Chó phối bao lâu có chửa

Giống như con người, sau quá trình giao phối chó mang thai và sinh ra những chú cún con đáng yêu. Nhưng không phải bất kỳ người nuôi nào cũng có đủ kinh nghiệm để nhận biết thú cưng đang mang bào thai trong bụng. Vì vậy, hôm nay tôi sẽ hướng dẫn cho bạn các dấu hiệu nhận diện và cách chăm sóc vật nuôi có bầu tốt nhất. Hãy cùng tham khảo những thông tin chi tiết ngay sau đây.

1. Chó mang thai bao lâu?

Khác với con người, thời gian mang thai của chó thường khá ngắn. Theo các bác sĩ thú y, thời gian chó mang thai sẽ dao động từ 58 – 68 ngày. 

Khoảng thời gian này được tính từ thời điểm bào thai được hình thành và phát triển trong tử cung của chó.

Nhưng cũng có một số trường hợp đặc biệt khác như: chó Nhật và chó Bắc Kinh,  Chihuahua có thời gian thụ thai kéo dài trên 2 tháng. 

🔥🔥🔥 Đọc thật chậm

Chó Pitbull

Chó mông cộc

2. Dấu hiệu chó mang thai sau khi giao phối

Dấu hiệu chó mang thai sẽ bắt đầu trở nên rõ rệt ở giai đoạn từ 2 đến 3 tuần tuổi. Một số biểu hiện điển hình mà bạn có thể căn cứ vào đó để nhận biết là:

Nhận biết chó mang thai qua đặc điểm cơ thể

  • Sau khoảng 1 – 1,5 tháng, chó cái sẽ bắt đầu phát triển các núm vú và trở nên to và hồng hào hơn.
  • Bụng của chó cũng phát triển to lên và có xu hướng phình ra theo chiều ngang, hơi thở gấp gáp.

Dấu hiệu chó mang bầu dựa vào cử chỉ

  • Nhận biết chó mang thai qua thói quen ăn uống

Trong vài tuần đầu khi mới mang thai, chó cái bắt đầu xuất hiện tình trạng chán ăn và thậm chí là bỏ cử. 

  • Biểu hiện chó chửa qua hành vi đi tìm nơi đẻ: 

Ở những tuần cuối của chu kỳ mang thai, chó mẹ sẽ bắt đầu đánh hơi và thường xuyên lục lọi các vị trí khác nhau trong nhà. Mục đích là tìm kiếm một nơi nằm ổ lý tưởng cho kỳ sinh nở sắp tới.

🌟🌟🌟 THAM KHẢO: Bệnh Care

3. Chó mang bầu có nên tắm?

Việc vệ sinh và tắm rửa cho chó mang bầu chỉ nên kiêng trong 2 tuần đầu sau khi vật nuôi thụ thai.

Từ tuần thứ 3 – 8, bạn có thể để tắm sạch bộ lông cho thú cưng của mình.

Nhưng trong quá trình tắm gội, bạn nên thực hiện một cách nhẹ nhàng để tránh làm động thai. Trường hợp thú cưng vùng vẫy quá mạnh và không có thiện chí hợp tác thì bạn không nên ép buộc chúng.

Sau tuần thứ 9,bạn không nên tắm gội cho chó bởi lúc này cơ thể chó mẹ khá yếu nên rất dễ bị cảm lạnh nếu tiếp xúc với nước.

🔔🔔🔔 TÌM HIỂU THÊM: 6 loại dầu tắm cho chó thơm lâu, khử mùi hôi hiệu quả | Kèm Giá Bán

4. Hướng dẫn chăm sóc chó mang thai

Muốn thú cưng có một thai kỳ khỏe mạnh, bạn phải chăm sóc đúng cách. Dưới đây là những việc mà bạn nên làm để đảm bảo sức khỏe cho cả chó mẹ lẫn chó con trong bụng:

Bạn hãy cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho vật nuôi. Ưu tiên các loại thực phẩm giàu canxi, calo, protein và photpho.

Hàm lượng dinh dưỡng và số lượng thức ăn khi này cần được bổ sung nhiều hơn thông thường. Ngoài ra, bạn cũng cần cung cấp thêm hàm lượng sắt để chống tình trạng thiếu máu ở chó mang thai.

Bổ sung hàm lượng DHA nhằm phát triển trí não cho chó con bụng.

Tiêu diệt ve rận và bọ chét hút máu vật nuôi định kỳ để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

Điều quan trọng hơn là bạn hãy để cún cưng vận động nhẹ nhàng mỗi ngày. Quá trình vận động sẽ tăng cường sự dẻo dai và rèn luyện sức khỏe để vật nuôi chuẩn bị sinh nở. 

