Chương trình đào tạo Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo

Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo [KHDL&TTNT] là hai lĩnh vực, công nghệ quan trọng nhất trên thế giới và đang là một trong những ngành nghề “hot” nhất không những ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.

Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo là gì?

Dữ liệu được coi là “đầu vào” của làn sóng cách mạng công nghiệp lần thứ 4.0. Mọi lĩnh vực trong xã hội, từ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế đến hoạch định chính sách của Nhà nước, muốn nâng cao hiệu quả hoạt động cần phải có các dự báo tốt và kèm theo đó là một chiến lược tốt. Những thông tin này nằm chính trong những kho dữ liệu, nếu không có các chuyên gia với chuyên môn phù hợp để khai thác thì vẫn mãi ngủ yên.

Trí tuệ nhân tạo – AI [Artificial Intelligence] là một trong những ngành trụ cột quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Việt Nam được nhận định cũng không đứng ngoài hướng phát triển này.  Trí tuệ nhân tạo có thể được định nghĩa như một ngành của khoa học máy tính liên quan đến việc tự động hóa các hành vi thông minh. Trí tuệ nhân tạo có thể xử lý dữ liệu ở mức rộng lớn hơn, quy mô hơn, hệ thống, khoa học và nhanh hơn so với con người.

2 lĩnh vực này [KHDL&TTNT] cùng kết hợp với nhau sẽ giúp quá trình thông minh hóa các hệ thống sản xuất, cũng đòi hỏi một nguồn nhân lực trình độ cao, với kỹ năng chuyên gia trong thiết kế xây dựng các hệ thống khai thác, xử lý dữ liệu… cũng như phát triển những hệ thống trí tuệ nhân tạo.

Học gì?

Chương trình học sẽ cũng cấp cho sinh viên + Nền tảng kiến thức cơ bản vững chắc về quản lý dữ liệu + Xử lý và phân tích dữ liệu lớn [Big Data], kiến thức chuyên ngành sâu và rộng về KHDL và hệ thống thông tin + Xử lý ngôn ngữ tự nhiên và các thuật toán liên quan đến trí tuệ nhân tạo, blockchain + Thành thạo các ngôn ngữ lập trình Python, Java, NodeJS, MySQL… + Sinh viên thực hành, làm đồ án liên quan thiết kế, phát triển và tích hợp hệ thống thông tin cho các ứng dụng kỹ thuật liên quan đến phân tích dữ liệu lớn, giải quyết các vấn đề cụ thể về kỹ thuật, xã hội và kinh tế. + Kiến thức về hội nhập, khởi nghiệp

+ Sinh viên được thực tập tại doanh nghiệp CNTT từ năm thứ 3

Tên ngành đào tạo:

+ Tiếng Việt: Khoa học máy tính

+ Tiếng Anh: Computer Science

– Mã số ngành đào tạo: 7480101

– Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, D01, D90

– Trình độ đào tạo: Cử nhân

– Thời gian đào tạo: 09 học kỳ

– Tên văn bằng sau tốt nghiệp:

+ Tiếng Việt: Cử nhân Khoa học máy tính

+ Tiếng Anh: The Degree of Bachelor in Computer Science

2. Mục tiêu của chương trình đào tạo

2.1. Tổng quan về chuyên ngành Trí tuệ Nhân tạo và Khoa học Dữ liệu

Tự hào là một trong những ngôi trường tiên phong đào tạo Chuyên ngành Trí tuệ Nhân tạo và Khoa học Dữ liệu ở bậc Đại học – một chương trình mới tại Việt Nam, trường Đại học Á Châu đã đầu tư về cơ sở vật chất, cùng với đội ngũ chuyên gia đầu ngành và giảng viên trình độ cao về trí tuệ nhân tạo và khoa học dữ liệu, xây dựng chương trình đào tạo và tuyển sinh cử nhân Chuyên ngành Trí tuệ Nhân tạo và Khoa học Dữ liệu từ năm 2022. Chương trình đào tạo cử nhân Chuyên ngành Trí tuệ Nhân tạo và Khoa học Dữ liệu của Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Á Châu được thiết kế và xây dựng nhằm đào tạo ra các nhà khoa học về trí tuệ nhân tạo và khoa học dữ liệu, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu nhân lực trong một ngành được đánh giá là trụ cột của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam và trên Thế giới.

