Con học toán kém phải làm sao

Theo bà Nguyễn Thị Ngọc - Giám đốc Hệ thống giáo dục trực tuyến VioEdu, phụ huynh mong muốn con cái có thành tích học tập tốt nhưng không phải cha mẹ nào cũng có phương pháp, đồng hành đúng cùng trẻ. Dưới đây là những sai lầm của phụ huynh khiến trẻ học Toán không giỏi.

Ép trẻ học

Nhiều cha mẹ hiểu, không nên áp đặt con cái, để trẻ tự do phát triển. Tuy nhiên cũng có phụ huỵnh đặt kỳ vọng ở con quá cao, sắp xếp lịch học cho trẻ kín tuần.

Nếu con không muốn học mà bố mẹ cứ ép sẽ khiến cả hai bên mệt mỏi. Việc cha mẹ kỳ vọng quá cao về điểm số trong khi năng lực của con có hạn sẽ làm trẻ dễ bị căng thẳng. Đây có thể một trong những nguyên nhân gây nên bệnh trầm cảm ở trẻ.

Bà Nguyễn Thị Ngọc cho biết, việc ép con học quá nhiều sẽ tạo áp lực cho bé, khiến chúng ngày càng trở nên khép kín với ba mẹ. Điều này có thể khiến ba mẹ không hiểu con cái mình, tình cảm gia đình ảnh hưởng. Ngoài ra, lịch học quá dày cũng khiến trẻ không còn thời gian để vui chơi, trò chuyện với bạn bè, khám phá thế giới.

Hành động ép học nhiều có thể khiến trẻ không muốn đi học, thấy sợ hãi. Bé cũng sẽ mất tự tin vì nghĩ mình kém cỏi. Phụ huynh có những thay đổi tích cực trong cách dạy con học sẽ giúp bé phát triển phù hợp với khả năng của mình.

Toán học giúp trẻ phát triển tư duy, để bé có thành tích học tốt, ba mẹ cần đồng hành cùng con. Ảnh: cuemath.

Không có thói quen đặt câu hỏi

Việc chỉ học và làm bài tập trong sách giáo khoa khiến trẻ tiếp thu kiến thức thụ động. Trong các buổi học ở nhà, ba mẹ nên đồng hành cùng con, hình thành thói quen đặt câu hỏi "Tại sao lại giải Toán như vậy?"... Qúa trình tự suy nghĩ để trả lời câu hỏi rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Nếu rèn luyện thói quen này, khả năng suy nghĩ, tinh thần tự học của bé sẽ tăng nhanh.

Ngoài ra, phụ huynh cần khuyến khích con đặt câu hỏi về các tình huống diễn ra xung quanh trong cuộc sống. Khi trẻ đã hình thành thói quen này, áp dụng vào việc học Toán sẽ hiệu quả.

So sánh con với bạn bè

Việc bố mẹ so sánh bé với các bạn có thể khiến trẻ bị tổn thương. Thực tế, nhiều trẻ sống mặc cảm hạn chế giao tiếp. Việc phụ huynh chê bai trước mặt nhiều người còn khiến con cảm thấy bản thân kém cỏi.

Giao việc học của con cho nhà trường

Nhà trường là môi trường giáo dục, văn hóa. Thời gian đầy khi trẻ học Toán, ngoài việc học trên lớp, gia đình nên hướng dẫn thêm cho trẻ ở nhà. Cha mẹ là người trực tiếp giáo dục cho con em mình. Từ việc theo dõi tính cách, sở thích của con, phụ huynh có thể có những phương pháp phù hợp, thúc đẩy thành tích học tập của bé.

Không có môi trường vận dụng các kiến thức Toán học

Bên cạnh những giờ học trên lớp, tại nhà, cha mẹ có thể cùng con chơi trò chơi về Toán học, khuyến khích con tham gia các cuộc thi Toán để nhận giải thưởng. Các phần quà nhỏ sẽ khiến trẻ hứng thú hơn với môn học.

