Cơ hội ngành công nghệ thông tin

  • Thứ hai - 25/11/2019 07:57
  • 4290
Ngành công nghệ thông tin là một ngành học mang đến nhiều cơ hội lớn. Vậy khi theo học, các bạn sẽ đối mặt với những cơ hội và thách thức thế nào?

Hiện nay, nhu cầu về nhân lực trong ngành Công nghệ thông tin [CNTT] đang bùng nổ và rộng mở. Công việc ngành CNTT trải dài từ lĩnh vực ngân hàng tới hàng không, từ viễn thông tới kinh doanh. Và ngay cả trong lĩnh vực an ninh quốc phòng cũng như y tế. Ở mọi lĩnh vực hay bất cứ ngành nghề nào cũng cần các ứng dụng của công nghệ thông tin.
Vì thế, để có thể vận hành, phát triển các hệ thống thông tin. Yêu cầu các ứng dụng công nghệ phải có một nguồn nhân lực rất lớn. Do đó, dù các ngành khác có thể hết “hot” theo từng giai đoạn. Nhưng đối với ngành CNTT, nhu cầu tuyển dụng là ngày một tăng cao. Đặc biệt là trong khi cả nhân loại đang tiến vào cuộc cách mạng 4.0.

Cơ hội việc làm lớn

Khi mà công nghệ thông tin đang ngày một quan trọng và là một phần tất yếu của cuộc sống. Thì sự phát triển của ngành CNTT đang dần là một thước đo để đánh giá sự phát triển của cả một quốc gia.Thực tế có thể cho thấy rằng, trong khi hàng trăm kỹ sư hay cử nhân học các ngành nghề khác đang rơi vào tình trạng thất nghiệp. Thì ở lĩnh vực công nghệ thông tin, nhiều doanh nghiệp đang rất “khát” nguồn nhân lực.Theo thống kê của Bộ Thông tin & Truyền thông cho biết. Nhu cầu tuyển dụng hiện nay của lĩnh vực CNTT là rơi vào khoảng 250.000 lao động. Theo như quy hoạch nhân lực quốc gia đến năm 2020, nước ta cần khoảng 1 triệu lao động trong lĩnh vực này. Thế nhưng, mỗi năm thị trường nhân lực chỉ cung cấp khoảng 32.000 sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT và các ngành nghề có liên quan. Những con số trên đã cho thấy nhu cầu nhân lực trong ngành CNTT đang lên mức báo động.Đó là lý do những sinh viên ngành IT sau khi tốt nghiệp luôn được nhiều doanh nghiệp săn đón. Thậm chí có nhiều sinh viên được tuyển dụng ngay khi còn chưa hoàn thành chương trình học.

Ngành công nghệ thông tin đang có rất nhiều cơ hội việc làm.

Vì hiện đang là một ngành nghề thiếu nhân lực trầm trọng, trong khi nhu cầu của nhân loại về công nghệ ngày càng cao. Thế nên để thu hút được nguồn nhân lực chất lượng. Nhiều doanh nghiệp đã có chế độ lương thưởng hết sức đãi ngộ và hấp dẫn. Giờ đây, việc sinh viên ngành CNTT sau khi tốt nghiệp. Đã được trả mức lương tính bằng tiền đô đã không còn là chuyện xa lạ nữa.Mức thu nhập trung bình cho những bạn mới ra trường là khoảng 75-100 triệu đồng/năm. Đối với những bạn ưu tú, có khả năng ngoại ngữ thì dao động 130-150 triệu đồng/năm. Đó là chưa kể chế độ thưởng hay các khoản phí hoàn thành tốt dự án. Ngoài việc làm cố định tại công ty, dân IT còn có cơ hội kiếm thêm thu nhập. Bằng việc nhận thêm dự án bên ngoài hay từ việc tham gia đào tạo.Theo VietnamWorks, báo cáo về lương và hành vi của người tìm việc tại Việt Nam cho thấy: Ngành công nghệ thông tin là ngành có mức lương cạnh tranh nhất. Báo cáo đã chỉ ra rằng có sự chênh lệch khá lớn về mức lương giữa các ngành nghề, nổi bật đó là trong lĩnh vực công nghệ. Khi mức lương phổ biến của các ngành hot hiện nay bao gồm là Marketing, Sales, Kế toán, Sản xuất, Hành Chính là khoảng 5,6 triệu đồng – 11,25 triệu đồng mỗi tháng. Thì ngành công nghệ thông tin đã có mức lương từ 15,7 triệu đồng – 22,5 triệu đồng mỗi tháng. Và cũng có thể là từ 22,5 triệu đồng – 45 triệu đồng mỗi tháng.

Mức lương hấp dẫn mà nhân lực ngành CNTT trên thế giới đang nhận được.