Ở những tuần cuối của thai kỳ, bạn hãy chuẩn bị ổ đẻ sạch sẽ cho vật nuôi của mình. Công việc này sẽ hạn chế tối đa tình trạng nhiễm trùng trong khoảng thời gian chó chuyển dạ và sinh con.

🏵️🏵️🏵️ HƯỚNG DẪN: Các bước tập cho chó đi vệ sinh đúng chỗ

Việc mà bạn cần làm lúc này chỉ là lót thêm vài chiếc chăn ấm bên trong tổ ấm mới của vật nuôi. Những chiếc chăn sẽ giúp cho chó con lẫn chó mẹ không bị cảm lạnh và tăng tỷ lệ sống sót.

Bạn cũng cần cung cấp dinh dưỡng thêm cho chó mẹ và bổ sung sữa ngoài cho chó con nếu cần. Sau khi sinh tầm khoảng 4 tuần, bạn có thể tập cho những chú cún con ăn nhẹ để dần quen.

Khi cún được từ 6 đến 8 tuần tuổi, bạn hãy tiến hành cai sữa cho chó con để chó mẹ nhanh lấy lại sức khỏe. 

🔔🔔🔔 THAM KHẢO: Mẹo chữa chó bị hóc xương hiệu quả bằng vỏ cam

5. Chó có bầu Nên & Kiêng ăn gì?

Trong giai đoạn mang thai, sẽ có những loại thức ăn mà vật nuôi nên ăn và cũng có một vài thứ cần phải kiêng. Cụ thể là:

Trong khoảng 5 tuần đầu mang thai, bạn có thể cho vật nuôi ăn uống như bình thường. Khẩu phần ăn cần đảm bảo 29% lượng protein và 17% chất béo. Bạn cũng cần cho chó mẹ ăn thức ăn giàu canxi, Photpho để có được nguồn sữa dồi dào về sau.

Một số loại thức ăn lý tưởng nhất là tôm, cua, trứng, sữa, ruột và cá nấu mềm. Bạn nên chế biến thực phẩm thành nhiều món ăn khác nhau hợp với khẩu vị của vật nuôi .

Vào những tuần cuối thai kỳ, bạn hãy tăng khẩu phần ăn lên khoảng 50% so với thông thường. Đồng thời bổ sung thêm EPA và DHA bằng cách trộn dầu cá vào thức ăn.

💝💝💝 AI CŨNG ĐỌC: Khi chó bị chết có nên chôn không

Với chó mẹ mang thai, bạn không nên cho vật nuôi ăn một khẩu phần duy nhất từ đầu đến cuối thai kỳ. Bạn cũng không nên cho vật nuôi ăn những loại thức ăn đã ôi thiu vì rất dễ gây hại cho tiêu hóa.

Các loại thực phẩm còn tươi với mùi máu tanh cũng nên hạn chế triệt để nhằm tránh ngộ độc.

Trên đây là tất tần tật các thông tin cần biết về việc chăm sóc chó mang thai. Bạn có thể áp dụng ngay cho mình nếu nhận thấy bé cún ở nhà đang có những dấu hiệu chửa đẻ. Tin rằng, bạn sẽ mang đến cho cún cưng một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.

🎆🎆🎆 XEM THÊM: Chó không chịu ăn chỉ uống nước nên làm gì

Tính từ ngày bào thai bắt đầu hình thành và làm tổ ở trong tử cung của chó cái là khoảng 58 cho tới 68 ngày. Trung bình là khoảng 2 tháng là chó sẽ đẻ.

Tuy nhiên, ở một số dòng chó nhỏ và mang thai ít như Nhật, Bắc Kinh, Chihuahua… thì thời gian mang thai của chúng sẽ kéo dài hơn 2 tháng.

2. Các dấu hiệu nhận biết chó mang thai

Trong thời gian đầu của chu kỳ mang thai, thường không có dầu hiệu rõ rệt. Phải đến tuần thứ 2 – 3 mang thai, cún nhà bạn sẽ bắt đầu xuất hiện những triệu chứng dưới đây:

Chán ăn hoặc bỏ ăn [những chú chó thường chỉ ăn một chút thức ăn, không ăn cơm hoặc có thể bỏ ăn vài bữa].

Trong trường hợp này, các bạn nên cho chúng uống thêm sữa và cho chúng ăn những loại thức ăn mà chúng yêu thích.

Mệt và rất hay nằm: sau khi phối giống, chú chó của các bạn xuất hiện những triệu chứng như thế này là rất bình thường.

Đừng vì như vậy mà cho chúng uống thuốc – rất nguy hiểm. 

