Chụp mạch máu não ở đâu

Chụp cắt lớp mạch máu điện toán, còn gọi là chụp cắt lớp mạch máu hay CTA, là kết hợp kỹ thuật cắt lớp thường quy với chụp mạch máu truyền thống để tạo ra những hình ảnh chi tiết các mạch máu trong cơ thể.

Trong chụp cắt lớp điện toán, các tia x và máy vi tính tại ra những hình ảnh cho thấy các phần cắt ngang, hay lát cắt của cơ thể bệnh nhân. Chụp mạch đòi hỏi phải tiêm chất cản quang vào một mạch lớn, thường ở chân bệnh nhân, để giúp nhìn thấy các mạch máu và dòng máu bên trong. Khi chất cản quang này được dùng để nhìn thấy các tĩnh mạch, thì khảo sát đó được gọi là tĩnh mạch đồ [venogram], và nó được dùng để nhìn thấy các động mạch, nó được gọi là động mạch đồ [arteriogram]. Chụp cắt lớp mạch máu giống như chụp cắt lớp điện toán, nhưng có tiêm chất cản quang vào tĩnh mạch trước khi chụp. Vì chất cản quang được tiêm vào tĩnh mạch chứ không phải vào động mạch như cách chụp mạch máu truyền thống, nên chụp cắt lớp mạch máu có thể được xem là ít xâm lấn hơn.

BỆNH NHÂN NÊN CHUẨN BỊ NHƯ THẾ NÀO?

Bác sĩ có thể ra y lệnh chụp cắt lớp mạch máu để giúp chẩn đoán các động mạch bị hẹp hay tắc, mạch máu bị phình [phình mạch], huyết khối tĩnh mạch sâu, thuyên tắc động mạch phổi, hay tình trạng khác của mạch máu.

Bệnh nhân có thể không thích hợp để chụp cắt lớp mạch máu nếu bệnh nhân:

  • Dị ứng vá»›i chất tÆ°Æ¡ng phản
  • Có bệnh thận
  • Bệnh tiểu đường nặng
  • Có thai, vì tác haÌ£i của tia bức xaÌ£ lên thai nhi
  • Sinh hiệu [huyết áp, mạch, nhịp thở, thân nhiệt] không ổn định

BỆNH NHÂN CÓ BỊ NGUY CƠ BIẾN CHỨNG KHÔNG?

Nguy cơ:

Chụp cắt lớp mạch máu là khảo sát dùng tia x, tia bức xạ sẽ đi xuyên qua cơ thể bệnh nhân. Dù tia bức xạ mỗi lần quét là nhỏ, nhưng nó có thể tích tụ và gây tổn thương tế bào theo thời gian nếu việc phơi nhiễm cứ lập lại.

Chất tương phản cũng mang ít nguy cơ gây dị ứng. Nếu bệnh nhân  biết mình bị dị ứng với chất tương phản hay chất nhuộm màu, hãy báo cho bác sĩ trước khi tiêm chất tương phản. Hơn nữa, dị ứng với i-ốt  hay nghêu sò [shellfish] có thể làm tăng nguy cơ dị ứng với chất tương phản. Nếu bệnh nhân dị ứng với i-ốt hay nghêu sò [shellfish], hãy báo cho bác sĩ biết trước khi làm khảo sát. Ở những bệnh nhân nhạy cảm, có thể dùng thuốc để làm giảm nguy cơ dị ứng trước khi cho chất cản quang.

Chất tương phản được đào thải qua thận và có thể gây tổn thương chức năng thận, nhất là khi thận đã có vấn đề. Hãy báo cho bác sĩ biết nếu có tổn thương chức năng thận. Trong trường hợp này, thuốc và dịch, gọi là bù nước đôi khi được cho trước khi tiêm chất tương phản để giảm ảnh hưởng của nó trên thận. Có thể phải thử máu để xác định chức năng thận trước khi chụp cắt lớp.

Biến chứng:

Biến chứng sớm nặng nề nhất là phản ứng dị ứng với chất tương phản. Phản ứng này thường xảy ra ngay tức thì và gồm có bừng mặt, ngứa, hay hiếm hơn, khó thở hay khó nuốt. Hãy thông báo cho bác sĩ nếu có những triệu chứng này. Đôi khi chất tương phản rò rĩ ra vùng da gần chỗ tiêm. Nó có thể là đỏ da, phù sưng, hay đau. Chất tương phản cũng có thể gây tổn thương chức năng thận tùy theo liều lượng đã dùng và bệnh thận có sẵn.

BỆNH NHÂN NÊN CHUẨN BỊ NHƯ THẾ NÀO?

Bác sĩ  sẽ yêu cầu bệnh nhân  nhịn ăn và uống trong 4 tiếng trước khi khảo sát. Bệnh nhân có thể được phép tiếp tục dùng thuốc, để chắc chắn bệnh nhân nên hỏi bác sĩ trước khi khảo sát.

