Chứng chỉ an toàn tiêm chủng là gì

Hiện nay các địa điểm tại xã phường phần lớn chỉ phục vụ trẻ em theo chương trình tiêm chủng mở rộng, với 10 loại vắc xin cơ bản, trong khi đó, có đến gần 40 loại vắc xin cần thiết được tiêm cho trẻ em và người lớn. Do đó, để được tiêm đầy đủ các loại vắc xin cần thiết, trẻ em và người lớn nên đến các trung tâm tiêm chủng chuyên biệt để được tư vấn và tiêm chủng sớm nhất có thể để kịp thời phòng ngừa dịch bệnh nguy hiểm.

Tại Việt Nam, Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng vắc xin cho Trẻ em và Người lớn VNVC là hệ thống trung tâm tiêm chủng cao cấp hàng đầu, với gần 20 trung tâm trên toàn quốc. VNVC luôn có ĐẦY ĐỦ các loại vắc xin cần thiết cho trẻ em và người lớn với chất lượng tốt nhất, nhập khẩu chính hãng, kể cả những loại vắc xin mới, vắc xin thường xuyên khan hiếm trên thị trường; Đặc biệt, VNVC đang có sẵn các loại vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm được các chuyên gia khuyến cáo cần cấp thiết tiêm cho trẻ em và người lớn như: cúm mùa, viêm phổi do phế cầu khuẩn, viêm màng não, thủy đậu, bạch hầu - ho gà - uốn ván, sởi - quai bị - rubella...

Với gần 20 trung tâm trên toàn quốc, được đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, khang trang và dịch vụ tiêm chủng vắc xin an toàn, cao cấp với giá thành hợp lý, Hệ thống tiêm chủng vắc xin cho trẻ em và người lớn VNVC đã đáp ứng tốt nhu cầu tiêm vắc xin phòng bệnh, nâng cao sức khỏe, tiết kiệm chi phí, thời gian và được tận hưởng dịch vụ tiêm chủng cao cấp, trở thành địa chỉ tin cậy cho hàng triệu gia đình Việt.

- + Đọc bài viết In bài viết Gửi bài viết

Your browser does not support the audio element.

An toàn tiêm chủng - Thực trạng và các giải pháp đã thực hiện tại Tiền Giang

06/02/2015

Thực trạng 

Sau hơn 30 năm triển khai thực hiện công tác tiêm chủng mở rộng [TCMR], cùng với cả nước Tiền Giang đã được công nhận thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000, loại trừ uốn ván sơ sinh vào năm 2005, các bệnh truyền nhiễm trong dự án TCMR đều giảm hoặc không xảy ra. 

Hàng năm duy trì thực hiện tiêm chủng cho các đối tượng đều đạt tỉ lệ > 96%; không ghi nhận các trường hợp tai biến, phản ứng nặng sau tiêm chủng [PUSTC]. Tiếp tục duy trì các thành quả đã đạt được và tiến đến mục tiêu loại trừ Sởi vào năm 2017. 

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng vắc xin có thể xảy ra các trường hợp phản ứng sau tiêm có liên quan hoặc không liên quan đến tiêm chủng. Việc giám sát phản ứng sau tiêm chủng để phát hiện sớm và xử trí các tai biến xảy ra sẽ góp phần làm giảm diễn biến nặng của các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng, giúp cho người dân yên tâm và tin tưởng vào việc tiêm chủng phòng bệnh. Và để đảm bảo an toàn trong tiêm chủng, ngày 21/8/2013, Bộ Y tế đã ban hành QĐ 3029/QĐ-BYT về việc xây dựng kế hoạch tăng cường công tác an toàn tiêm chủng; với mục tiêu đảm bảo chất lượng, an toàn trong tiêm chủng và nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân về công tác tiêm chủng.

Tại Tiền Giang, nhằm thực hiện tốt công tác an toàn tiêm chủng; từ tháng 9 năm 2013 ngành y tế đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện tăng cường công tác an toàn tiêm chủng, giám sát việc tổ chức thực hiện tiêm chủng an toàn ở tất cả các trạm Y tế xã, phường. 

