Có máy căn cứ để phân loại bản đồ

trên một lãnh thổ nhất định. Thu thập số liệu để thành lập bản đồ địa tầng gồm nhiềucách: thu thập số liệu thực địa, sử dụng ảnh máy bay, vệ tinh, sử dụng bản đồ địa hình tỷlệ lớn để nghiên cứu thực tế. Ví dụ: khi đi nghiên cứu để xây dựng bản đồ địa chất tỷ lệ1:500.000 người ta chỉ tìm hiểu kết cấu địa chất qua các vết lộ tự nhiên hoặc nhân tạo kếthợp với suy luận thông qua địa hình, vỏ phong hoá, đặc tính thổ nhưỡng, thành phần thựcvật … Khi nghiên cứu thành lập bản đồ tỷ lệ lớn hơn, người ta kết hợp với đào hố, khoanvà kết hợp với phương pháp địa vật lý.-Thành lập bản chú giải cho bản đồ địa chất căn cứ vào kí hiệu quy ước thống nhất đượcthông qua tại hội nghị địa chất học tại Italia năm 1881. Nội dung bản đồ địa chất đượcbiểu hiện bằng phương pháp nền chất lượng, kí hiệu và màu sắc được qui dịnh như sau[H5]:H5: Bản chú giải bản đồ địa chất--Bên cạnh dùng màu để chỉ kỷ người ta dùng con số để thể hiện thống. Ví dụ: thốngDevon giữa là D2. Người ta dùng kí hiệu chữ thường để chỉ các tổ. Ví dụ tầng Devongiữa tổ Efeli là D2e.Các ranh giới địa tầng được biểu hiện bằng một đường mảnh dẻ màu đen. Khi có sự giánđoạn địa tầng [tầng trẻ tuổi nằm không khớp đều lên tầng có tuổi già hơn] người ta phảithêm một đường chấm ở trên đường mảnh dẻ màu đen.. ranh giới của các đường đứt gãykiến tạo được biểu diễn bằng đường màu đỏ.Thế nằm của đá được biểu hiện bằng kí hiệu sau: Thế nằm ngang [+], thẳng đứng [?],nghiêng [⊥].Bản đồ địa chất thường kèm theo một hay nhiều cột địa tầng và lát cắt địa chất.o Cột địa tầng minh hoạ cho bản đồ địa chất về tính liên tục, độ dày, tuổi và thànhphần của các lớp đá được biểu hiện trên bản đồ. Cột địa tầng bao gồm 4 cột dọc.Cột thứ nhất ghi tuổi của đá, cột thứ 2 có kí hiệu gạch ghi thành phần của đá, cộtthứ 3 ghi độ dày của các lớp đá tính bằng mét, cột 4 mô tả đặc tính của đá. Cộtđịa tầng có tỷ lệ lớn hơn tỷ lệ bản đồ, nhưng nếu độ dày của các lớp đất đá chênhlệch nhau quá nhiều thì cũng không nhất thiết cứ phải lệ thuộc vào tỷ lệ.o Lát cắt địa chất được xây dựng trên cơ sở lát cắt địa hình. Sau khi vẽ trắc diện địahình, người ta dựa vào bản đồ địa chất mà vạch ranh giới của các lớp đá trên bềmặt địa hình đó. Người ta tô màu, dùng kí hiệu chữ để biểu hiện tuổi của các lớpđá đó. Lát cắt địa chất vạch ra một cách cụ thể sự liên tục của các lớp đá ở dướisâu, độ dày thực và thế nằm của các lớp đá đóBản đồ chuyên đề15Tran Thi Phung Ha, MSc H6: Bản đồ địa chất1.2 Bản đồ khí hậu-a. Đặc điểmHầu hết các bản đồ khí hậu được thành lập bằng phương pháp đường đẳng trị. Số liệu thuthập được từ quá trình quan trắc trực tiếp hoặc được tính toán bổ sung từ số liệu đã thuBản đồ chuyên đề16Tran Thi Phung Ha, MSc -thập được.Việc chọn lựa mức độ chênh lệch về trị số giữa 2 đường đẳng trị kề nhau cần phải quantâm. Việc chọn lựa này phụ thuộc vào: mật độ các trạm quan trắc, tình hình số liệu quantrắc, đặc điểm của các chỉ số đo, đặc tính phân bố theo lãnh thổ của các chỉ số đóv.v…Mật độ đường đẳng trị càng dày, mức độ chính xác càng cao. Tuy nhiên mật độcàng dày độ đọc bản đồ càng giảm. Để tăng tính thẩm mỹ và khả năng đọc bản đồ, ngườita tô màu khoảng giữa 2 đường đẳng trị kề nhau. Màu sắc tô phải được lựa chọn hài hoàtrong những tôn màu gần nhau.b. Một số bản đồ khí hậuMột số bản đồ mô tả các hiện tượng khí hậu như sau:1. Bản đồ đường đẳng nhiệt- Đường đẳng nhiệt là đường nối những điểm có cùng nhiệt độ trung bình hàng thánghoặc hàng năm. Có 2 loại đường đẳng nhiệt: Đường đẳng nhiệt thực tế là đường đẳngnhiệt trên bề mặt mặt đất và đường đẳng nhiệt suy diễn là đường đẳng nhiệt ở mực nướcbiển.