Hiện, cuộc thi "Đấu trường Toán học VioEdu" dành cho học sinh lớp 1-9 do Hệ thống giáo dục trực tuyến VioEdu [Tập đoàn FPT] và VnExpress tổ chức từ 11/6 thu hút sự quan tâm của phụ huynh, học sinh. Trung bình mỗi vòng tự luyện ghi nhận hơn 60.000 học sinh tham gia thi đấu.

Mùa hè, trong bối cảnh Covid-19 bùng phát, chương trình là sân chơi bổ ích, học tập lý thú. Thông qua cơ hội cọ xát với hàng nghìn học sinh cùng khối lớp toàn quốc, học sinh được củng cố, nâng cao kiến thức, phản xạ, tư duy làm Toán. Chương trình đã tổ chức thành công qua hai mùa, nhận sự ủng hộ tích cực từ phía phụ huynh, học sinh, thầy cô, giáo. Tham gia sân chơi, các em có cơ hội khám phá khả năng của bản thân, nhận được đánh giá điểm mạnh, điểm yếu sau mỗi bài làm, từ đó tiến bộ rõ rệt.

Để tham gia "Đấu trường Toán học VioEdu", học sinh đăng ký tại đây nếu chưa có tài khoản VioEdu. Nếu thí sinh đã có tài khoản tại //violympic.vn có thể đăng nhập thi đấu ngay. Dự thi chương trình, học sinh từ lớp 1-9 có cơ hội nhận điện thoại thông minh, máy tính bảng nếu kết quả thi đấu ấn tượng.

Lê Nguyễn

Học hành của con cái đôi khi làm cha mẹ đau đầu. Con mình học lớp 6 của một trường THCS công lập. Khả năng tiếp thu của cháu nói chung là chậm, mất tập trung và hay quên đặc biệt là môn Toán. Mình đã cố gắng rất nhiều tạo điều kiện cho con học, kèm gia sư và học thêm. Cũng không bắt ép học hành gì nhiều, luôn tạo không khí thoải mái cho con nhưng kết quả học tập vẫn buồn chẳng biết làm sao. Nhiều khi bài dễ giảng đi giảng lại cho con nhưng hôm sau hỏi lại vẫn quên. Mình đã cố gắng nghiên cứu tìm mọi cách để tập trung và nâng cao nhận thức nhưng nói chung là khó. Cơ bản là con lười, thiếu tập trung và luôn sắp xếp công việc để đi chơi và xem ti vi. Cũng tâm sự nhiều với các cô giáo về con nhưng cũng chưa biết làm sao hơn cả.

Theo nghiên cứu, có một hội chứng rối loạn phát triển khiến con người gặp khó khăn trong việc ghi nhớ và tính toán.

  • Bài toán siêu hóc búa chỉ 0,001% người giải được, nếu tìm ra đáp án đúng thì xin chúc mừng, IQ của bạn được xếp vào hàng tầm cỡ
  • Bài toán tiểu học khiến phụ huynh ngẩn người: Đọc qua thấy bình thường nhưng ngẫm kỹ dữ liệu thì "sai luật" nặng
  • Bài toán oái oăm không một ai giải nổi, bao nhiêu năm trôi qua vẫn khiến học sinh và phụ huynh tức tối mỗi khi nhắc lại

Chứng khó học toán[Dyscalculia] là một hội chứng kéo dài suốt đời khiến người mắc khó thực hiện những công việc liên quan đến toán học. Chẳng hạn như không thể nhớ và hiểu để thao tác tính toán các con số và sự kiện toán học, cùng một số triệu chứng khác liên quan.

Mặc dù khó khăn toán học xảy ra ở trẻ em chỉ số IQ thấp, Dyscalculia cũng có thể được tìm thấy ở những người bình thường với trí thông minh vượt trội. Ước tính về tỷ lệ mắc Dyscalculia nằm trong phạm vi từ 3% đến 6% dân số.