2.2. Kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm tích lũy được sau khi học

– Về kiến thức: Chương trình đào tạo Chuyên ngành Trí tuệ Nhân tạo và Khoa học Dữ liệu nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng và toàn diện về lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và khoa học dữ liệu nhằm giải quyết các vấn đề khoa học và thực tiễn.

– Về kĩ năng: Cử nhân tốt nghiệp Chuyên ngành Trí tuệ Nhân tạo và Khoa học Dữ liệu có kĩ năng thực hành và vận dụng các kiến thức chuyên môn được học vào thực tiễn nghề nghiệp, nhất là trong việc giải quyết các bài toán đa ngành, liên ngành trong lĩnh vực có liên quan đến khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo và khoa học dữ liệu.

– Về thái độ: Cử nhân tốt nghiệp Chuyên ngành Trí tuệ Nhân tạo và Khoa học Dữ liệu là những công dân toàn cầu có phẩm chất và nền tảng đạo đức nghề nghiệp tốt; có trách nhiệm trong công việc và làm việc với thái độ hợp tác, tích cực, sáng tạo, kỷ luật, chăm chỉ, cởi mở và dân chủ.

3. Chương trình đào tạo

Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 127 tín chỉ, trong đó:

* Khối kiến thức chung:

[Không tính các học phần GDTC, GDQP-AN]

17 tín chỉ
* Khối kiến thức theo lĩnh vực:

+ Bắt buộc

+ Tự chọn

31 tín chỉ

27 tín chỉ

04/10 tín chỉ

* Khối kiến thức theo nhóm ngành: 36 tín chỉ
+ Bắt buộc

+ Tự chọn

30 tín chỉ

6/15 tín chỉ

* Khối kiến thức ngành: 21 tín chỉ
* Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp 22 tín chỉ

4. Khung chương trình chi tiết

Trí tuệ Nhân tạo và Khoa học Dữ liệu

Skip to content

Chương trình có mục đích đào tạo các chuyên gia trình độ cao về khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo [DS-AI scientist]. Chương trình được thiết kế hiện đại, do các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực DS-AI của Việt Nam và trên Thế giới thiết kế. Với định hướng đào tạo chuyên gia, sinh viên tham gia chương trình được trang bị đầy đủ kiến thức hàn lâm, song song với việc được chú trọng gia tăng thời lượng thực hành, cũng như học thông qua trải nghiệm tại hệ thống các phòng lab nghiên cứu, cũng như tại các công ty, tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực CNTT&TT trong và ngoài nước.

Sinh viên các năm cuối sẽ được hướng dẫn [mentor] bởi các chuyên gia trong lĩnh vực DS-AI trong và ngoài nước, đặc biệt là các chuyên gia – cựu sinh viên của Trường CNTT&TT đang làm việc tại các Tập đoàn công nghệ đa quốc gia như: Google, Facebook, Microsoft, Amazon… để vừa nâng cao kiến thức, vừa bổ sung thêm các kỹ năng làm việc, nghiên cứu theo chuẩn quốc tế, hướng tới thị trường lao động toàn cầu, cũng như bồi đắp tinh thần đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.

Hệ thống hạ tầng tính toán phục vụ thực hành của sinh viên bao gồm các hệ thống siêu máy tính, máy tính song song có năng lực tính toán hàng đầu Việt Nam và khu vực, cũng như thông qua hợp tác với các Tập đoàn lớn như Microsoft, IBM… Sinh viên được trải nghiệm các công nghệ, nền tảng tính toán, xử lý dữ liệu tiên tiến.

Học bổng và hỗ trợ tài chính

Bên cạnh các nguồn học bổng và hỗ trợ tài chính của Trường ĐHBK Hà Nội, sinh viên theo học Chương trình DS-AI có kết quả học tập tốt có cơ hội nhận học bổng tài năng từ Quỹ học bổng hội cựu sinh viên / hội doanh nghiệp CNTT hoặc từ các tập đoàn lớn như Microsoft, Samsung, Vingroup, VNPT…

Ngoài ra, sinh viên có khả năng giảng dạy và nghiên cứu tốt có thể tham gia làm trợ giảng [Teaching Assistant – TA, hỗ trợ các thầy cô giảng dạy], hay trợ lý nghiên cứu [Research Assistant – RA, hỗ trợ và cùng làm nghiên cứu với các thầy cô tại hệ thống các phòng thí nghiệm của Trường] với mức thù lao có thể lên tới 4 triệu/tháng, kèm theo Chứng nhận chính thức của Trường để sau này các em có điều kiện thuận lợi xin học bổng du học. Hiện tại, Trường là đơn vị duy nhất triển khai các chương trình này trong Trường.

