Cho tinh online 2023

Nhiều tỉnh, thành phố đã thông báo lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2023 căn cứ khung thời gian kế hoạch của từng địa phương.

Học sinh các cấp của tỉnh Bến Tre được nghỉ Tết Nguyên đán năm 2023 từ ngày 19/1/2023 [tức 28/12/2022 âm lịch] đến hết ngày 29/1/2023 [tức 8/1/2023 âm lịch].

Tại Tiền Giang, học sinh các cấp nghỉ Tết Nguyên đán 2023 từ ngày 16/1/2023 [tức 25/12/2022 âm lịch] đến ngày 27/1/2023 [tức 6/1/2023 âm lịch].

Tại Lào Cai, các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên nghỉ từ ngày 16/1/2023 [tức 25/12/2022 âm lịch] đến hết ngày 29/1/2023 [tức 8/1/2023 âm lịch].

Cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên trên địa bàn TP.HCM nghỉ Tết âm lịch bắt đầu từ ngày 18/1/2023 [tức 27/12/2022 âm lịch], đến hết 26/1/2023 [tức 5/1/2023 âm lịch]. Như vậy, học sinh TP.HCM sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 9 ngày.

Học sinh TP.HCM sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 9 ngày. [Ảnh minh họa]

Tại Sóc Trăng, Kon Tum, Trà Vinh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hòa, học sinh được nghỉ Tết Nguyên đán 2023 từ ngày 16/1/2023 [tức 25/12/2022 âm lịch] đến hết ngày 28/1/2023 [tức 7/1/2023 âm lịch]. Như vậy, học sinh được nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 13 ngày.

Học sinh các cấp ở Hà Tĩnh, Gia Lai, Đắk Nông bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 từ ngày 18/1/2023 [tức 27/12/2022 âm lịch] đến hết ngày 29/1/2023 [tức 8/1/2023 âm lịch]. Tổng số ngày nghỉ Tết là 12 ngày.

Học sinh các cấp của tỉnh Bắc Ninh nghỉ Tết 10 ngày, bắt đầu từ 20/1/2023 [tức 29/12/2022 âm lịch] đến hết ngày 29/1/2023 [tức 8/1/2023 âm lịch].

Tại Cần Thơ, học sinh bắt đầu nghỉ Tết từ ngày 19/1/2023 [tức 28/12/2022 âm lịch] đến hết ngày 28/1/2023 [tức 7/1/2023 âm lịch]. Như vậy, học sinh tại đây nghỉ Tết âm lịch 10 ngày.

Yên Bái cho phép học sinh nghỉ Tết trong 14 ngày, từ ngày 16/1/2023 [tức 25/12/2022 âm lịch] đến hết ngày 29/1/2023 [tức 8/1/2023 âm lịch].

Theo khung thời gian kế hoạch năm học 2022-2023 của UBND tỉnh Kiên Giang, học sinh mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên của địa phương này sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 7 ngày. Căn cứ thông báo của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023, Sở GD&ĐT sẽ có thông báo cụ thể sau.

UBND tỉnh Ninh Thuận quy định ngày nghỉ Tết Nguyên đán đối với học sinh các cấp học mầm non, cấp học tiểu học, cấp học THCS và cấp học THPT tối đa 10 ngày. Tuy nhiên, Sở GD&ĐT chưa có thông báo ngày nghỉ cụ thể.


Công trình cống Cái Sơn [xã Phú Túc, huyện Châu Thành] vừa hoàn thành giúp ngăn mặn, trữ ngọt.

Phấn đấu đến năm 2023 tỉnh sẽ cơ bản chủ động nguồn nước ngọt phục vụ sinh hoạt, sản xuất của người dân. Hiện tại, tỉnh đang thực hiện các giải pháp để quản lý nguồn nước, đầu tư xây dựng hệ thống hồ chứa, công trình thủy lợi nhằm ngăn mặn, trữ ngọt.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 148 cống có khẩu độ 2m trở lên, 1.906 cống có khẩu độ dưới 1,5m và đã xây dựng 650 km đê bao ven biển, ven sông phục vụ ngăn mặn, trữ ngọt. Tuy vậy, hệ thống thủy lợi trên địa bàn vẫn chưa khép kín nên mặn xâm nhập sâu vào nội đồng gây thiếu nước ngọt trầm trọng ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống người dân. Điển hình nhất là mùa khô năm 2019 - 2020 toàn tỉnh có 27.985ha cây ăn quả, 1,2 triệu hoa kiểng các loại, 600ha cây giống, 168ha hoa màu, 3.097ha nuôi thủy sản bị thiệt hại và ảnh hưởng, ước tổng giá trị thiệt hại khoảng 1.660 tỷ đồng.

Tỉnh đang kiến nghị Trung ương bố trí vốn khoảng 250 tỷ đồng để đầu tư hồ chứa nước ngọt tại 3 huyện ven biển với quy mô 1,5 triệu mét khối; bố trí vốn để triển khai đầu tư tiếp các hạng mục còn lại của dự án Hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre, Nam Bến Tre và hệ thống cống với tổng vốn khoảng 3.500 tỷ đồng.

Tin, ảnh: Thành Châu

Cán bộ, công chức, người hoạt động chuyên trách tại nhiều xã, phường của TP.HCM đang quá tải công việc. Trong ảnh: Người dân làm thủ tục tại UBND xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP.HCM - Ảnh: Q.ĐỊNH

Đề nghị tăng lương cơ sở từ 1-7-2023

Tại cuộc họp báo chiều 17-10 về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Hoàng Mai thông tin Ban Chấp hành Trung ương đã cho ý kiến về điều chỉnh lương cơ sở.