- Đường đẳng nhiệt thực tế chiếm vai trò quan trọng hơn vì do ý nghĩa của nó đối với đờisống và hoạt động thực tế của con người [đặc biệt là đối với sản xuất nông nghiệp].- Mặt khác, đường đẳng nhiệt suy diễn cho phép nghiên cứu những quy luật khí hậuchung nhất không chịu ảnh hưởng địa hình bề mặt trái đất, nó chỉ ra sự phụ thuộc của chếđộ nhiệt vào độ vĩ, vào sự di chuyển của các khối khí và hoạt động của các dòng biển.- Sự liên quan giữa 2 loại đường đẳng trị được tính bằng gradient theo chiều thẳng đứng[0,50 C trên 100m]. Việc tính toán gradient theo chiều thẳng đứng ngoài ra còn chịu ảnhhưởng của vị trí địa lý, hướng, ánh nắng và độ dốc của sườn.H 7: Bản đồ nhiệt độ2. Bản đồ đường đẳng vũ-Đường đẳng vũ là đường nối những điểm có cùng lượng mưa từng mùa và từng năm.Việc xây dựng đường đẳng vũ dựa vào số liệu quan trắc hoặc tính toán bổ sung bằngphương pháp nội suy hoặc ngoại suy. Trong việc xây dựng bản đồ đường đẳng vũ, vấn đềquan trọng phải tính đến là ảnh hưởng của địa hình, sự phân bố địa lí ảnh hưởng đếnBản đồ chuyên đề17Tran Thi Phung Ha, MSc lượng mưa không đều. Sự thay đổi lượng mưa ở các vùng núi cao không phải chỉ do ảnhhưởng của độ cao tuyệt đối, mà còn do hướng phơi, đón gió của sườn tức là vai trò“chướng ngại” của địa hình. Người ta phân ra các nguyên nhân sau đây của sự thay đổilượng mưa theo sườn: 1] hoàn lưu địa phương gây ra sự vận chuyển hơi nước từ thunglũng lên núi [chủ yếu vào mùa nóng của năm], 2] sự vận chuyển của các khối khí và cácfront qua núi gây ra sự khác nhau đột ngột về độ ẩm ở các sườn đón gió và khuất gió, 3]sự vươn lên của các khối khí, do gặp trở ngại bị chặn lại gây ra mưa tối đa ở sườn đóngió.-H 8: Bản đồ lượng mưa3. Bản đồ đường đẳng áp- Bản đồ nối những điểm có cùng chỉ số về áp suất không khí. Nếu như đường đẳng vũthường được xây dựng bằng số liệu thực tế trên bề mặt trái đất, bản đồ đường đẳng ápđược xây dựng theo số liệu suy diễn tới mực nước biển. Quy luật thay đổi khí áp theo độcao ít chịu ảnh hưởng của điều kiện địa lí tự nhiên địa phương cho nên có thể chỉnh tu sốliệu quan trắc theo một công thức thống nhất. Các đường đẳng áp trên bản đồ thường lànhững đường cong thay đổi rất nhịp nhàng và thường được thành lập bản đồ tỷ lệ nhỏ.4. Bản đồ gió1-Mục đích của bản đồ là biểu hiện hướng gió, tốc độ gió thuộc các cấp khác nhau và tầnsuất gió. Việc xác định hướng gió và tốc độ gió chỉ có thể thực hiện được ở ngoài biểnkhơi, còn ở trên lục địa, do ảnh hưởng của địa hình, sự vận động của các dòng khí thườngrất phức tạp nên việc sử dụng số liệu của các trạm thường gặp nhiều khó khăn.Dùng biểu đồ định vị để thể hiện gió. Cánh hoa biểu hiện hướng gió. Chiều dài cánh hoabiểu hiện tần suất gió tính theo phần trăm của tổng số lần quan trắc. Tốc độ gió được biểuthị bằng nét gạch sáng tối khác nhau trên mỗi cánh hoa, màu càng đậm, vạch càng dày thìtốc độ gió càng lớn. Tâm của hoa gió được đặt đúng vào vị trí quan trắc. Vì vậy hoa gióchỉ đặc tính gió tại từng điểm riêng biệt chứ không biểu thị tính liên tục cho toàn khuvực.Bản đồ chuyên đề18Tran Thi Phung Ha, MSc