Khi chú chó của gia đình bạn mang thai từ tuần thứ 5 – 6 trở đi, cơ thể của cún sẽ xuất hiện rất nhiều những dấu hiệu:

  • Bầu ngực bắt đầu to, đầu ti của cún cũng to và hồng hào hơn.
  • Bụng của cún bắt đầu phát triển và to dần.

Khi đến tuần thứ 7, chó con trong bụng chó mẹ sẽ bắt đầu đạp. Bạn có thể nhìn rõ cử động của chó con.

Thời gian trước khi sinh từ 7 – 9 ngày, bầu ngực của chó sẽ căng cứng, có những con sẽ bắt đầu tiết sữa.

Tuy nhiên, thời điểm tốt nhất để tiết sữa nên là 1 – 2 ngày [nếu như sữa xuất hiện quá sớm sẽ dẫn đến hiện tượng đẻ non hoặc sảy thai].

3. Chăm sóc chó mang thai sắp đẻ

Để nuôi một chú chó phát triển bình thường không bệnh tật đã khó, việc chăm sóc chó chửa và chó đẻ lại càng khó khăn.

Chó mang thai nên ăn gì? 

Trong quá trình mang thai, việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng dành cho cún là vô cùng cần thiết. Nếu cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, chó mẹ và chó con sẽ khỏe mạnh và phát triển. Đối với giai đoạn đầu mang thai, tức là 6 tuần đầu khi mang thai các bạn chỉ cần cho cún của các bạn ăn với chế độ dinh dưỡng như bình thường.

Giai đoạn từ 6 tuần tuổi, đây là giai đoạn phát triển của chó con. Chính vì vậy, giai đoạn này các bạn phải thật chú ý đến chế độ dinh dưỡng của chó con. Trong thời gian này, các bạn nên cho chó ăn thành nhiều bữa [khoảng 4 – 5 bữa]. Không nên tăng lượng thức ăn mà vẫn giữ nguyên lượng bữa ăn là 2 bữa/ngày.

Bổ sung thêm nhiều chất đạm cho cún. Trứng vịt lộn và thịt bò là 2 loại thức ăn vô cùng tốt cho cún trong giai đoạn mang thai. Tuy nhiên, 1 tuần chỉ nên cho cún ăn 1 – 2 bữa/tuần.

Chó mang thai có nên tắm?

Trong giai đoạn từ tuần thứ 3 – 7 hoặc 8 các bạn hoàn toàn có thể tắm cho cún. Tuy nhiên, bạn nên tắm cho chúng thật nhẹ nhàng, sử dụng sữa tắm thích hợp. Nếu như chú cún của bạn không hợp tác, không nên ép chúng hãy nhẹ nhàng vỗ về chúng.

Trong giai đoạn cuối chu kỳ mang thai và khoảng 1 tháng sau khi sinh, các bạn không nên tắm cho chó mẹ vì rất dễ đến hiện tượng cảm lạnh, dễ dẫn đến hiện tượng sảy thai ở chó hoặc sinh thiếu ngày. 

4. Dấu hiệu chó sắp đẻ?

Thông thường, một chú chó khi mang thai khoảng 2 tháng thì bắt đầu có những dấu hiệu đẻ:

  • Mệt mỏi, không muốn di chuyển nhiều.
  • Bụng lớn, phần bầu ngực tiết ra sữa.
  • Cún bắt đầu cào chuồng, cào tường và đi vòng tròn tại khu vực đó – đây là hiện tượng tìm ổ đẻ.
  • Cún sẽ há miệng để thở [kể cả thời tiết lạnh], thở lớn phát ra tiếng động.
  • Ngoài ra, ở một số chú cún sẽ có mùi hôi hơi khó chịu so với bình thường.
  • Chó sẽ uống nhiều nước, có xu hướng đi tìm những chỗ có nước mát để nằm.
  • Trong những ngày trước khi đẻ, ở một vài chú cún có thể xuất hiện hiện tượng chán ăn hoặc bỏ ăn.

Trên đây là toàn bộ thông tin về hiện tượng mang thai, thời gian và cách chăm sóc chó mang thai. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức, hiểu biết để chăm sóc chú cún mang thai của bạn tốt hơn.

Yêu Pet - Tải app Pety nha: //link.pety.vn/blog

Pety Care - Chăm “Boss" khoẻ re! Đặt lịch hẹn ngay!

App Pety: //link.pety.vn/download

Hotline/Zalo Chăm sóc khách hàng: 0964 665 005

Hotline/Zalo Bác sỹ thú y: 0925 677 168

Video liên quan

Chủ Đề