Có bao nhiêu xã trong cả nước?

Đơn vị hành chính cấp huyện đồng thời có diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 200% tiêu chuẩn; đơn vị hành chính cấp xã đồng thời có diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 300% tiêu chuẩn quy định tại Nghị quyết về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính.

Các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện sắp xếp trong giai đoạn 2026-2030, theo đề xuất của Bộ Nội vụ, gồm: Đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đồng thời có diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 100% tiêu chuẩn; huyện có diện tích tự nhiên dưới 30% và quy mô dân số dưới 200% tiêu chuẩn quy định tại Nghị quyết về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính; xã đồng thời có diện tích tự nhiên dưới 30% và quy mô dân số dưới 300% tiêu chuẩn.

Bộ Nội vụ khuyến khích việc sắp xếp các đơn vị hành chính không thuộc diện sắp xếp như quy định trên để giảm số lượng đơn vị hành chính, tăng quy mô đơn vị hành chính, tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, tạo thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước và đời sống của nhân dân.

Sau sáp nhập, một số công trình như công sở, hội trường, trường tiểu học, trạm y tế ở xã Quảng Phúc, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa bị bỏ hoang, thành nơi sản xuất chiếu cói [Ảnh: Thanh Tùng].


Đáng chú ý, dự thảo nghị quyết cũng đề xuất các trường hợp không bắt buộc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 gồm:

- Có vị trí biệt lập với các đơn vị hành chính khác [có toàn bộ đường địa giới đơn vị hành chính đi qua núi, sông, suối, hồ, biển và khó tổ chức giao thông thuận lợi kết nối với đơn vị hành chính liền kề];

- Có đường địa giới đơn vị hành chính đã hình thành ổn định từ trước năm 1945 và đến nay chưa có sự thay đổi, điều chỉnh lần nào;

- Đơn vị hành chính cấp xã được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng công nhận là xã, phường, thị trấn trọng điểm về quốc phòng, an ninh hoặc được Bộ trưởng Bộ Công an công nhận là xã, phường, thị trấn trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự.

- Đơn vị hành chính cấp huyện có từ 50% đơn vị hành chính cấp xã trở lên được công nhận là xã, phường, thị trấn trọng điểm về quốc phòng, an ninh hoặc xã, phường, thị trấn trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự;

- Đơn vị hành chính nông thôn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển thành đơn vị hành chính đô thị trong giai đoạn 2023-2030 [bao gồm cả đơn vị hành chính nông thôn đã được quy hoạch nhập vào đơn vị hành chính đô thị].

Trong giai đoạn 2023-2025 không bắt buộc thực hiện sắp xếp đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đã được sắp xếp trong giai đoạn 2019-2021.

Trong giai đoạn 2026-2030 không bắt buộc thực hiện sắp xếp đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đã được sắp xếp trong giai đoạn 2019-2021 và giai đoạn 2023-2025.

Bộ Nội vụ cũng đề xuất, nếu địa phương vẫn có nhu cầu sắp xếp để tổ chức hợp lý đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, bảo đảm các điều kiện thuận lợi thì UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Chính phủ phương án và Đề án sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023-2025 và giai đoạn 2026-2030 để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Điều 110 Hiến pháp năm 2013 quy định về phân định đơn vị hành chính của nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cụ thể:

1. Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau:

Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương;

Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường.

Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.

2. Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương và theo trình tự, thủ tục do luật định.

Theo đó, thị xã là một trong những tên gọi của đơn vị hành chính ở Việt Nam.

 

2. Thị xã là gì? Đặc điểm của thị xã là gì?

Thị xã là đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, là nơi đông dân cư, chủ yếu phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, thường là nơi tập trung các cơ quan đầu não của tỉnh.

Thị xã có quy mô nhỏ hơn thành phố, nhưng lớn hơn thị trấn. Thị xã được chia thành: nội thị xã và vùng ngoại thị xã [gọi tắt là nội thị, ngoại thị]. Các thị xã thuộc tỉnh hoặc thuộc thành phố trực thuộc trung ương phải là đô thị loại III hoặc đô thị loại IV.

Thị xã tương đương với:

- Tại các thành phố trực thuộc trung ương: quận [nội thành], thành phố trực thuộc trung ương [nội thành], huyện [ngoại thành]

- Tại các tỉnh: Huyện, thành phố thuộc tỉnh

Về quy mô, thị xã thường lớn hơn thị trấn và nhỏ hơn các thành phố và; là nơi tập trung đông dân cư, sinh sống chủ yếu nhờ các hoạt động trong các lĩnh vực như: dịch vụ, công nghiệp, thương nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Về loại hình, thị xã là một đô thị và dân cư tại đó được xếp là dân thành thị; mặc dù có thể vẫn còn một phần dân cư sống bằng nông nghiệp.