Bản đồ quân sự là gì? Bản đồ quân sự có tên trong tiếng Anh là gì? Phân loại, ứng dụng bản đồ quốc phòng?

Đối với mỗi quốc gia thì đều có cho mình những bản đồ địa hình khác nhau để phục vụ cho các mục đích khác nhau. Do đó, trong hoạt động quân sự thì sẽ được thiết lập lên loại bản đồ mang tên là bản đồ quân sự để nhằm mục đích phụ vụ cho hoạt động quan sự của một quốc gia trong đó có cả Việt Nam. Vậy bản đồ quân sự là gì? Phân loại, ứng dụng bản đồ quốc phòng ra sao? Hãy tìm hiểu nội dung này trong bài viết dưới đây:

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

1. Bản đồ quân sự là gì?

Những hình ảnh thủ nhỏ để khái quát hóa một phần bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng đó là bản đồ và việc này được thực hiện dựa trên những quy luật toán học nhất định. Thông qua các thông số ký hiệu trên bản đồ để có thể nhận biết được những yếu tố về mặt tự nhiên, kinh tế, văn hóa – xã hội. Những yếu tố này được phân loại, lựa chọn, tổng hợp tương ứng từng bản đồ và từng tỉ lệ và nó theo một quy chuẩn và tỷ lệ nhất định.

Người chỉ huy nắm chắc các yếu tố về địa hình để chỉ đạo tác chiến trên đất liền, trên biển, trên không và thực hiện nhiệm vụ khác hay không có tốt không là đều dựa trên những nghiên cứu địa hình trên bản đồ của người chỉ huy. Bởi vì không phải lúc nào người chỉ huy cũng có thể đi thực địa được. Tuy rằng độ chính xác cao sẽ đạt được khi việc nghiên cứu ngoài thực địa của chỉ huy được thục hiện thuận lợi. Những trái lại thì tầm nhìn hạn chế bởi tính chất của địa hình, tình hình địch… nên thiếu tính tổng quát. Chứng vì thế mà  phương tiện không thế thiếu được trong hoạt động của người chỉ huy trong chiến đấu và công tác đó chính là bản đồ quân sự.

Bản đồ địa hình quân sự có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc giải quyết rất nhiều các vấn đề khoa học và thực tiễn, là những vấn đề có liên quan đến việc nghiên cứu địa hình, lợi dụng địa hình, tiến hành thiết kế, xây dựng các công trình trên thực địa…, một số ngành trong nền kinh tế quốc dân đều cần sử dụng bản đồ địa hình. Bên cạnh đó thì nó còn có ý nghĩa cực kỳ to lớn trong công tác củng cố quốc phòng, an ninh bảo đảm cho nhiệm vụ giáo dục huấn luyện chiến đấu cho bộ đội. Việc này lại càng được khẳng định rõ ràng hơn khi xác định kế hoạch hoặc quyết tâm chiến đấu phải sử dụng bản đồ địa hình.

Bản đồ địa hình là một công cụ để chỉ huy bộ đội trong quá trình tác chiến mà Bộ Tư lệnh, cơ quan tham mưu và người chỉ huy các cấp sử dụng. Căn cứ vào bản đồ để nghiên cứu đánh giá địa hình, khả năng của đối phương pháp đoán quyết định phương hướng, chuẩn bị phần tử bắn, tính toán các công trình xây dựng trên mặt đất… chỉ huy bộ đội chiến đấu thắng lợi.