Các giải pháp đã thực hiện 


Tổ chức tiêm chủng đúng quy trình tại cả các điểm tiêm như bố trí các bàn khám phân loại, bàn tiêm, bàn ghi chép, phòng theo dõi sau tiêm theo quy trình một chiều bảo đảm theo dõi các đối tượng 30 phút sau tiêm chủng tại địa điểm tiêm chủng. Thực hiện tiêm không quá 50 đối tượng cho một buổi. Tùy vào tình hình đối tượng trẻ thực tế, địa phương có kế hoạch chia đối tượng cụ thể cho từng buổi tiêm chủng. Đảm bảo chất lượng vắc xin, thực hiện đúng quy trình tiếp nhận, cấp phát, bảo quản và tổ chức tiêm đúng kỹ thuật bảo đảm an toàn, hiệu quả, vô trùng.

Thực hiện khám sàng lọc tư vấn trước khi tiêm, tư vấn thật đầy đủ cho gia đình, người được tiêm chủng về lợi ích và bất lợi trong tiêm chủng. Chỉ tiêm chủng khi đã giải thích đầy đủ và được sự đồng ý tiêm chủng của gia đình, người được tiêm chủng. Phải đưa gia đình, người được tiêm chủng kiểm tra tên vắc xin, hạn sử dụng của lọ vắc xin sẽ tiêm.

Theo dõi tại trạm y tế, cơ sở tiêm chủng cho tất cả đối tượng được tiêm chủng phải được theo dõi tình trạng sức khỏe trong thời gian 30 phút sau khi tiêm tại cơ sở tiêm chủng. Hướng dẫn theo dõi tại nhà cho tất cả đối tượng được tiêm chủng ít nhất 24 giờ sau khi tiêm chủng. Khi có dấu hiệu phản ứng toàn thân hoặc phản ứng trở nên nghiêm trọng thì phải đưa ngay người được tiêm đến cơ sở y tế để được theo dõi, điều trị đến khi ổn định.

Tập huấn an toàn tiêm chủng cho cán bộ y tế có tham gia công tác tiêm chủng đều được tập huấn an toàn tiêm chủng và cấp giấy chứng nhận. Tất cả các điểm tiêm chủng trên địa bàn tỉnh đều thực hiện cam kết “Điểm tiêm chủng đạt tiêu chuẩn” và được thẩm định.

Tăng cường giám sát công tác tiêm chủng và xử trí phản ứng sau tiêm, tăng cường nhân lực cho các điểm tiêm chủng, thực hiện giám sát trong những ngày tiêm chủng thường xuyên hàng tháng, trong các chiến dịch tại các điểm tiêm chủng trên địa bàn toàn tỉnh. Thành lập đường dây nóng để giám sát và xử trí phản ứng sau tiêm chủng. Tổ chức các Đội cấp cứu lưu động tuyến huyện, các cơ sở điều trị chuẩn bị và sẵn sàng tiếp nhận, theo dõi và điều trị các trường hợp phản ứng sau tiêm.

Tăng cường công tác truyền thông về an toàn tiêm chủng trên phương tiện truyền thông đại chúng, trước, trong và sau những ngày tiêm chủng hàng tháng. Tư vấn trước, trong buổi tiêm chủng và hướng dẫn phụ huynh chăm sóc tại nhà. Cấp phát tờ rơi “Hướng dẫn các bà mẹ cần thực hiện trước, trong và sau khi đưa trẻ đi tiêm chủng”.

Kết quả thực hiện

Qua giám sát tiêm chủng thường xuyên và chiến dịch của Ban chỉ đạo, Sở Y tế, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm y tế các huyện, thị, thành trong năm 2014 cho thấy các trạm y tế xã, phường, thị trấn đã tổ chức thực hiện đúng quy trình tiêm chủng của Bộ Y tế. Thực hiện tốt công tác tư vấn, khám chỉ định, tiêm chủng và theo dõi phản ứng sau tiêm chủng tại trạm y tế cũng như theo dõi tại nhà.  Các trạm Y tế đã cung cấp phiếu mô tả các triệu chứng bất thường cần theo dõi, số điện thoại của trạm y tế và của bác sĩ trực tại trạm cho người nhà chủ động thông báo về tình trạng sức khỏe của trẻ. Kết quả hoạt động tiêm chủng mở rộng đã đạt mục tiêu và chỉ tiêu đề ra, các bệnh truyền nhiễm trong dự án tiếp tục giảm hoặc không xảy ra. Không ghi nhận trường hợp phản ứng nặng liên quan đến tiêm chủng, các trường hợp phản ứng thông thường được tư vấn chăm sóc tốt tại nhà. Tiếp tục được sự hưởng ứng của các bậc phụ huynh trong việc đưa con em đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch theo khuyến cáo của ngành y tế.

Lê Đăng Ngạn, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh


- + Đọc bài viết In bài viết Gửi bài viết

Tương phản

Video liên quan

Chủ Đề