Một thị xã được chia thành nhiều phường [phần nội thị] và xã [phần ngoại thị]. Nhưng cũng có trường hợp ngoại lệ là thị xã Cửa Lò [tỉnh Nghệ An]: Tất cả các đơn vị hành chính chỉ có phường mà không có xã trực thuộc.

Các thị xã thuộc tỉnh hoặc thuộc thành phố trực thuộc trung ương phải là đô thị loại III hoặc đô thị loại IV.

 

3. Điều kiện đạt đô thị tại loại III là gì?

Điều 6 Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 về Đô thị loại III, quy định như sau:

Thứ nhất, về vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế xã hội:

- Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ cấp tỉnh, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vùng liên tỉnh;

- Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.

Thứ hai, về quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 100.000 người trở lên; khu vực nội thành, nội thị đạt từ 50.000 người trở lên.

Thứ ba, mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1.400 người/km2 trở lên; khu vực nội thành, nội thị tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 7.000 người/km2 trở lên.

Thứ tư, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 60% trở lên; khu vực nội thành, nội thị đạt từ 75% trở lên.

Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.

 

4. Điều kiện đạt đô thị loại IV là gì?

Điều 7 Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 về đô thị loại IV như sau:

Thứ nhất, về vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội:

- Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành cấp tỉnh, cấp huyện về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, trung tâm hành chính cấp huyện, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện hoặc vùng liên huyện;

- Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.

Thứ hai, quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 50.000 người trở lên; khu vực nội thị [nếu có] đạt từ 20.000 người trở lên.

Thứ ba, mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1.200 người/km2 trở lên; khu vực nội thị [nếu có] tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 6.000 người/km2 trở lên.

Thứ tư, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 55% trở lên; khu vực nội thị [nếu có] đạt từ 70% trở lên.

Thứ năm, trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.

 

5. Thị xã ở Việt Nam hiện nay

Tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2008, Việt Nam có 47 thị xã. Đến ngày 1 tháng 11 năm 2020, Việt Nam có 51 thị xã.

Sự so sánh trên đây chỉ mang tính tương đối. Khi xét về mặt cảm quan, một thị xã có thể là trung tâm hành chính của một tỉnh, song một quận không thể coi là trung tâm hành chính của một thành phố trực thuộc trung ương. Ngoài ra, quận chỉ được chia thành các phường vì ở nội thành, song thị xã có thể có các phường [nội thị] và các xã [ngoại thị].

Về quy mô, thị xã thường nhỏ hơn các thành phố và lớn hơn thị trấn; là nơi tập trung đông dân cư, sinh sống chủ yếu nhờ các hoạt động trong các lĩnh vực như: công nghiệp, dịch vụ, thương nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Về loại hình, thị xã là một đô thị và dân cư tại đó được xếp là dân thành thị; mặc dù có thể vẫn còn một phần dân cư sống bằng nông nghiệp.

Danh sách thị xã ở Việt Nam hiện nay

STT

Thị xã
[Năm thành lập]

Trực thuộc tỉnh
[Vùng]

Diện tích
[km²]

Dân số
[người]

Mật độ
dân số
[người/km2]

Loại đô thị
[Năm công nhận]