Học tích hợp cử nhân – thạc sỹ: sinh viên có cơ hội được nhận học bổng miễn giảm học phí của Nhà trường, học bổng hỗ trợ đào tạo sau đại học của các tập đoàn, tổng công ty trong và ngoài nước.

Học bổng trao đổi sinh viên và cơ hội thực tập

Nằm trong khối các Chương trình Elitech, Chương trình DS-AI thường xuyên mời giảng viên là các giáo sư, chuyên gia quốc tế tới giảng dạy cho sinh viên. Ngoài ra, Trường hợp tác với các trường đại học uy tín tại Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản, giúp sinh viên có cơ hội trao đổi, tiếp xúc sớm với môi trường làm việc bằng quốc tế, như Đại học Khoa học Ứng dụng Regensburg [OTH, Đức], Đại học Kỹ thuật Nanyang [Singapore], Đại học Quốc gia Singapore, Đại học Uppsala [Thụy Điển], Đại học Aizu [Nhật Bản], Đại học Công nghệ Tokyo [Nhật Bản]…

Chương trình cũng thường xuyên tiếp nhận sinh viên quốc tế đến trao đổi từ Nhật, Úc, Đức, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Indonesia, Myanmar…

Trong quá trình học sinh Trường được thực tập trải nghiệm môi trường làm việc thực tế tại hơn 200 doanh nghiệp đối tác của Trường, trong đó có rất nhiều doanh nghiệp quốc tế có trụ sở tại Việt Nam.

Thêm vào đó, Mạng lưới cựu sinh viên của Trường tại Silicon Valley cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động hỗ trợ, tư vấn để giúp sinh viên có cơ hội trao đổi, thực tập tại các tập đoàn công nghệ hàng đầu Thế giới.

  • Chương trình DS-AI đào tạo theo mô hình cử nhân [4 năm], hoặc cử nhân – thạc sỹ [5.5 năm];
  • Sinh viên có nhiều cơ hội học tập tiếp ở bậc cao học, tiến sỹ tại các nước phát triển như Phần Lan, Nhật Bản, Đức, Úc, Mỹ …

  • Chương trình được thiết kế theo chuẩn quốc tế với thời gian thực hành tại phòng lab tương đương thời gian học lý thuyết.
  • Chương trình gồm các kiến thức cơ bản với định hướng khoa học dữ liệu như: toán, xác suất-thống kê, trí tuệ nhân tạo, học máy, học sâu, khai phá dữ liệu, xử lý/biểu diễn dữ liệu lớn, blockchain, các kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành, cũng như các môn học liên quan đến kỹ năng đổi mới sáng tạo, và khởi nghiệp…
    Chương trình đào tạo xem tại đây.
  • Sinh viên được thực tập tại doanh nghiệp CNTT từ năm thứ 3.
  • Sinh viên được làm nghiên cứu liên tục với giảng viên từ năm thứ 2.
  • Ngoài ra sinh viên còn được đào tạo:
    • Kỹ năng: Kỹ năng thuyết trình, tổ chức, làm việc nhóm, lãnh đạo;
    • Ngoại ngữ: Sử dụng hiệu quả tiếng Anh trong công việc, đạt điểm TOEIC 650 trở lên.

Do nhu cầu của Công nghiệp 4.0, trong đó, vấn đề “thông minh hóa” các hệ thống truyền thống đóng vai trò sống còn, vì vậy, chuyên gia khoa học dữ liệu đang là ngành nghề “hot” nhất trên Thế giới, với mức lương vượt trội các ngành khác trong lĩnh vực CNTT. Sinh viên ra trường có thể làm việc:

  • Tại các bộ phân phân tích dữ liệu, điều tra, khảo sát và dự báo tại các tổ chức ở hầu hết mọi lĩnh vực của nền kinh thế, tại các tập đoàn đa quốc gia, các ngân hàng, các hãng bảo hiểm, các hãng tư vấn…
  • Tại các bộ phận phát triển sản phẩm trí tuệ nhân tạo, xử lý/phân tích/biểu diễn dữ liệu lớn tại các tập đoàn công nghệ trong và ngoài nước…
  • Khởi nghiệp, phát triển các ứng dụng phân tích dữ liệu, và trí tuệ nhân tạo phục vụ đời sống.

Video liên quan

Chủ Đề