Trước khi thực hiện khảo sát, bệnh nhân sẽ được yêu cầu thay áo choàng của bệnh viện và tháo tất cả các trang sức, vật kim loại khác có thể cản trở đến tia x.

XẢY RA ĐIỀU GÌ  TRONG LÚC CHỤP CẮT LỚP MẠCH MÁU?

Để chụp được hình ảnh tốt nhất, bệnh nhân cần nằm yên trên bàn chụp để được đẩy vào giàn đỡ, có hình dạng ống tròn chứa thiết bị quét. Máy êm và tương đối thoáng; chỉ có phần cơ thể cần kiểm tra nằm bên trong giàn đỡ. Một kỹ thuật viên hình ảnh y học điều khiển máy đứng ở phòng bên cạnh, họ sẽ giao tiếp với bạn qua một cái loa trong phòng chụp cắt lớp.

Trước khi chụp, một máy bơm tiêm sẽ tiêm chất tương phản vào tĩnh mạch ở tay hay bàn tay của bệnh nhân, với thời gian và tốc độ tiêm được kiểm soát tự động. Máy này có thể tiếp tục tiêm chất tương phản vào cơ thể bệnh nhân trong khi khảo sát. Chất này có thể làm bệnh nhân cảm thấy bừng mặt hay ấm, và đôi khi có thể gây ra khó chịu ở dạ dày

Khi máy khởi động, một ống phát tia x sẽ quay xung quanh giàn đỡ và phát ra một chùm tia x liều thấp xung quanh vùng cơ thể cần chụp của bệnh nhân. Lúc này, bệnh nhân phải nằm yên khi máy cắt lớp hoạt động. Kỹ thuật viên hình ảnh y học hoặc một giọng nói ghi âm sẵn có thể yêu cầu bệnh nhân nín thở trong 10 đến 25 giây mỗi lần, bởi vì ngay cả nhịp thở cũng làm mờ hình ảnh. Chùm tia này sẽ được đầu dò đặt đối  diện ống phát  tiếp nhận. Bộ phận tiếp nhận sẽ chuyển năng lượng tia x vào máy vi tính, máy vi tính sẽ chuyển những năng lượng đó thành hình ảnh  3 chiều. Các máy tính tinh vi cho phép bác sĩ chẩn đoán hình ảnh hoặc kỹ thuật viên hình ảnh y học tạo những hình ảnh từ những góc độ khác nhau.

Quá trình khảo sát mất khoảng 10- 20 phút để hoàn thành.

BỆNH NHÂN CÓ THỂ LÀM GÌ SAU KHI CHỤP CẮT LỚP MẠCH MÁU?

Không có hạn chế gì sau khi chụp cắt lớp mạch máu và bệnh nhân có thể sinh hoạt lại bình thường sau khi chụp.

Bệnh nhân nên uống nhiều nước sau khảo sát để việc thải chất cản quang được nhanh và bù mất nước.

KHI NÀO CÓ KẾT QUẢ?

Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh sẽ kiểm tra khảo sát này. Bác sĩ giới thiệu sẽ được thông báo ngay khi có những phát hiện đáng ngờ. Bệnh nhân sẽ nhận được bản tường trình chính thức vào ngày chụp hoặc trong vòng hai [02] ngày tùy thuộc yêu cầu chẩn đoán và lâm sang.

LÊN LỊCH KHẢO SÁT?

Để biết thêm thông tin và sắp xếp cuộc hẹn với bác sĩ, vui lòng liên lạc khoa chẩn đoán hình ảnh tại số [08] 54 11 34 00

Chụp cộng hưởng từ não là kỹ thuật sử dụng từ trường, sóng vô tuyến và hệ thống máy tính để cho ra những hình ảnh các cấu trúc sọ não rõ ràng và chi tiết hơn so với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác. Vì thế, chụp MRI não là cách hiệu quả nhất giúp phát hiện các bệnh lý về thần kinh, tầm soát những bất thường về não.

Tư vấn chuyên môn bài viết ThS.BS HỒ HOÀNG PHƯƠNG – Giám đốc Trung tâm Chẩn Đoán Hình Ảnh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh – TP.HCM

Chụp cộng hưởng từ não [MRI não hoặc MRI sọ não] là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh không đau, không xâm lấn, tạo ra hình ảnh chi tiết về các cấu trúc nội sọ. Bạn sẽ đến bệnh viện hay các trung tâm chẩn đoán hình ảnh để được thực hiện kỹ thuật này. [1]

MRI não giúp bạn hiểu rõ tình trạng sức khỏe hiện tại của não bộ

Chụp MRI khác với chụp CT và X-quang ở chỗ không sử dụng bức xạ để tạo ra hình ảnh từ thông thường đến 3D về các cấu trúc bên trong não. Qua đó giúp phát hiện các bất thường trong những khu vực cấu trúc nhỏ của não như tuyến yên, thân não. Đôi khi, người bệnh có thể được tiêm chất tương phản từ vào tĩnh mạch để hình ảnh bệnh lý được hiển thị rõ nét hơn.

