Chương trình đào tạo được xây dựng như thế nào

Đào tạo nội bộ mang đến rất nhiều hiệu quả thúc đẩy sự phát triển trong doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng nắm bài bản các bước triển khai chương trình đào tạo nội bộ.

Vậy làm thế nào để xây dựng được hệ thống và quy trình đào tạo chất lượng cao, mang tính hiệu quả. Bài viết sau hi vọng sẽ giúp ích được cho doanh nghiệp trong vấn đề này!

Trong doanh nghiệp, hình thức xây dựng chương trình đào tạo nội bộ là quá trình lên kế hoạch. Tổ chức các chương trình, buổi đào tạo để nâng cao kỹ năng công việc cho nhân viên. Trong các buổi đào tạo thường có sự góp mặt giảng dạy của các chuyên gia hoặc người có chuyên môn.

Mỗi doanh nghiệp đều nên thiết lập chương trình đào tạo nội bộ và hướng đó làm mục tiêu. Khi yếu tố nhân sự được trang bị tốt các kiến thức và kỹ năng. Doanh nghiệp sẽ có tiền đề vững chắc để phát triển.

>> Xem thêm:

4 bước triển khai quy trình đào tạo nội bộ hiệu quả

Doanh nghiệp có thể triển khai đào tạo nội bộ dưới nhiều hình thức khác nhau. Điều này phụ thuộc vào cách vận hành của bộ máy tổ chức và thời gian đào tạo cho phép. Các nhà quản lý có thể sắp xếp các chương trình đào tạo qua 3 hình thức thông dụng phổ biến nhất dưới đây:

Bằng hình thức đào tạo này, doanh nghiệp có thể tận dụng phát triển chuyên môn và kỹ năng cho nhân viên. Tạo mối liên kết nhân sự giữa mọi người trong toàn công ty. Các buổi họp nội bộ sẽ được tổ chức định kỳ và ấn định trong mốc thời gian cụ thể. Doanh nghiệp có thể chia cuộc họp thành từng nhóm nhỏ hoặc họp toàn bộ máy. Mục tiêu của đào tạo nhân viên qua họp nội bộ là muốn nhân viên thành thạo và nắm rõ được một kỹ năng nhất định nào đó bắt buộc phải có trong công việc.

Đây là hình thức đào tạo mang tính hiệu quả cao vì nhân viên sẽ có cơ hội thực hành công việc qua thực tế. Đặc biệt là những việc cần đến kỹ năng chuyên môn về kỹ thuật. Đào tạo nội bộ qua công việc xây dựng nên một môi trường có tính thực hành cao. Doanh nghiệp sẽ có hình thức giảng dạy trực tiếp, cầm tay chỉ việc cho nhân viên.

Đào tạo 1-1 là hình thức kỳ công hơn so với các chương trình đào tạo nội bộ cho nhân viên kể trên. Nhưng như một lẽ dĩ nhiên, phương thức này mang lại hiệu quả chắc chắn. Doanh nghiệp chỉ tận dụng hình thức này khi cần đào tạo một nhân viên “tay chuyên” cụ thể. Trong loại hình đào tạo này, một người có tay nghề lâu năm sẽ trực tiếp đào tạo một nhân viên mới hoặc ít kinh nghiệm hơn.

Tất cả những gì cần thiết bao gồm kiến thức và kỹ năng cho công việc sẽ được truyền tải một cách rõ ràng. Khi nhân viên nhanh chóng tiếp thu thì hiệu quả công việc sẽ tăng lên và được thúc đẩy nhanh chóng.

>> Xem thêm:

Download trọn bộ mẫu chương trình đào tạo nội bộ miễn phí

Không có doanh nghiệp nào là không mong muốn nguồn nội lực của công ty mình phát triển đồng đều. Bên cạnh đó, nhân lực chính là yếu tố tiềm năng làm nên sự thành công của một tập thể. Khi yếu tố con người được quan tâm chú trọng đào tạo đồng đều, tương lai doanh nghiệp sẽ mở rộng.

Vậy để xây dựng được một chương trình đào tạo nội bộ bài bản. EDUNOW gợi ý 5 bước sau để các nhà quản lý có thể tham khảo.

Trước khi lên kế hoạch xây dựng chương trình, doanh nghiệp cần tiến hành phân loại nhân sự. Những kế hoạch đào tạo ngắn hạn và dài hạn sẽ được họp bàn để đưa ra thống nhất chung. Mọi định hướng cho nhu cầu đào tạo sẽ căn cứ bám sát vào tình hình của doanh nghiệp.

Một bản kế hoạch đầy đủ sẽ giúp doanh nghiệp xác định được các mục tiêu và hành động cụ thể. Để có được một bản kế hoạch hoàn hảo, doanh nghiệp cần lưu ý các yếu tố:

Trong bước này, người phụ trách đào tạo cần bỏ công sức và thời gian xây dựng kế hoạch thì mới mang lại được hiệu quả rõ rệt.