Chính phủ đang trình Quốc hội điều chỉnh lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức khu vực công từ 1,49 triệu đồng hiện nay lên khoảng 1,8 triệu đồng [tăng khoảng 20,8%].

Việc điều chỉnh dự kiến thực hiện từ ngày 1-7-2023, riêng việc điều chỉnh tăng phụ cấp ưu đãi nghề với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở thực hiện từ 1-1-2023.

Theo ông Mai, việc tăng lương cơ sở dựa trên nhiều yếu tố, có tính toán theo thang bảng lương, phụ cấp nghề, các quy định khác tại nghị định 38/2019 của Chính phủ.

Trong đó phải tính các mức, khoản sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật. Tính các khoản trích, các chế độ khác và cần tính toán chỉ tiêu lạm phát theo các năm để làm căn cứ xác định, đảm bảo cuộc sống của người hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Sau khi tăng lương cơ sở, các cơ quan chức năng sẽ tính toán, đề xuất thời điểm thực hiện cải cách tiền lương.

10 tỉnh thành giao và tiếp nhận vượt 5.069 biên chế công chức

Đoàn giám sát vừa có báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021 gửi Quốc hội.

Báo cáo của đoàn giám sát cho hay nhiều bộ, ngành, địa phương chưa sử dụng hết số biên chế công chức, viên chức được giao nhưng vẫn đề nghị bổ sung, nhất là biên chế viên chức giáo dục.

Qua kiểm toán đã phát hiện nhiều đơn vị tùy tiện, thiếu trách nhiệm trong việc giao chỉ tiêu biên chế và tiếp nhận sử dụng biên chế sai quy định, vượt thẩm quyền.

Tổng quỹ lương bố trí cho biên chế công chức, viên chức, lao động do vượt chỉ tiêu được giao đã làm tăng chi từ ngân sách 859 tỉ đồng.

Sắp xếp lại bộ máy, sáu năm giảm trên 263.900 biên chế công chức, viên chức

Báo cáo của đoàn giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021 gửi Quốc hội cho biết cải cách hành chính, sắp xếp bộ máy hệ thống gắn với tinh giản biên chế bước đầu thực hiện có hiệu quả.

Tính đến cuối năm 2021, biên chế công chức giảm 10,01%, viên chức giảm 11,12% so với năm 2015, vượt mục tiêu nghị quyết 19 của trung ương đề ra. Cụ thể, số biên chế công chức năm 2021 giảm 27.530 người, biên chế viên chức giảm 236.366 so với năm 2015.

Biên chế công chức của các cơ quan trung ương năm 2021 giảm 11.883 người, địa phương giảm 15.647 người so với năm 2015. Biên chế viên chức năm 2021 của các cơ quan trung ương giảm 40.221 người so với năm 2015 [giảm hơn 25%], địa phương giảm 196.145 người so với năm 2015 [giảm 10,51%].

Doanh nghiệp Việt Nam bị tấn công, đánh cắp mật khẩu nhiều nhất Đông Nam Á

Ngày 17-10, hãng bảo mật Kaspersky cho biết sáu tháng đầu năm 2022 đã ngăn chặn tổng cộng 373.138 phần mềm đánh cắp mật khẩu trojan-PSW [Password Stealing Ware] nhắm vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại khu vực Đông Nam Á.

Trong đó Việt Nam ghi nhận bị tấn công nhiều nhất với số lượng đến hơn 133.000 phần mềm. Các quốc gia xếp tiếp sau là Indonesia và Malaysia, với số lượng phần mềm bị chặn trong khoảng 82.000 - 86.000.

Những con số nêu trên cho thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam vẫn luôn nằm trong "tầm ngắm" của tội phạm mạng. Trojan-PSW là phần mềm độc hại chuyên đánh cắp mật khẩu và thông tin khác của tài khoản, giúp kẻ tấn công có được quyền truy cập vào mạng công ty và đánh cắp những thông tin nhạy cảm.

"Chủ các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể nghĩ rằng công ty của họ quá nhỏ để trở thành mục tiêu của tội phạm mạng. Suy nghĩ này khá hợp lý vì thông thường kẻ tấn công sẽ tìm kiếm nguồn lợi nhuận cao nhất với công sức bỏ ra ít nhất. Tuy nhiên, những doanh nghiệp này thường là đơn vị cung cấp dịch vụ cho các công ty lớn hơn, là một mắt xích trong chuỗi hoạt động.

Khi một phần mềm đánh cắp mật khẩu có thể xâm nhập vào hệ thống của công ty nhỏ, việc cả chuỗi cung ứng bị tổn hại là điều hoàn toàn có thể xảy ra, như hệ quả của hiệu ứng domino", ông Yeo Siang Tiong, tổng giám đốc Kaspersky Đông Nam Á, nhận xét.

Cán bộ, công nhân viên một doanh nghiệp tham gia làm sạch môi trường

TP.HCM phối hợp với Long An về quản lý môi trường khu vực giáp ranh

Dự kiến tuần này Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM sẽ họp với đơn vị đồng cấp tỉnh Long An về phân vùng xả thải tại khu vực giáp ranh. Đồng thời, hai địa phương cũng họp bàn kế hoạch quan trắc liên vùng.

Hiện nay khu vực giáp ranh TP.HCM và tỉnh Long An đang là điểm nóng về môi trường. Tại đây tình trạng rác thải, ô nhiễm không khí, xả thải diễn biến phức tạp. Nhiều kênh, rạch tại khu vực này thường bị lén xả thải khiến dòng nước đen ngòm, bốc mùi.

Chủ Đề