Dĩ nhiên đi kèm với những cơ hội hấp dẫn thì sinh viên IT cũng phải đối mặt với những thách thức không hề nhỏ. Dòng chảy của công nghệ thông tin sẽ luôn không ngừng đổi mới. Đó không phải là từng tháng, từng năm mà đó là từng ngày, từng giờ. Vì vậy, để có thể cạnh tranh và phát triển theo xu thế chung đó. Đòi hỏi các bạn phải luôn luôn học hỏi, tìm tòi, cập nhật kiến thức và nghiên cứu… nếu như không muốn bị tụt lại phía sau và bị đào thải.

Kết luận

Cùng với cơ hội việc làm hấp dẫn và mức thu nhập cao. Ngành công nghệ thông tin thực sự là một vùng đất hứa cho những ai đam mê công nghệ. Tuy nhiên nếu bạn không đủ ưu tú để đáp ứng được chuyên môn theo nhu cầu của nhà tuyển dụng. Thì tình trạng vừa thừa vừa thiếu nhân lực của ngành này vẫn mãi là một thực trạng đáng lo.Hãy suy nghĩ kỹ để lựa chọn đúng đắn và đầu tư môi trường học chuyên nghiệp. Bạn sẽ gặt hái được “quả ngọt” của sự thành công.

>> Xem thêm: Ngành công nghệ thông tin nên chọn trường nào?
>> Xem thêm: Top 3 trường đào tạo công nghệ thông tin tốt nhất tại BMT.

Hiện nay, Aptech Buôn Ma Thuột đang triển khai chương trình đào tạo Lập Trình Viên Quốc Tế và Chuyên viên Quản Trị Mạng. Bạn sẽ được trải nghiệm chương trình đào tạo theo chuẩn Quốc tế:


- Khung chương trình đào tạo được thiết kế và xây dựng theo phương châm “đào tạo những gì doanh nghiệp cần”.- Học viên được trải nghiệm trang thiết bị hiện đại với ứng dụng công nghệ theo thời đại 4.0.- Được học với chương trình gồm 75% kiến thức thực hành, 25% kiến thức lý thuyết bổ trợ.- Học viên được học kiến thức trọng tâm, giảm tải những môn học đại cương. Ngoài ra còn được trải nghiệm dự án sau từng học kỳ.- Được học tập trong môi trường chuyên nghiệp, giảng viên nhiều kinh nghiệm, có ý thức học tập theo nhóm. Và được hỗ trợ kỹ năng chuyên môn, ngoại ngữ, kỹ năng mềm.- Học viên sẽ được đảm bảo có việc làm 100% sau khi ra tốt nghiệp.

Sinh viên tốt nghiệp sẽ nhận được song bằng quốc tế do Tập đoàn Aptech Ấn Độ cấp. Và được tạo điều kiện học liên thông lấy bằng cao đẳng, đại học chính quy trong nước cũng như du học nước ngoài.

Học đi chờ chi cùng Aptech Buôn Ma Thuột.


Lập trình chất phất tương lai
 

Trung tâm đào tạo Công nghệ thông tin Aptech Buôn Ma Thuột Địa chỉ tại: 164 Phan Chu Trinh, Tp.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk

Tư vấn 24/7: 0906513555 - 0828794545.

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn //aptechbmt.edu.vn là vi phạm bản quyền

Công nghệ thông tin [IT – Information Technology] là một thuật ngữ bao gồm phần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc phân phối và xử lý dữ liệu, trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin dưới hình thức khác nhau. Hay nói cách dễ hiểu hơn, công nghệ thông tin là việc sử dụng công nghệ hiện đại vào việc tạo ra, xử lý, truyền dẫn thông tin, lưu trữ, khai thác thông tin.

Hiện nay, ngành Công nghệ thông tin thường phân chia thành 5 chuyên ngành phổ biến: Khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, hệ thống thông tin, mạng máy tính truyền thông, kỹ thuật phần mềm.

Vì vậy, học ngành Công nghệ thông tin, sinh viên được trang bị các kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên, kiến thức cơ bản như mạng máy tính, hệ thống thông tin, lập trình, phần mềm… Bên cạnh đó, việc chau chuốt kỹ năng mềm cũng là một trong những điều tối quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới công việc sau này của một sinh viên công nghệ thông tin, đây cũng là tiêu chí chọn trường học đối với những bạn muốn theo học ngành này.

Xem thêm :

  • Tìm Hiểu Về Ngành Công Nghệ Phần Mềm

Học công nghệ thông tin ra làm gì?

Công nghệ thông tin là cốt lõi của việc phát triển tất cả các ngành nghề trong giai đoạn hiện nay và tương lai nên cơ hội việc làm rất rộng mở cho những ai có tinh thần cầu tiến và sẽ không có chuyện dư thừa nhân lực như các ngành khác. CNTT phân ra các việc làm chính sau đây:

Chuyên gia hỗ trợ máy tính

Các chuyên gia hỗ trợ máy tính làm việc trong phạm vi rộng của công nghệ thông tin, hỗ trợ tất cả các loại nhu cầu công nghệ thông tin, bao gồm làm việc với các nhà phát triển, nhà phân tích, quản trị viên và người dùng.

