Có nên bán cổ phiếu fox

Cổ phiếu BCM của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp (Becamex) chính thức chuyển sàn từ UPCoM lên HoSE trong ngày hôm nay (31/8). Ngay mở đầu phiên, cổ phiếu BCM đã tăng kịch trần (20%) lên 33.600 đồng/cổ phiếu, với khối lượng giao dịch gần 120.000 cổ phiếu khớp lệnh trong nửa buổi sáng. Dù có tới hơn 1,035 tỷ cổ phiếu niêm yết, UBND tỉnh Bình Dương lại đang nắm tới 95,44% vốn điều lệ công ty này. Số lượng cổ phiếu tự do chuyển nhượng thực tế khoảng hơn 47 triệu cổ phiếu.

Nếu mức giá trần 33.600 đồng/cổ phiếu được duy trì đến hết phiên, vốn hóa thị trường của sàn HoSE dự kiến tăng thêm 1,5 tỷ USD nhờ sự gia nhập của ông lớn này.

Cũng trong ngày hôm nay, 552,2 triệu cổ phiếu HPG phát hành mới đây trong đợt chi trả cổ tức của CTCP Tập đoàn Hòa Phát chính thức được đưa vào giao dịch. Dù nguồn cung tăng thêm, cổ phiếu vẫn tăng giá 1% lên 24.550 đồng/cp.

Ngoài ra, trong tuần này, sàn HoSE cũng chuẩn bị đón thêm gần 24,9 triệu cổ phiếu FOX niêm yết bổ sung. Đây là số cổ phiếu phát hành trong đợt trả cổ tức hồi cuối tháng 6, bao gồm 10% bằng tiền mặt và 10% bằng cổ phiếu. Chứng khoán Thiên Việt cũng có thêm 10 triệu cổ phiếu niêm yết mới từ đợt chào bán tăng vốn thêm 100 tỷ đồng hồi tháng 4/2020.

Dự kiến, sàn HoSE thời gian tới còn mở rộng mạnh hơn quy mô vốn hóa thị trường, nhất là đã có không ít tổ chức đã đánh tiếng chuyển sàn như ACB, LPB hay VIB. Gần đây nhất, VIB đã chốt quyền tổ chức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để xin ý kiến huỷ đăng ký cổ phiếu của VIB giao dịch trên hệ thống giao dịch UPCoM để phục vụ cho việc niêm yết cổ phiếu VIB trên HoSE trong năm 2020.

Chứng khoán Việt Nam nằm trong top 10 tăng mạnh nhất thế giới tuần cuối tháng 8

Với mức tăng  lần lượt 2,83% và 2,61%, chỉ số VN-Index và HNX-Index tiếp tục có tuần tăng điểm thứ tư liên tiếp. So với các thị trường chứng khoán khác trên thế giới, mức tăng chỉ số cũng nằm trong top 10 tăng điểm cao nhất trong tuần. HNX-Index đóng cửa tuần trước ở mức 125,84 điểm, ngày càng tiến sát mức kỷ lục thiết lập hồi tháng 3/2018. VN-Index cũng đã vượt mốc 875 điểm, khép lại ở mức 878,98 điểm.

Cùng đó, thanh khoản cũng tăng mạnh với giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên trên sàn HoSE hơn 6.870 tỷ đồng, tăng 47% so với tuần trước. Giá trị giao dịch cổ phiếu niêm yết trên HNX cũng bất ngờ ghi nhận tới 2 phiên giao dịch trên nghìn tỷ đồng.

Dòng tiền nội tạo ra lực đỡ chính hỗ trợ thị trường trong khi các nhà đầu tư ngoại vẫn đang rút ròng vốn.  Khối ngoại bán ròng trên cả HOSE và HNX với giá trị lần lượt là 2.674 tỷ đồng và 17,98 tỷ đồng. Không kể phiên mua ròng đột biến vì lệnh mua thỏa thuận cổ phiếu VHM, xu thế bán ròng vẫn đang đóng vai trò chủ đạo thời gian qua.

Đáng chú ý nhất tuần qua, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 684 tỷ đồng cổ phiếu CTG (VietinBank) trong phiên 28/8, bao gồm 25,99 triệu cổ phiếu sang tay thỏa thuận và 1,47 triệu cổ phiếu khớp lệnh. Cổ phiếu TPB của TPBank cũng giao dịch thỏa thuận với khối lượng lớn (17,51 triệu cổ phiếu), tương đương giá trị hơn 373 tỷ đồng trong tuần này. Tuy nhiên, đây là giao dịch giữa các nhà đầu tư nội.