Chụp MRI não là một phương pháp hữu ích để phát hiện một số vấn đề về não, bao gồm:

  • Chứng phình hay dị dạng mạch máu não
  • Các bệnh lý chất trắng
  • Não úng thủy
  • Đột quỵ
  • Nhiễm trùng não, viêm não
  • Khối u nội sọ
  • Phù não
  • Rối loạn nội tiết tố như chứng to cực và hội chứng Cushing [là tình trạng cơ thể có nhiều rối loạn như giữ nước, tăng cân, rạn da, tăng huyết áp, yếu cơ, loãng xương… ]
  • Xuất huyết hoặc huyết khối
  • Các vấn đề về phát triển hoặc cấu trúc [như dị tật Chiari]
  • Tiền sử chấn thương đầu

Chụp cộng hưởng từ não có thể giúp xác định phần lớn các tổn thương do đột quỵ hoặc chấn thương. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu chụp MRI não để tìm hiểu các triệu chứng có thể liên quan đến não như:

  • Chóng mặt
  • Yếu chi hoặc rối loạn cảm giác
  • Co giật
  • Thay đổi trong suy nghĩ hoặc hành vi
  • Mờ mắt
  • Đau đầu

Một loại MRI khác, được gọi là chụp mạch cộng hưởng từ [MRA], giúp kiểm tra tốt hơn tình trạng các mạch máu trong não. [2]

Bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn về việc chụp MRI não nếu rơi vào những trường hợp sau:

Nhờ những hình ảnh trả ra kết hợp cùng những biểu hiện mà bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng bộ não đang “mạnh hay yếu”

Xuất hiện những triệu chứng:

  • Có vấn đề về giấc ngủ như mất ngủ, ngủ không sâu, khó vào giấc, nửa đêm thức giấc mà không ngủ lại được… diễn ra thường xuyên
  • Tình trạng chóng mặt kéo dài không có chiều hướng cải thiện
  • Đau đầu [bao gồm đau nửa đầu, đau cả đầu, đau âm ỉ hoặc thành cơn…] xảy ra thường xuyên và ở những mức độ khác nhau
  • Cảm thấy tình trạng “nhớ nhớ quên quên” tiến triển nặng hơn, tư duy kém, suy giảm khả năng tập trung
  • Liệt hoặc yếu tay chân một hay hai bên, cảm thấy khó khăn trong những hoạt động cầm nắm, vận động, hay rớt thức ăn 1 bên khi ăn…
  • Thị lực giảm hoặc đau nhức một bên mắt
  • Cảm giác miệng méo, mặt méo, khó nói, khó nghe
  • Tình trạng cứng gáy, nôn vọt, co giật, táo bón…
  • Hoặc bất kỳ tình trạng bất thường nào khác khiến bạn lo lắng

Những trường hợp bệnh lý cần chụp MRI não để có kết luận chính xác và có hướng điều trị thích hợp:

  • Xuất huyết não, nhồi máu não, tai biến mạch máu não
  • Viêm não, viêm màng não
  • Bệnh lý mạch máu não, dị dạng mạch máu não, xung đột thần kinh – mạch máu
  • Chấn thương sọ não
  • U dây thần kinh sọ não, u não
  • Dị tật bẩm sinh ở não [gồm khuyết não, teo não…]
  • Xơ cứng rải rác, thoái hóa chất trắng
  • Theo dõi sau phẫu thuật não

Lưu ý quan trọng đầu tiên: bạn phải nằm yên trong quá trình chụp để hình ảnh đưa ra rõ nét nhất. Đối với trẻ, việc yêu cầu nằm yên có thể khó khăn, khi ấy cần dùng thuốc an thần bằng đường uống hoặc qua đường truyền tĩnh mạch. Thuốc an thần cũng có thể hữu ích đối với những người lớn bị hội chứng sợ không gian kín.