2. Bản đồ quân sự có tên trong tiếng Anh là gì?

Bản đồ quân sự có tên trong tiếng Anh là: “Military map”.

3. Phân loại, ứng dụng bản đồ quốc phòng:

3.1. Phân loại bản đồ:

Bản đồ là một mô tả tượng trưng nhấn mạnh mối quan hệ giữa các yếu tố của một số không gian, chẳng hạn như các đối tượng, khu vực hoặc chủ đề.

Nhiều bản đồ là tĩnh, cố định vào giấy hoặc một số phương tiện bền khác, trong khi những bản đồ khác là động hoặc tương tác. Mặc dù được sử dụng phổ biến nhất để mô tả địa lý, bản đồ có thể đại diện cho bất kỳ không gian nào, thực hay hư cấu, bất kể ngữ cảnh hoặc tỷ lệ, chẳng hạn như trong lập bản đồ não, bản đồ DNA hoặc bản đồ cấu trúc liên kết mạng máy tính. Không gian được lập bản đồ có thể là hai chiều, chẳng hạn như bề mặt trái đất, ba chiều, chẳng hạn như bên trong trái đất, hoặc thậm chí những không gian trừu tượng hơn của bất kỳ chiều nào, chẳng hạn như nảy sinh trong các hiện tượng mô hình hóa có nhiều biến độc lập.

Xem thêm: Lệ phí đo đạc địa chính khi cấp sổ đỏ, tách thửa đất mới nhất

Thứ nhất, Phân loại bản đồ theo nội dung thể hiện.

Theo nội dung thể hiện, tất cả các bản đồ được phân chia thành:

– Bản đồ địa lý chung: Là bản đồ thể hiện mọi đối tượng hiện tượng địa lý của bề mặt Trái đất, bao gồm đầy đủ các đối tượng và hiện tượng tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội. Bản đồ địa lý chung được phân thành ba nhóm:

+ Bản đồ địa hình. Bản đồ địa hình được thành lập bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa, có sự kết hợp với không ảnh và được tiến hành trên cơ sở lưới khống chế mặt bằng và lưới khống chế độ cao. Bản đồ địa hình là những bản đồ có nội dung chi tiết và có độ chính xác cao, có tỷ lệ từ 1/200 đến 1/100.000.

+ Bản đồ địa hình khái quát

+ Bản đồ khái quát.

– Bản đồ địa lý chuyên đề: Là bản đồ chỉ thể hiện chi tiết một yếu tố hoặc một vài yếu tố, hoặc một vài hiện tượng, quá trình địa lý mà không được thể hiện trên bản đồ địa lý chung.

Bản đồ chuyên đề về một yếu tố nào đó sẽ được đề cập đầy đủ các khía cạnh của yếu tố đó như nếu là dân cư thì phải phản ánh dân số, mật độ, thành phần xã hội, nghề nghiệp, dân tộc, độ tuổi,.. ví dụ như: yếu tố khí hậu không có trên bản đồ địa lý chung nhưng trên bản đồ chuyên đề khí hậu thì lại được đề cập đầy đủ và hệ thống.

Xem thêm: Thẩm quyền đo lại đất đai

Thứ hai, Phân loại bản đồ theo tỷ lệ.

Phân loại bản đồ dựa trên chỉ tiêu tỷ lệ bản đồ là căn cứ vào mức độ thu nhỏ của các đối tượng hiện tượng trên bản đồ so với ngoài thực tế. Theo tiêu chí này, có ba loại bản đồ sau:

– Bản đồ tỷ lệ lớn là các bản đồ có tỷ lệ lớn hơn 1:200.000;

– Bản đồ tỷ lệ trung bình là các bản đồ có tỷ lệ từ 1:1.000.000 – 1:200.000; – Bản đồ tỷ lệ nhỏ là các bản đồ có tỷ lệ nhỏ hơn 1:1.000.000.

Thứ ba, Căn cứ vào mục đích sử dụng trong quân sự.

– Bản đồ cấp chiến thuật: Là bản đồ có tỷ lệ ≥ 1/25.000 ≤ 1/50.000

– Bản đồ cấp chiến dịch: Là bản đồ có tỷ lệ ≥ 1/50.000 ≤ 1/250.000

– Bản đồ cấp chiến lược: Là bản đồ có tỷ lệ ≥ 1/5000.000 ≤ 1/1.000.000

Xem thêm: Độ chính xác và sai số cho phép trong đo đạc bản đồ địa chính

3.2. Ứng dụng của bản đồ quốc phòng:

Bản đồ hay tạo bản đồ là nghiên cứu và thực hành tạo các hình ảnh đại diện của Trái đất trên một bề mặt phẳng, và người tạo bản đồ được gọi là người vẽ bản đồ.