1

An Khê
2003

Gia Lai
Tây Nguyên

200,07

81.600

408

IV
2003

2

An Nhơn
2011

Bình Định
Duyên hải Nam Trung Bộ

242,70

197.575

870

III
2021

3

Ayun Pa
2007

Gia Lai
Tây Nguyên

287,00

38.720

135

IV
2007

4

Ba Đồn
2013

Quảng Bình
Bắc Trung Bộ

162,00

98.433

608

IV
2013

5

Bến Cát
2013

Bình Dương
Đông Nam Bộ

234,40

306.438

1.307

III
2018

6

Bỉm Sơn
1981

Thanh Hóa
Bắc Trung Bộ

70,00

100.820

1.440

III
2015

7

Bình Long
2009

Bình Phước
Đông Nam Bộ

126,28

80.521

638

IV
2009

8

Bình Minh
2012

Vĩnh Long
Đồng bằng sông Cửu Long

93,62

94.341

1.008

III
2020

9

Buôn Hồ
2008

Đắk Lắk
Tây Nguyên

282,10

98.732

350

IV
2008

10

Cai Lậy
2013

Tiền Giang
Đồng bằng sông Cửu Long

140,20

103.050

735

III
2020

11

Cửa Lò
1994

Nghệ An
Bắc Trung Bộ

27,81

72.260

2.598

III
2009

12

Duy Tiên
2019

Hà Nam
Đồng bằng sông Hồng

121

154.016

1.273

IV
2017

13

Duyên Hải
2015

Trà Vinh
Đồng bằng sông Cửu Long

177,10

46.668

263

IV
2015

14

Điện Bàn
2015

Quảng Nam
Duyên hải Nam Trung Bộ

214,28

190.876

891

IV
2015

15

Đông Hòa
2020

Phúc Yên
Duyên hải Nam Trung Bộ

265,62

119.991

452

IV
2019

16

Đông Triều
2015

Quảng Ninh
Đông Bắc Bộ

397,20

122.370

308

III
2020

17

Đức Phổ
2020

Quảng Ngãi
Duyên hải Nam Trung Bộ

372,76

150.927

405

IV
2018

18

Giá Lai
2015

Bạc Liêu
Đồng bằng sông Cửu Long

354,49

142.385

402

IV
2015

19

Gò Công
1987

Tiền Giang
Đồng bằng sông Cửu Long

102,36

97.709

958

III
2017

20

Hòa Thành
2020

Tây Ninh
Đông Nam Bộ

82,92

147.666

1.781

IV
2018

21

Hoài Nhơn
2020

Bình Định
Duyên hải Nam Trung Bộ

420,84

212.063

504

IV
2019

22

Hoàng Mai
2013

Nghệ An
Bắc Trung Bộ

169,75

117.410

691

IV
2013

23

Hồng Lĩnh
1992

Hà Tĩnh
Bắc Trung Bộ

58,50

53.500

703

IV
1992

24

Hương Thủy
2010

Thừa Thiên Huế
Bắc Trung Bộ

458,17

118.510

211

IV
2010

25

Hương Trà
2011

Thừa Thiên Huế
Bắc Trung Bộ

518,53

132.400

255

IV
2011

26

Kiến Tường
2013

Long An
Đồng bằng sông Cửu Long

204,36

43.390

213

IV
2007

27

Kinh Môn
2019

Hải Dương
Đồng bằng sông Hồng

165,33

203.638

1.232

IV
2019

28

Kỳ Anh
2015

Hà Tĩnh
Bắc Trung Bộ

280,25

107.500

383

III
2020

29

La Gi
2005

Bình Thuận
Duyên hải Nam Trung Bộ

185,4

109.039

588

III
2017

30

Long Mỹ
2015

Hậu Giang
Đồng bằng sông Cửu Long

144,0

74.000

513

III
2019

31

Mường Lay
1971

Điện Biên
Tây Bắc Bộ

114,03

20.450

181

IV
2005

32

Mỹ Hào
2019

Hưng Yên
Đồng bằng sông Hồng

79,36

158.673

1.999

IV
2018

33

Ngã Năm
2013

Sóc Trăng
Đồng bằng sông Cửu Long

242,15

80.885

347

IV
2010

34

Nghi Sơn
2020

Thanh Hóa
Bắc Trung Bộ

455,61

307.304

674

IV
2019

35

Nghĩa Lộ
1995

Yên Bái
Tây Bắc Bộ

107,78

68.206

633

IV
1995

36

Ninh Hòa
2010

Khánh Hòa
Duyên hải Nam Trung Bộ

1.195,70

245.100

205

IV
2010

37

Phổ Yên
2015

Thái Nguyên
Đông Bắc Bộ

258,88

164.270

642

III
2019

38

Phú Mỹ
2018

Bà Rịa - Vũng Tàu
Đông Nam Bộ

333,84

207.688

622

III
2020

39

Phú Thọ
1903

Phú Thọ
Đông Bắc Bộ

64,60

58.650

908

III
2010

40

Phước Long
2009

Bình Phước
Đông Nam Bộ

118,83

81.200

466

IV
2009

41

Quảng Trị
1989

Quảng Trị
Bắc Trung Bộ

74,00

22.760

307

IV
1989

42

Quảng Yên
2011

Quảng Ninh
Đông Bắc Bộ

337,57

140.510

416

III
2020

43

Sa Pa
2019

Lào Cai
Tây Bắc Bộ

681,37

61.498

90

IV
2012

44

Sông Cầu
2009

Phú Yên
Duyên hải Nam Trung Bộ

492,80

102.780

209

III
2019

45

Sơn Tây
1884

Hà Nội
Đồng bằng sông Hồng

113,50

230.577

2.031

III
2006

46

Tân Châu
2009

An Giang
Đồng bằng sông Cửu Long

175,66

141.129

803

III
2019

47

Tân Uyên
2013

Bình Dương
Đông Nam Bộ

192,50

374.986

