Chốt quyền nhận cổ tức là gì

Khi các doanh nghiệp sắp trả cổ tức hay họp cổ đông, nhà đầu từ thường thấy khái niệm "Ngày giao dịch không hưởng quyền" hoặc "Ngày đăng ký cuối cùng".

Hai khái niệm này dùng để xác định nhà đầu tư có được hưởng các quyền liên quan đối với cổ phiếu hay không.

"Ngày giao dịch không hưởng quyền" là ngày giao dịch mà người mua khi xác lập sở hữu cổ phiếu sẽ không được hưởng các quyền có liên quan [quyền nhận cổ tức, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm, quyền tham dự đại hội cổ đông...]

"Ngày đăng ký cuối cùng" là ngày Trung tâm lưu ký chốt danh sách khách hàng sở hữu chứng khoán để thực hiện các quyền cho cổ đông. Tại ngày chốt danh sách, nếu có tên trong danh sách, người sở hữu chứng khoán sẽ có quyền nhận cổ tức, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm.

Theo quy định chu kỳ thanh toán T+2 hiện tại, nhà đầu tư phải hai ngày sau mới thực sự sở hữu cổ phiếu. Do đó ngày giao dịch trước ngày đăng ký cuối cùng sẽ là ngày giao dịch mà nhà đầu tư khi mua cổ phiếu sẽ không được hưởng các quyền lợi của cổ đông.

Lưu ý, ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày làm việc liền trước ngày đăng ký cuối cùng. Do vậy, nếu ngày đăng ký cuối cùng rơi vào thứ hai thì ngày giao dịch không hưởng quyền sẽ là ngày thứ sáu của tuần liền trước. Hay nếu ngày Lễ, Tết rơi vào trước ngày đăng ký cuối cùng thì nhà đầu tư cũng cần loại ra để xác định đúng ngày giao dịch không hưởng quyền.

Ví dụ:

Trong trường hợp này, nếu ngày 8/11 là ngày đăng ký cuối cùng thì ngày 7/11 là ngày giao dịch không hưởng quyền, bởi:

- Bạn mua chứng khoán ngày 6/11, thì ngày chứng khoán về là ngày 8/11. Tức là khi chốt quyền, bạn sẽ có tên trong danh sách cổ đông.

- Nếu bạn mua chứng khoán ngày 7/11 thì chứng khoán về tài khoản ngày 9/11, sau ngày đăng ký cuối cùng và không được hưởng quyền.

Việc xác định hai trường hợp này là điều quan trọng bởi liên quan đến chiến lược giao dịch.

Ví dụ đối với các hoạt động trả cổ tức bằng cổ phiếu, thị giá cổ phiếu sẽ được điều chỉnh sau khi chốt quyền, giảm tương ứng với tỷ lệ chia. Việc sở hữu cổ phiếu trước hay sau ngày chốt quyền về bản chất là không đổi bởi thị giá điều chỉnh, nhưng nhiều nhà đầu tư sẽ chọn việc mua cổ phiếu sau chốt quyền để tránh việc phải chờ cổ tức về tài khoản.

Nhà đầu tư cần nắm chắc ý nghĩa và mục đích của ngày giao dịch không hưởng quyền [GDKHQ], ngày đăng ký cuối cùng và ngày thanh toán khi muốn có tên trong danh sách người sở hữu chứng khoán được hưởng quyền. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết về ngày giao dịch không hưởng quyền, ngày đăng ký cuối cùng và ngày thanh toán để nhà đầu tư có cái nhìn sâu hơn trước khi tham gia giao dịch mua bán cổ phiếu.

1. Ngày giao dịch không hưởng quyền là gì?

Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày giao dịch mà người mua sẽ không được hưởng các quyền có liên quan [quyền nhận cổ tức, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm, quyền tham dự đại hội cổ đông…]. Mục đích là của ngày này là để chốt danh sách cổ đông sở hữu cổ phiếu của công ty hiện tại.

2. Ngày đăng ký cuối cùng là gì?

Ngày đăng ký cuối cùng là ngày Tổ chức phát hành chốt danh sách người sở hữu chứng khoán để thực hiện các quyền cho cổ đông.

Nhà đầu tư mua cổ phiếu trước ngày GDKHQ thì sẽ có tên trong danh sách được hưởng quyền. Nếu mua cổ phiếu tại ngày GDKHQ hoặc sau ngày GDKHQ thì nhà đầu tư sẽ không có tên trong danh sách và sẽ không được hưởng các quyền đó.

3. Ngày thanh toán là gì?

Ngày thanh toán là ngày Cổ tức bằng tiền mặt hoặc Cổ tức bằng cổ phiếu sẽ được trả về tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư.

4. Điều chỉnh giá khi chốt quyền

Giá tham chiếu tại ngày không hưởng quyền được xác định theo nguyên tắc lấy giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất điều chỉnh theo giá trị cổ tức được nhận hoặc giá trị của các quyền kèm theo. Công thức tính tổng quát như sau:

          PR t-1 + [I1 x Pr1] + [I2 x Pr2] + [I3 x Pr3] –TTHcp- Divcp- TTHt -Divt
Ptc = ---------------------------------------------------------------------------------------- 

                                   1+ I1 + I2 + I3

Trong đó:

Ptc: Giá tham chiếu trong ngày không hưởng các quyền trên

I2: Tỷ lệ vốn tăng do thưởng bằng cổ phiếu [tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu]

I3: Tỷ lệ vốn tăng do trả cổ tức bằng cổ phiếu

TTHcp: Giá trị tiền thưởng bằng cổ phiếu

Divcp: Giá trị cổ tức bằng cổ phiếu

TTHt: Giá trị tiền thưởng bằng tiền

Divt: Giá trị cổ tức bằng tiền

Pr1: Giá cổ phiếu bán cho người có quyền mua cổ phiếu

Pr2: Giá cổ phiếu tính cho người được thưởng bằng cổ phiếu

Pr3: Giá cổ phiếu tính cho người được nhận cổ tức bằng cổ phiếu

Trường hợp môt doanh nghiệp niêm yết vừa trả cổ tức bằng tiền mặt, vừa trả cổ tức bằng cổ phiếu thì giá tham chiếu được xác định bằng công thức sau:

Chủ Đề