Bản đồ đường bộ có lẽ là bản đồ được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay và tạo thành một tập hợp con các bản đồ hàng hải, bao gồm các biểu đồ hàng không và hải lý, bản đồ mạng lưới đường sắt, bản đồ đi bộ đường dài và đi xe đạp. Về số lượng, số lượng lớn nhất các tờ bản đồ được vẽ có lẽ được tạo thành từ các cuộc khảo sát địa phương, do các thành phố, cơ quan quản lý, cơ quan thuế, nhà cung cấp dịch vụ khẩn cấp và các cơ quan địa phương khác thực hiện.

Ngoài thông tin vị trí, bản đồ cũng có thể được sử dụng để phác họa các đường đồng mức biểu thị các giá trị không đổi về độ cao, nhiệt độ, lượng mưa, v.v. Bản đồ quốc phòng sẽ có một số ứng dụng như sau:

– Đo cự ly, diện tích trên bản đồ

– Đo cự ly đoạn thẳng

Khi đo cự ly của 1 đoạn thẳng trên bản đồ ta có thể dùng một số phương tiện đo như: thước milimet, compa, …

Đo bằng thước milimet: Đặt cho cạnh thước nối qua 2 điểm cần đo, số đo trên thước được bao nhiêu centimet nhân với tỷ lệ bản đồ sẽ được kết quả đo.

Đo bằng băng giấy: [Băng giấy chuẩn bị trước có độ dài 20cm rộng 5cm mép băng giấy phải thẳng] Đặt cạnh băng giấy qua 2 điểm cần đo trên bản đồ, đánh dấu lại đặt lên thước đo tỷ lệ trên bản đồ sẽ ra số thực tế.

Đo bằng compa: Mở độ rộng compa đặt lên 2 điểm cần đo, sau đó đặt lên thước tỷ lệ trên bản đồ sẽ ra số đo thực tế

– Đo đoạn gấp khúc và đoạn cong

Có thể đo bằng băng giấy, compa, hoặc bằng dây đo từng đoạn thẳng cộng lại hoặc dùng dây uốn theo đoạn đo rồi đặt lên thước cm hoặc thước tỷ lệ trên bản đồ.

Hiện nay có thêm cách đo bằng đồng hồ bánh răng, hoặc dùng máy vi tính scan bản đồ lên máy, dùng trỏ chuột rê mũi tên từ điểm A đến điểm B máy sẽ tự tính toán

– Đo diện tích trên bản đồ

Đo diện tích ô vuông

+ Đo diện tích ô vuông đủ:

Trên bản đồ địa hình đều có hệ thống ô vuông, mỗi ô vuông được xác định diện tích cụ thể tùy theo tỷ lệ của từng bản đồ.

+ Đo diện tích ô vuông thiếu

Chia cạnh ô vuông có diện tích cần đo thành 10 phần bằng nhau, kẻ các đường giao nhau vuông góc ta có 100 ô nhỏ. Đếm tổng số ô con hoàn chỉnh, các ô không hoàn chỉnh đếm tổng số rồi chia đôi lấy tổng số ô nhỏ x với diện tích 1 ô nhỏ sẽ được kết quả cần đo.

Đo diện tích 1 khu vực

– Xác định tọa độ chỉ mục tiêu

Sử dụng trong trường hợp trong ô vuông chỉ có 1 mục tiêu M, hoặc có nhiều mục tiêu nhưng tính chất khác nhau để xác định tọa độ sơ lược.

Xác định tọa độ chỉ mục tiêu: Xác định tọa độ chỉ mục tiêu bằng tọa độ sơ lược, phải tìm 2 số cuối cùng của đường hoành độ [ghi ở khung đông tây], và 2 số cuối cùng của đường tung độ [ghi ở khung bắc nam] bản đồ. Tìm giao điểm của tung độ và hoành độ tại ô vuông có chứa mục tiêu M cần tìm. M nằm phía trên của đường kẻ ngang và bên phải của đường kẻ dọc]

Video liên quan

Chủ Đề