Có 2 loại mẫu kế hoạch đào tạo chính:

-Mẫu kế hoạch theo cấp bậc nhân viên

-Mẫu kế hoạch phân loại theo thời gian.

MẪU KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO THEO CẤP BẬC NHÂN VIÊN

MẪU KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO PHÂN LOẠI THEO THỜI GIAN

Đôi khi quy trình đào tạo được lên kế hoạch cụ thể nhưng chưa chắc đã mang lại kết quả trọn vẹn. Chính vì thế doanh nghiệp cần thường xuyên tổ chức kiểm tra đánh giá. Phần nào giúp kịp thời bù đắp những thiếu sót xuyên suốt và sau chương trình.

Quá trình đánh giá kết quả đào tạo hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng quản lý và đào tạo chất lượng đội ngũ nhân sự.

Những chương trình đào tạo đòi hỏi sự đổi mới, không thể luôn đi theo một phương thức cũ. Do đó sau mỗi đợt đào tạo, doanh nghiệp cần thu thập ý kiến của nhân viên. Đánh giá kịp thời các ưu và nhược điểm sau chương trình. Bên cạnh đó là rút kinh nghiệm và đổi mới quá trình nếu cần thiết.

Để xây dựng được một quy trình đào tạo hiệu quả. Xin mời các quý doanh nghiệp tham khảo sản phẩm hiện tại EDUNOW cung cấp. Chúng tôi có nền tảng trực tuyến hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực. Kết hợp tổ chức các khóa học Online và các chương trình đào tạo trực tuyến.

Mọi thông tin liên hệ vui lòng tham khảo cuối bài viết. Hi vọng qua đây doanh nghiệp đã có cái nhìn sâu hơn về tầm ảnh hưởng của chương trình đào tạo nội bộ và các bước để xây dựng, thiết kế lên một chương trình đào tạo chuẩn.

Thông tin liên hệ hỗ trợ xây dựng các chương trình đào tạo nội bộ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ADT QUỐC TẾ

VPGD: BT08 – ngõ 180 Thanh Bình – Mộ lao – Hà Đông – Hà Nội

Hotline: 0986 354 152

Website: //edunow.vn/

Email

11:15, 03/09/2020

08 bước xây dựng chương trình đào tạo trình độ của giáo dục đại học [Ảnh minh họa]

Theo đó, Dự thảo Thông tư quy định quy trình xây dựng chương trình đào tạo đối với các trình độ của giáo dục đại học bao gồm 08 bước:

Bước 1: Khảo sát lấy ý kiến các bên liên quan chính yếu [nhà trường, nhà khoa học chuyên môn, giảng viên; đại diện nhà tuyển dụng lao động, hiệp hội nghề nghiệp; người đã tốt nghiệp, sinh viên năm cuối] về thực trạng và nhu cầu đào tạo nhân lực đối với ngành đào tạo, về mục tiêu, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, kết hợp với yêu cầu về chuẩn chương trình đào tạo theo quy định tại Thông tư này.

Bước 2: Xây dựng mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo phù hợp với sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu chính của cơ sở đào tạo, chuẩn chương trình đào tạo và Khung trình độ quốc gia Việt Nam; đáp ứng nhu cầu nhân lực đối với ngành đào tạo.

Bước 3: Xây dựng cấu trúc chương trình đào tạo [các khối kiến thức, các học phần và số tín chỉ, trình tự logic các học phần, kế hoạch giảng dạy] đáp ứng chuẩn chương trình đào tạo, Khung trình độ quốc gia Việt Nam và bảo đảm mục tiêu, chuẩn đầu ra đã xác định.

Bước 4: Đối chiếu, so sánh với chương trình đào tạo cùng trình độ, cùng ngành, của các cơ sở đào tạo khác ở trong nước và nước ngoài và chuẩn chương trình đào tạo theo từng ngành, nhóm ngành cụ thể để hoàn thiện chương trình đào tạo.

Bước 5: Xây dựng đề cương chi tiết học phần dựa trên chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo được phân nhiệm cho học phần; ban hành các văn bản hướng dẫn, quy định thực hiện chương trình đào tạo, bảo đảm chất lượng đào tạo đối với từng khóa học. Hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá được thiết kế trong chương trình đào tạo phải đảm bảo tương thích để đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.

Bước 6: Tổ chức hội thảo lấy ý kiến của giảng viên, cán bộ quản lý trong và ngoài cơ sở đào tạo, các nhà khoa học, đại diện đơn vị sử dụng lao động liên quan và người đã tốt nghiệp [nếu có] về chương trình đào tạo.

Bước 7: Hoàn thiện dự thảo chương trình đào tạo trên cơ sở tiếp thu ý kiến phản hồi của các bên liên quan và trình Hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở đào tạo xem xét tiến hành các thủ tục thẩm định và áp dụng.

Bước 8: Đánh giá và cập nhật thường xuyên nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy dựa trên các tiến bộ mới của lĩnh vực, ngành đào tạo và yêu cầu của việc sử dụng lao động.

Chi tiết xem tại Dự thảo Thông tư.

Ty Na

Video liên quan

Chủ Đề