1.948

III
2018

48

Thái Hòa
2007

Nghệ An
Bắc Trung Bộ

135,14

70.870

524

IV
2007

49

Trảng Bàng
2020

Tây Ninh
Đông Nam Bộ

340,14

161.831

476

IV
2018

50

Từ Sơn
2008

Bắc Ninh
Đồng bằng sông Hồng

61,09

186.266

3.053

III
2018

51

Vĩnh Châu
2011

Sóc Trăng
Đồng bằng sông Cửu Long

468,71

166.286

354

IV
2010

7. So sánh quận, huyện và thị xã

Quận

Quận là đơn vị hành chính ở nội thành thành phố trực thuộc trung ương, giữa cấp thành phố và cấp phường.

Quận là cấp hành chính tương đương với cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Tuy nhiên, nội dung quản lí nhà nước, nhất là quản lí nhà nước về kinh tế của quận khác với huyện. Kinh tế trên địa bàn quận không tách khỏi cơ cấu kinh tế chung của thành phố và không có cơ cấu kinh tế quận riêng biệt.

Nội dung quản lí trên lãnh thổ của cấp quận đối với các doanh nghiệp của trung ương và thành phố đặt tại quận hẹp hơn. Nhưng nội dung quản lí thị trường, trật tự, an ninh, an toàn xã hội… của quận quan trọng và phức tạp hơn so với huyện; nội dung và yêu cầu kế hoạch lãnh thổ cũng như kế hoạch địa phương của quận không bao quát như ở huyện, những vấn đề như kế hoạch sản xuất, thương nghiệp, dịch vụ… gắn với kế hoạch và sự quản lí của thành lí của cấp quận khác với cấp huyện. p luật hiện hành, ngoài

Theo quy định của pháp luật hiện hành, ngoài các nhiệm vụ tương tự như quy định đối với hu chính quyển quận thực hiện các nhiệm vụ có tính đặc trưng sau:

1]Tổ chức thực hiện các biện pháp đảm bảo thực hiện thống nhất kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch đô thị của thành phố;

2] Quản lí và kiểm tra việc sử dụng quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn theo sự phân cấp của Chính phủ;

3] Cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở đô thị; tổ chức thực hiện các quyết định về xử lí vi phạm trong xây dựng, lấn chiếm đất đai theo quy định của pháp luật;

4] Quản lí, kiểm tra việc sử dụng các công trình công cộng do thành phố giao trên địa bàn quận. Quận là đơn vị hành chính được quy định chính thức từ Hiến pháp năm 1980, trước đó gọi là khu phố.

Huyện

Huyện được chia thành các xã và ít nhất là một thị trấn nơi chính quyền huyện đặt cơ quan hành chánh. Cấp huyện là một thuật ngữ khác được dùng để chỉ các đơn vị hành chánh tương đương với huyện gồm có huyện, quận, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh.

Gần như trong tiếng Việt, “huyện” được dùng để chỉ đơn vị hành chính ở Việt Nam, Trung Quốc và có thể các quốc gia láng giềng như Lào, Campuchia trong khi “quận” được dùng khá rộng rãi hơn để chỉ các đơn vị hành chính tương đương ở các quốc gia khác như Hoa Kỳ, Pháp.

Thị xã

Thị xã tương đương với:

Tại các thành phố trực thuộc trung ương:

Quận [nội thành]

Huyện [ngoại thành]

Tại các tỉnh:

Huyện

Thành phố trực thuộc tỉnh

Về quy mô, thị xã thường nhỏ hơn các thành phố và lớn hơn thị trấn; là nơi tập trung đông dân cư, sinh sống chủ yếu nhờ các hoạt động trong các lĩnh vực như: công nghiệp, dịch vụ, thương nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Về loại hình, thị xã là một đô thị và dân cư tại đó được xếp là dân thành thị; mặc dù có thể vẫn còn một phần dân cư sống bằng nông nghiệp. Một thị xã được chia thành nhiều phường [phần nội thị] và xã [phần ngoại thị].

Về mặt hành chính thì Quận, Huyện, Thị xã là ngang nhau. Về diện tích thì Quận thường nhỏ hơn huyện và thị xã, huyện không có phường còn quận và thị xã thì có phường. Kinh tế Quận và thị xã giàu hơn huyện.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về nội dung "Thị xã là gì? Quy định về thị xã". Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

Chủ Đề