Chuột rút ngón tay chân là bệnh gì

Chuột rút là tình trạng co thắt không kiểm soát ở các cơ. Chuột rút có thể gây nguy hiểm nếu đang bơi dưới nước, đang lái xe, ngồi gần bếp lửa,... Người bị chuột rút nên làm gì để thoát khỏi tình trạng này? Cùng tham khảo biện pháp xử lý khi bị chuột rút.

Chuột rút là hiện tượng co thắt không kiểm soát ở các cơ, đặc biệt là cơ bắp chân, bàn chân hoặc bắp đùi. Chuột rút bàn chân, bắp chân thường xảy ra vào ban đêm. Theo khảo sát, có tới 60% người lớn và 7% trẻ em bị chuột rút khi ngủ. Các cơ căng lên sẽ gây khó chịu, đau đớn ở vùng cơ bị chuột rút. Ngoài đau đớn, chuột rút vào ban đêm còn gây ra nhiều vấn đề khác như làm gián đoạn giấc ngủ, ngủ không ngon,... khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi vào ngày hôm sau.

Các nguyên nhân phổ biến và yếu tố nguy cơ gây chuột rút gồm: mỏi cơ, lười vận động, uống không đủ nước, ngồi hoặc nằm một tư thế liên tục trong thời gian dài, người lớn tuổi (trên 50 tuổi), mang thai, tác dụng phụ của một số loại thuốc, ăn uống thiếu chất, không khởi động trước khi tập luyện, mang giày không thoải mái, mắc một số bệnh mãn tính (bệnh tim mạch, tiểu đường, suy gan, suy thận, suy giáp, rối loạn sử dụng rượu, hẹp ống sống thắt lưng, viêm xương khớp, tổn thương hoặc rối loạn thần kinh,...).

Chuột rút ngón tay chân là bệnh gì

Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc chuột rút

Nếu bị chuột rút, người bệnh cần bình tĩnh thả lỏng cơ thể để làm giảm mức độ chuột rút. Sau đó, có thể thực hiện một số biện pháp khắc phục tại nhà như:

  • Duỗi cơ nhẹ nhàng. Sau đó, kéo căng chân bằng cách đứng thẳng, uốn cong chân ở đầu gối, kéo ngược chân về phía bụng, giữ gót chân hoặc mắt cá chân. Để giữ thăng bằng, người bệnh có thể ngồi trên ghế hoặc dựa vào tường. Nếu bị chuột rút bắp chân, bệnh nhân nên đứng lên, đưa chân bị chuột rút về phía trước, hơi cong đầu gối, tỳ trọng lượng cơ thể lên chân bị chuột rút, giữ yên trong khoảng 20 - 30 giây là được;
  • Dùng tay massage vùng bị chuột rút để giảm căng cơ. Bệnh nhân có thể xoa bóp, vuốt vùng cơ bị chuột rút để làm da ấm lên. Thao tác cần thực hiện nhẹ nhàng từ vùng cơ xung quanh tới vùng bị đau. Bệnh nhân có thể sử dụng con lăn massage hoặc bóng tennis để xoa bóp vùng bị chuột rút. Người bệnh cũng có thể day ấn huyệt Thừa sơn ở sau bụng bắp chân cả 2 bên bắp chân cùng lúc;
  • Chườm lên vùng cơ bị chuột rút bằng túi nước ấm, chai nước nóng hoặc khăn ấm. Nhiệt giúp cải thiện lưu lượng máu, loại bỏ tình trạng căng cơ và đau hiệu quả. Ngoài ra, tắm nước nóng cũng giúp thư giãn cơ bắp và giảm chuột rút;
  • Uốn cong ngón chân: Là biện pháp đơn giản nhất để xử lý khi bị chuột rút ở bàn chân và ngón chân. Theo đó, người bệnh chỉ cần nắm bàn chân hoặc các ngón chân rồi kéo căng hết cỡ. Biện pháp này có thể khá đau nhưng rất hiệu quả, giúp bệnh nhân nhanh chóng thoát khỏi tình trạng chuột rút;
  • Đi chân trần trên sàn nhà: Người bệnh có thể đi chân trần, cử động các ngón chân, tì ngón chân lên sàn nhà và kéo căng ngón chân ra để tăng tốc độ lưu thông máu, từ đó giảm chuột rút hiệu quả hơn;
  • Nếu bị co rút ở bắp đùi: Nên nhờ người bên cạnh kéo thẳng chân ra, một tay nâng cao gót chân, tay kia ấn đầu gối xuống;