Cổ phiếu JVC của CTCP Y tế Việt Nhật cũng ghi nhận tuần giao dịch đột biến khi cổ đông Nhật bản gồm DI Inc và DIAF bán toàn bộ 28,35% vốn. Giao dịch đã được hoàn tất ngay trong tuần. Cũng liên quan đến cổ phiếu này, Tổng giám đốc Vũ Thị Thúy Hằng mới đây đăng ký mua vào 6,7% vốn. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 3/9 đến 2/10/2020.

Một số giao dịch cổ đông nội bộ cũng được đăng ký thực hiện ngay tuần đầu tháng 9 như giao dịch của ông Phùng Tuấn Hà, Chủ tịch HĐQT Tổng CTCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (Petrosetco). Ông Hà dự định tính 28 tỷ đồng để mua 3 triệu cổ phiếu PET và có thể trở thành cổ đông lớn nếu mua được toàn bộ lượng đăng ký.

Ở chiều ngược lại, ông Phan Thanh Sơn, Phó tổng giám đốc Techcombank đăng ký bán ra 400.000 cổ phiếu TCB, ước tính thu về hơn 8 tỷ đồng. Cả hai giao dịch dự kiến thực hiện từ 31/8 đến 23/9. Ông Bùi Quang Ngọc, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần FPT cũng đăng ký bán 2,3 triệu cổ phiếu FPT từ đầu tháng 9, nhưng dự kiến là giao dịch thỏa thuận.

Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa có phiên tăng điểm sau 3 phiên giảm liên tiếp kể từ đầu tuần. Các mã cổ phiếu của các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, bán lẻ công nghệ cũng theo đó hồi phục sau nhiều phiên đỏ sàn liên tục.

Tất cả các mã như MWG (Thế Giới Di Động), FPT, FOX (FPT Telecom), ELC (Elcom) đều tăng so với phiên trước. Trong khi đó, FRT (Công ty bán lẻ FPT) tăng đụng trần. Riêng CMG (Tập đoàn CMC) vẫn chưa thoát đà giảm.

Có nên bán cổ phiếu fox
Hầu hết cổ phiếu công nghệ Việt tăng trở lại sau nhiều phiên giảm liên tiếp. (Ảnh: Hải Đăng)

Cổ phiếu Thế Giới Di Động tăng trưởng duy nhất trong hôm nay sau 4 phiên giảm liên tiếp trước đó, đang giao dịch ở mức 72.500 đồng/CP. Phiên tăng hiếm hoi này không đủ để MWG hồi phục so với mức giá hồi tuần trước (77.700 đồng/CP).

Tương tự Thế Giới Di Động, mã FPT của Tập đoàn FPT cũng chỉ mới xanh lại hôm nay, ở mức 85.500 đồng/CP. Mã này có hai phiên giảm và hai phiên giao dịch ở mức giá tham chiếu trước đó. Dù tăng nhẹ nhưng mã FPT chưa về được mốc 92.000 đồng/CP hồi tuần trước.

Trong khi đó, công ty con của FPT là FRT có phiên tăng kịch trần hôm nay, 89.800 đồng/CP. Cổ phiếu của công ty sở hữu FPT Shop tăng hết biên độ sau khi giảm giá chạm sàn hai phiên liên tiếp trước đó. Tương tự như các mã khác nói trên, FRT vẫn chưa về được mốc 102.000 đồng/CP khi kết thúc phiên giao dịch cuối hồi tuần trước.

Trên sàn UpCOM, mã FOX của FPT Telecom tăng lên 67.500 đồng/CP sau hai phiên giảm liên tiếp. Dù vậy, mã này vẫn đang giữ mốc 67-68 ngàn đồng trong nhiều phiên, với biên độ tăng giảm không đáng kể.

Kết ngày 23/6, VN-Index tăng 19,61 điểm, lên mức 1.188,88 điểm. Trong đó, 318 mã tăng (chiếm 61,04%) với 50 mã tăng kịch trần. 50 mã giao dịch ở mức giá tham chiếu (9,6%), và 153 mã giảm (29,37%).

Hải Đăng

Có nên bán cổ phiếu fox

Cổ phiếu công nghệ trượt theo đà giảm của thị trường chứng khoán

Trong bối cảnh VN-Index mất điểm trong khoảng 10 ngày nay, các mã chứng khoán của doanh nghiệp liên quan lĩnh vực công nghệ cũng giảm theo.