Các bước tiếp theo sẽ là:

  • Bạn sẽ được chỉ định nằm trên bàn máy MRI. Bàn sẽ di chuyển vào khoang máy. Kỹ thuật viên tiến hành chụp ảnh não, mỗi bức ảnh sẽ mất vài phút. Bạn sẽ giao tiếp với kỹ thuật viên thông qua một micro gắn trong khoang máy.
  • Quá trình thực hiện thường kéo dài từ 30 đến 60 phút. Bạn có thể được tiêm thuốc tương phản từ [hay thuốc đối quang từ]. Thuốc này giúp nhìn rõ một số bộ phận nhất định của não dễ dàng hơn, đặc biệt là các mạch máu. Máy quét MRI sẽ tạo ra tiếng động lớn trong quá trình thực hiện. Bạn có thể được cung cấp nút tai hoặc nghe nhạc để giảm tiếng ồn. [3]

Không có rủi ro nào liên quan đến chụp MRI não hay chụp cộng hưởng từ sọ não. Chỉ có một khả năng rất nhỏ, bạn có thể sẽ bị dị ứng với thuốc tương phản từ [nếu có]. Ngoài ra, bạn cũng nên báo cho bác sĩ nếu đang bị suy giảm chức năng thận. Bởi việc sử dụng dung dịch tương phản từ sẽ không an toàn cho người có vấn đề về thận.

Như trên đã nói, việc chụp cộng hưởng từ sọ não giúp phát hiện những bệnh lý liên quan đến não như xuất huyết não, nhồi máu não, tai biến mạch máu não, viêm não, viêm màng não, bệnh lý mạch máu não, dị dạng mạch máu não, xung đột thần kinh – mạch máu…

Bên cạnh đó, thông qua các biểu hiện của cơ thể [như đau đầu, chóng mặt, yếu ớt…], hay những tác động, chấn thương xảy ra [như tai nạn, té ngã…] bác sĩ sẽ chỉ định bạn chụp MRI đầu để xác định tình trạng hiện tại của não. Từ đó đưa ra các hướng xử lý phù hợp với tình trạng cơ thể của người bệnh.

Chụp cộng hưởng từ giá bao nhiêu còn phải dựa vào những yếu tố sau:

  • Vị trí chụp
  • Bệnh viện, cơ sở ý tế thực hiện
  • Thế hệ máy, thông số kỹ thuật của máy

Ngoài ra, các yếu tố khác như thời gian chụp, đội ngũ chuyên viên kỹ thuật, bác sĩ thăm khám… cũng sẽ tác động dẫn đến mức giá chụp MRI. Thực tế cho thấy mức chụp MRI não có mức giá giao động từ 1.500.000 – 3.000.000 đồng.

  • Nói với bác sĩ của bạn về bất kỳ điều gì liên quan đến sức khỏe, bao gồm các phẫu thuật hoặc dị ứng gần đây và liệu bạn có khả năng mang thai hay không.
  • Bạn cũng cần nói với kỹ thuật viên nếu có bất kỳ thiết bị hoặc kim loại nào đang được cấy ghép trong cơ thể.
  • Các hướng dẫn về ăn uống trước khi thực hiện chụp MRI ở các bệnh viện sẽ khác nhau. Trừ khi bạn được yêu cầu dừng uống loại thuốc bạn đang dùng còn không cứ tiếp tục như bình thường.
  • Để đồ trang sức ở nhà và mặc quần áo rộng rãi, thoải mái. Bạn có thể được yêu cầu mặc áo choàng của bệnh viện.
  • Nếu mắc chứng sợ hãi hoặc lo lắng, bạn có thể được bác sĩ cho sử dụng thuốc an thần mức độ nhẹ trước khi thực hiện kỹ thuật.
  • Kết thúc quá trình chụp, bạn mặc lại quần áo cá nhân và rời khỏi phòng kiểm tra. Nếu được chỉ định dùng thuốc an thần, bạn có thể được chuyển đến khu vực phục hồi cho đến khi tỉnh táo [khoảng 1 – 2 giờ].
  • Hình ảnh MRI não của bạn sẽ được kỹ thuật viên chuyển cho bác sĩ Chẩn đoán Hình ảnh để đọc kết quả.
  • Các bước tiếp theo sẽ phụ thuộc vào việc kết quả có bất thường hay không.

Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh [CĐHA], BVĐK Tâm Anh được đầu tư xây dựng khang trang, sở hữu hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại hàng đầu thế giới như máy MSCT 768 lát cắt, hệ thống máy Cộng hưởng từ 1.5 đến 3 Tesla, các máy siêu âm màu 3D, 4D kết hợp công nghệ đàn hồi mô, nhũ ảnh 3D và X quang số hóa toàn bộ…

Bên cạnh dịch vụ chụp cộng hưởng từ MRI não, MRI các bộ phận khác, trung tâm CĐHA BVĐK Tâm Anh còn thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác như chụp CT, chụp X-quang, siêu âm…

Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh, BVĐK Tâm Anh còn là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia hàng đầu được đào tạo chuyên sâu tại nước ngoài, có nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn trong sử dụng hệ thống máy móc và kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra, đội ngũ bác sĩ còn được tạo điều kiện tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu hàng năm, cập nhật những kỹ thuật hiện đại, những thành tựu trong chẩn đoán hình ảnh, đáp ứng tốt nhất mong đợi của bệnh nhân.

Video liên quan

Chủ Đề