  • Nếu giải được bài toán này trong 3 phút, con bạn có thể tham dự kỳ thi dành cho những học sinh Tiểu học xuất sắc

Theo đó, cứ 5 người thì có 1 người phải chật vật với môn số học cơ bản. Trong khi đó, 1/15 số người trong chúng ta mắc hội chứng khó học toán. Năm 2004, theo báo cáo có 1/4 trẻ em mắc chứng khó học toán córối loạn tăng động giảm chú ý.Năm 2015, theo minh chứng có tới 11% trẻ em mắc chứng khó học toán cũng gặp rối loạn ADHD.Chứng khó học toán cũng có liên hệ với những phụ nữ mắchội chứng Turnervà những người bị tật nứt đốt sống bẩm sinh.

Về nguyên nhân mắc chứng này, một số nghiên cứu đã chỉ ra nó có liên quan mật thiết đến các yếu tố như: di truyền, khác biệt trong não bộ, điều kiện phát triển và chấn thương não.

Hội chứng khó học toán khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc học bộ môn này. [Ảnh minh họa]

Chứng khó học toán có những biểu hiện triệu chứng như nào?

Khi mắc phải hội chứng này, người mắc sẽ có một số biểu hiện cụ thể như sau: - Gặp khó khăn trong việc nhận thức không gian như hướng [đông, tây, nam, bắc], bên trái bên phải và nhận thức thời gian [không biết xem đồng hồ, khó tư duy hồi tưởng về thời gian].

- Không xác định được con số nào lớn hơn và gặp loay hoay với cả những phép tính cơ bản như cộng, trừ, nhân, chia. Không thể tính nhẩm.

- Khó khăn trong việc đếm đồ vật trong nhóm [ví dụ có bao nhiêu kẹo trong hộp]. Hoặc mất rất nhiều thời gian để đếm mà vẫn nhầm lẫn.

- Nhầm lẫn giữa các con số như 8 và 3, 9 và 7, 6 và 9, 5 và 6... gây cản trở quá trình học toán.

- Khó khăn trong việc nhớ tên và khuôn mặt, hay đếm những số lớn hơn 2.

- Khó khăn trong việc đọc ký hiệu nhạc.

- Khó khăn trong việc đếm nhịp khi nhảy.

- Không có khả năng tập trung vào công việc yêu cầu tinh thần tập trung cao độ.

Khi mắc hội chứng này, người mắc sẽ gặp phải một số triệu chứng như khó khăn trong việc ghi nhớ, phân biệt con số,...

Bố mẹ cần làm gì khi con mắc hội chứng khó học toán?

Để biết con có mắc phải hội chứng khó học toán hay không, bố mẹ cần đưa con đi đánh giá, kiểm tra bởi các chuyên gia để có cái nhìn chính xác. Các chuyên gia ở đây là những nhà tâm lý học, nhà tâm lý trẻ em và bác sĩ thần kinh nhi học.

Nếu xác nhận con thật sự mắc hội chứng này, bố mẹ cần bình tĩnh và có giải pháp động viên con. Bố mẹ cần ở bên cạnh, đôn đốc con thực hiện một số biện pháp để cải thiện triệu chứng. Chẳng hạn như giúp con học cách kiểm soát căng thẳng khi học toán bằng việc hít thở thật sâu hay tập ngồi thiền.

Ngoài ra, bố mẹ dạy con học những bài tập dễ trước, rồi mới dần dần nâng cao lên những bài khó. Nếu con đã mắc hội chứng này mà bố mẹ lại yêu cầu làm bài tập khó luôn thì con dễ chán nản và càng mất hứng thứ học. Bên cạnh đó, việc học cần chậm rãi, từng bước một, tránh nhồi nhét cho con quá nhiều kiến thức. Quan trọng nhất, bố mẹ cần tạo cho con môi trường học tập vui vẻ, vừa học vừa chơi và chú trọng yếu tố thư giãn.

3 bài toán khiến độc giả "hoa mắt chóng mặt" vì quá hack não, đáp án nằm ở chi tiết đơn giản không tưởng

Video liên quan

Chủ Đề