Công việc chính của Chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật hoặc chuyên gia hỗ trợ mạng máy tính:

  • Kiểm tra các hệ thống mạng hiện có
  • Tiến hành bảo trì theo yêu cầu trên mạng
  • Khắc phục sự cố [LAN, WAN và Internet]

Công việc chính của Kỹ thuật viên trợ giúp hoặc kỹ thuật viên máy tính:

  • Chủ động lắng nghe người dùng khi họ mô tả vấn đề máy tính của họ
  • Đặt câu hỏi phù hợp để giúp chẩn đoán sự cố máy tính
  • Giải thích các giải pháp từng bước cho người dùng
  • Cài đặt phần mềm và duy trì thiết bị máy tính và các thiết bị liên quan
  • Hỗ trợ người dùng bằng phần cứng hoặc phần mềm máy tính mới
  • Đánh giá và ghi lại các vấn đề khách hàng có.
Kỹ sư Công nghệ thông tin:

Lập trình viên máy tính

Lập trình viên viết code cho máy tính và biến các ý tưởng thành phần mềm.

Yêu cầu: Cử nhân/Kỹ sư Khoa học Máy tính. Có khả năng học tập ngôn ngữ lập trình mới tốt.

Các nhà phân tích hệ thống máy tính

Các nhà phân tích hệ thống đánh giá hệ thống máy tính hiện tại của công ty và quy trình kinh doanh ở mức chi tiết. Họ sẽ đưa ra các khuyến nghị cho việc sử dụng CNTT giúp kinh doanh hiệu quả hơn. Thông thường, họ hoạt động như một cầu nối giữa doanh nghiệp và CNTT.

Yêu cầu: để làm được việc này, bạn phải có bằng cử nhân, thường là Cử nhân về Máy tính hoặc Khoa học thông tin. Các bằng cử nhân khác, chẳng hạn như bằng kinh doanh được xem xét nếu có kỹ năng với máy tính và lập trình.

Quản lý hệ thống máy tính và thông tin [IT managers]

IT managers chỉ đạo nhóm và thực hiện các dự án liên quan đến máy tính trong một tổ chức, công ty. Ngoài ra, họ xác định mục tiêu và dùng các hệ thống máy tính cần thiết để đáp ứng các mục tiêu đó.

Yêu cầu: Cử nhân/Kỹ sư Khoa học Thông tin hoặc Khoa học Máy tính.

Quản trị viên cơ sở dữ liệu

Quản trị viên cơ sở dữ liệu là các chuyên gia phần mềm tập trung vào các ứng dụng và dịch vụ chịu trách nhiệm tổ chức và lưu trữ dữ liệu [như hồ sơ tài chính hoặc địa chỉ giao hàng hoặc hồ sơ sức khỏe] cho một tổ chức. Họ cũng đảm bảo tính bảo mật của dữ liệu và tính khả dụng của dữ liệu cho người dùng dự định.

Yêu cầu: Thông thường, Quản trị viên Cơ sở dữ liệu phải có bằng Cử nhân/Kỹ sư về Thông tin hoặc Khoa học Máy tính.

Các nhà phân tích an ninh thông tin, nhà phát triển web, kiến ​​trúc sư mạng máy tính

Các nhà phân tích an ninh thông tin có trách nhiệm giữ thông tin an toàn khỏi các cuộc tấn công trên mạng. Các nhà phát triển web giúp cung cấp giao diện của tổ chức cho người khác. Các kiến ​​trúc sư mạng phụ trách việc tạo ra các mạng nội bộ mà tất cả các nhân viên của một tổ chức sử dụng.

Yêu cầu: Thông thường, cần có bằng Cử nhân/Kỹ sư Khoa học Máy tính hoặc Khoa học Thông tin. Biết nhiều ngôn ngữ lập trình cũng rất quan trọng.

Quản trị mạng và hệ thống máy tính

Nhà phát triển phần mềm

Nhà phát triển phần mềm tạo các ứng dụng [phần mềm] chạy trên máy tính hoặc các thiết bị CNTT khác như điện thoại thông minh. Một số nhà phát triển phần mềm tập trung nhiều hơn vào các hệ thống máy tính cơ bản chạy các thiết bị hoặc mạng.

Yêu cầu: Cử nhân/Kỹ sư Khoa học Máy tính,…v.v.

Mức lương
  • Đối với các lập trình viên mới ra trường & junior level, mức lương khoảng 5-8 triệu/tháng.
  • Đối với các lập trình viên có kinh nghiệm, senior level từ 3-5 năm thì mức lương trung bình khoảng 15-20 triệu/tháng.
  • Đối với các lập trình viên chinh chiến 5-7 năm, trung bình khoảng 20-30 triệu/tháng.
  • Trên 7 năm, con số này dao động khá nhiều, và tuỳ vào tố chất và năng lực phát triển các hướng lâu dài của mỗi lập trình viên.

[Thống kê khảo sát từ 1000 ứng viên IT, qua kênh VietnamWorks – topITworks, năm 2017]

Nguồn: Internet

Video liên quan

Chủ Đề