rẫy. Khi lúa rẫy trổ bông, nếu không xua đuổi và đánh bắt, chim chóc phá hoại sẽ làm mùa màng thất thu. Từ đó, đồng bào sáng tạo nhiều cách bắt chim rất độc đáo và hiệu quả như bắt chim bằng nhựa cây, bằng lưới, bẫy sập... Ngoài việc bắt chim làm thịt, đồng bào còn biết cách nuôi chim như một thú chơi không thể thiếu. Có một số loại chim mà đồng bào thích nuôi như chim nhồng, chim rling, chim sáo, chim công...

Muốn nuôi chim nhồng con, người nuôi phải bắt chúng khi vừa mọc đủ lông cánh. Lúc đầu phải cho ăn toàn con trùn, dế, sau tập cho ăn cơm. Nuôi chim nhồng chủ yếu để tập nói tiếng người, có thể sai khiến được chim đi báo người thân khi cần thiết. Nuôi chim nhồng một năm nó mới biết nói. Năm thứ 2 - 3 có thể sai được việc như đi báo người thân hoặc đi tìm trâu bò bị lạc trong rừng.

Nuôi chim rling cũng chủ yếu để tập nói tiếng người. Nuôi chim rling đến ba năm mới nói thành tiếng người. Đến năm thứ tư trở đi mới có thể sai được. Nuôi chim rling khó hơn vì nó chỉ ăn trùn và dế mà không chịu ăn cơm. Đến lớn nó mới tự tìm ăn lấy.

Chim sáo hót rất hay nên đồng bào rất thích nuôi loại chim này. Chúng rất dễ nuôi dạy, lúc nhỏ chỉ cho ăn dế và cào cào, đến lớn tập cho ăn cơm. Nuôi chim sáo chỉ cần một năm thì chúng bắt đầu biết nói.

Ba loại chim trên đều nuôi thả không phải nhốt. Người đi đâu chim bay theo đó, người và chim quấn quít với nhau. Người nuôi thương yêu, cưng quí chim như bạn, không được chửi mắng, hắt hủi chim, nếu làm thế chúng sẽ tủi thân, bỏ chủ mà đi không nói lời từ biệt. Đồng bào chỉ thích nuôi một con, không nuôi một cặp. Nuôi một cặp trở lên chim không ở và không thể biết nói.

Ngoài ra, đồng bào cũng còn nuôi chim công. Muốn nuôi công phải lấy trứng của nó về cho gà ấp nở ra thành con. Đồng bào còn nuôi chim công để cúng thần linh.

Nhiều tộc người nuôi chim để lấy lông làm đồ trang sức. Lông chim cũng là đồ trang sức không thể thiếu của người M’nông. Người xưa thích trang sức lông chim là do vẻ đẹp phất phơ trước gió và rực rỡ sắc màu của nó. Theo quan niệm của nhiều tộc người, lông chim tượng trưng cho chiến thắng, cho quyền lực. Người M’nông nuôi công loại nhỏ để lấy chóp trang trí trên mái tóc của người đàn ông, nhất là chủ làng. Núm tóc sau ót của nữ giới [nraih] cũng giống của nam giới, nhưng dài hơn và có cài chớp chim công, chân chớp chim công được quấn bằng chỉ nhiều màu và ghép vào nraih đồng bằng một con tán đẽo bằng sừng trâu. Ngoài nraih, chớp lông chim công trên núm tóc phụ nữ có cài thêm một chiếc lược làm bằng sừng trâu.

Chim cu gáy ấp bao nhiêu ngày thì nở?

Vậy chim cu gáy ấp bao nhiêu ngày thì nở? Thông thường, sau khi giao phối từ 5 đến 7 ngày, chim mái sẽ bắt đầu đẻ và ấp trứng. Hai chim mái và trống sẽ thường xuyên thay phiên nhau ấp trứng trong khoảng từ 15 ngày cho đến trứng nở ra chim non.

Chim trĩ 7 màu ấp bao nhiêu ngày thì nở?

Khi chim trĩ đẻ thì lấy trứng cho vào máy ấp, sau 28 ngày chim trĩ nở, đem úm như gà con bình thường. Theo anh Giáp, để nuôi được chim trĩ bảy màu, bà con cần làm chuồng rộng, thiết kế nhiều cành cây cho chim đậu, bay nhảy thì chim sẽ nhanh lớn và sinh sản tốt.

Trứng chim trĩ đỏ ấp bao nhiêu ngày thì nở?

Trứng chim trĩ ấp 22 ngày nở là chuẩn nhất. Thường khi ấp trứng chim trĩ, trứng sẽ nở vào ngày thứ 22 và có thể kéo dài đến ngày thứ 23. Chính vì thế nên rất nhiều thông tin đều ghi thười gian ấp trứng chim trĩ là 22 - 23 ngày.

Trứng chim trĩ ấp bao nhiêu độ?

Giai đoạn 1 [1 - 12 ngày đầu]: nhiệt độ ấp đặt ở mức 37,5 độ C. Giai đoạn 2 [12 - 20 ngày]: nhiệt độ ấp đặt ở mức 37,2 độ C. Giai đoạn 3 [20 - 23 ngày]: nhiệt độ ấp đặt ở mức 37,2 độ C.

Chủ Đề