Chuột rút ngón tay chân là bệnh gì

Bị chuột rút ở bắp đùi, người bệnh có thể nhờ sự hỗ trợ từ người khác

  • Nếu bị co rút cơ xương sườn: Cần xoa bóp nhẹ nhàng các bắp thịt quanh lồng ngực, hít thở sâu, thả lỏng người để tăng cường lượng máu lưu thông qua vị trí này;
  • Sử dụng thuốc: Vitamin E, thuốc thư giãn cơ,... để điều trị co rút cơ;
  • Sử dụng thuốc chống viêm không steroid giúp làm giảm cơn đau do chuột rút (nhưng không thể điều trị chuột rút bởi tình trạng này không liên quan tới yếu tố viêm nhiễm).

Các vận động viên bị chuột rút có thể chích cơ bắp. Theo đó, họ sẽ sử dụng một cây kim, chích vào vị trí bị chuột rút. Tuy nhiên, kỹ thuật này cần được thực hiện bởi người có chuyên môn, đảm bảo không bị nhiễm trùng.

  • Ăn uống đủ chất: Cần bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là canxi, kali, natri và magie,...;
  • Thực hiện các bài tập nhẹ: Nếu thực hiện một số bài tập nhẹ vào cuối ngày thì có thể giảm nguy cơ mắc phải các cơn chuột rút. Các bài tập đó có thể là đi bộ, đạp xe trước khi ngủ;
  • Uống nhiều nước: Nước giúp vận chuyển các dưỡng chất tới cơ bắp và mang chất thải ra khỏi cơ bắp. Vì vậy, uống đủ nước trong suốt cả ngày có thể ngăn ngừa được tình trạng chuột rút, giữ cho cơ bắp luôn ở trạng thái hoạt động tốt nhất. Trong những ngày nắng nóng hoặc khi lao động thể lực nhiều, cơ thể đổ nhiều mồ hôi thì nên uống thêm nước điện giải;
  • Khởi động kỹ trước và sau khi tập thể dục, chơi thể thao;
  • Giữ ấm: Khi đi ngủ cần giữ ấm cơ thể, tránh quạt lạnh vào chân và khi đi bơi cần tránh tiếp xúc với nước lạnh một cách đột ngột;
  • Điều trị hiệu quả các bệnh là nguyên nhân gây chuột rút;
  • Mang giày, dép vừa chân: Đi giày, dép phù hợp và thoải mái sẽ giảm được nguy cơ mắc các cơn chuột rút bàn chân.

Chuột rút ngón tay chân là bệnh gì

Mang giày, dép vừa chân giúp ngăn ngừa chuột rút

Nếu tình trạng chuột rút xảy ra thường xuyên, ảnh hưởng tới cuộc sống hằng ngày và các phương pháp điều trị tại nhà không có tác dụng, chuột rút lan sang các cơ vùng khác, ngày càng nghiêm trọng hơn,... thì bệnh nhân nên đi khám bác sĩ để được xác định nguyên nhân chính xác và có phương hướng điều trị phù hợp.

Thông thường, chuột rút khi ngủ không kéo dài và không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu chuột rút xảy ra khi đang lái xe, điều khiển máy móc, bơi lội,... thì có thể gây tai nạn, thậm chí tử vong. Do vậy, mỗi người nên áp dụng những biện pháp nêu trên để phòng ngừa tình trạng co cơ chuột rút, kết hợp với một chế độ dinh dưỡng cân bằng, không sử dụng chất kích thích,...

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Chuột rút bàn tay là tình trạng co thắt bàn tay đột ngột và không thể tự duỗi ra. Tình trạng này thường chấm dứt sau thời gian ngắn và không gây nguy hiểm. Tuy nhiên nếu chuột rút bàn tay xảy ra thường xuyên hay bị chuột rút khi đang hoạt động, cần chuẩn bị sẵn các biện pháp xử trí để không ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày.

  • Người bị chuột rút nên ăn gì?
  • Chuột rút có phải là dấu hiệu mang thai?

Chuột rút ngón tay chân là bệnh gì
Chuột rút ngón tay chân là bệnh gì

Chuột rút bàn tay là tình trạng co thắt bàn tay đột ngột và không thể tự duỗi ra

Xử trí chuột rút bàn tay

Chuột rút bàn tay hay còn gọi là vọp bẻ thường xảy ra khi vận động quá sức, Các đối tượng có nguy cơ gặp phải là vận động viên thể thao, công nhân sản xuất dây chuyền, phụ nữ mang thai… Ngoài ra, khi cơ thể mất nước, thiếu muối đều có thể bị chuột rút.

Khi bị chuột rút, phải dừng ngay các hoạt động ở bàn tay và ngón tay. Tiếp đó cần xoa nắn nhẹ nhàng bàn tay và các ngón tay để thư giãn cơ rồi mới từ từ cử động bàn tay.

Nếu bạn đang phải lao động nặng thì nên uống oresol để đề phòng thiếu nước và muối. Đồng thời, nên thường xuyên co duỗi các ngón tay để hạn chế tái phát chuột rút bàn tay.

Duy trì một chế độ dinh dưỡng đủ chất và tăng cường một số thực phẩm có thể giúp cải thiện tình trạng chuột rút bàn tay để hiện tượng này không ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động sống.

Chuột rút ngón tay chân là bệnh gì

Những người thường xuyên hoạt động thể lực có nguy cơ cao bị ruột rút bàn tay

Các thực phẩm giúp hạn chế chuột rút bàn tay

Thực phẩm giàu kali

Chuối, khoai lang, đậu phụ, sữa chua, súp lơ… chứa nhiều kali. Nếu không muốn bị chứng chuột rút bàn tay làm phiền thì nên bổ sung các thực phẩm này trong bữa ăn hàng ngày.

Thức ăn chứa muối

Vận động viên thể thao, người lao động quá mức có thể bị mất muối qua mồ hôi. Vì vậy, nên bổ sung các thức ăn chứa muối trong quá trình vận động để hạn chế chuột rút.

Thức ăn giàu canxi

Thiếu canxi là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng chuột rút. Vì vậy, cần tăng cường ăn sữa chua, cá, củ cải xanh, phô mai… để cơ thể không thiếu đi khoáng chất này.

Thực phẩm giàu carbohydrate 

Chuối, yến mạch, khoai lang, củ cải đường, cam, bưởi, việt quất… là những thực phẩm giàu carbohydrate giúp phòng tránh cạn kiệt glycogen – năng lượng lưu trữ trong cơ bắp để không bị chuột rút bàn tay.

Chuột rút ngón tay chân là bệnh gì

Ăn chuối giúp cải thiện tình trạng chuột rút bàn tay

Ngoài ra, nên đi khám sức khỏe thường xuyên 1 – 2 lần mỗi năm để tầm soát tốt các bệnh lý trong cơ thể là nguyên nhân gây nên tình trạng chuột rút để được điều trị kịp thời giúp giảm thiểu nguy cơ sức khỏe.

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc kiến thức về chuột rút bàn tay. Nếu còn thắc mắc nào, vui lòng liên hệ Bệnh viện Thu Cúc theo tổng đài 1900 55 88 96 để được giải đáp.