Con nhà gia giáo là gì năm 2024

Lớn lên trong gia đình nề nếp, mẹ là giảng viên Triết học, bố là một nhà văn, nhà báo tài hoa, Thanh Hà cũng vì thế mà nối nghiệp cha mẹ khi chọn Triết học và trường Đại học Sư phạm làm bến đỗ cho mình. Cô bạn cũng phải tuân theo những nguyên tắc mà bố mẹ đề ra: nghiêm túc chăm chỉ học hành, không được đi chơi về khuya, ăn mặc phải chỉn chu và trang nhã…

Bố mẹ nghiêm khắc là vậy nên chẳng bất ngờ gì khi từ tiểu học cho đến đại học, profile học tập của cô luôn cao chót vót.

Con nhà gia giáo là gì năm 2024

Hiện tại, bên cạnh cương vị là Phó Chủ Tịch Hội Sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà còn đảm nhiệm vai trò là một Phó Bí thư Liên chi đoàn khoa Triết học. Cô nàng nằm trong top 18 Thủ lĩnh sinh viên Thủ đô, đạt danh hiệu Sinh viên tiên tiến làm theo lời Bác. Đặc biệt hơn, Thanh Hà là một trong những gương mặt sáng giá nhận được bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trở thành gương mặt sinh viên 5 tốt tiêu biểu của Trung Ương Hội Sinh viên Việt Nam.

Là thủ khoa đầu vào khoa Triết trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà tâm sự: “Với nhiều bạn, Triết học là một môn học nhàm chán, nhưng mình lại cảm thấy các môn học chuyên ngành như Lịch sử Triết học, Tôn giáo học, Mỹ học, Lôgic học... đều có những nét thu hút rất riêng. Các thầy cô cũng truyền cho chúng mình nhiều cảm hứng trong việc học tập và nghiên cứu”.

Không chỉ tích cực tham gia các hoạt động của khoa, của trường, cô nàng còn xuất sắc đạt nhiều thành tích cao trong học tập như 2 giải Nhất Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Khoa, 1 giải Nhì và 1 giải Khuyến khích sinh viên Nghiên cứu khoa học cấp Trường,...

Xinh xắn, giỏi giang là vậy nhưng cô bạn này lại sở hữu một cá tính vô cùng mạnh mẽ. Con nhà giáo nên ngay từ nhỏ Hà đã được dạy dỗ rất kỹ: từ cách nói, ăn mặc đến hành vi sao cho “ra dáng” một giáo viên tương lai. “Bố mẹ không thích mình nhuộm tóc, chỉ thích mình theo phong cách truyền thống và ăn mặc nữ tính. Bản thân lại là người yêu thích sự khỏe khoắn, năng động nên những yêu cầu như vậy khiến mình cảm thấy hơi gò bó”, cô tâm sự.

Cuối cùng, bằng tất cả bản lĩnh và sự dũng cảm, Thanh Hà quyết định vượt qua “định kiến” con nhà giáo phải hiền lành, thục nữ và bắt đầu hành trình sống đúng với cá tính bản thân. Bắt đầu bằng việc F5 ngoại hình, đầu tiên, cô bạn giấu bố mẹ đi xỏ khuyên tai. Từ mái tóc đen truyền thống, cô chuyển dần màu tóc sang hồng tím, xám khói cho đến xanh nước biển.

Mới đầu, bố mẹ Hà thể hiện thái độ khó chịu ra mặt, còn khuyên cô đi cắt tóc vì “trông con nghịch quá, không ai nghĩ là con bố mẹ đâu!” Dần dần, bằng sự nỗ lực trong học tập và thái độ tích cực, bố mẹ đã bắt đầu cởi mở và chấp nhận sự thay đổi của Hà.

“Gần đây mình có nhuộm lại tóc, nghĩ rằng không sớm thì muộn mẹ cũng biết nên “tự giác” khai luôn. Ai dè, mẹ mình tuy có cau mày nhưng lại hỏi sao không nhuộm cao lên khiến mình bất ngờ và vui lắm!”, Hà hào hứng chia sẻ.

Nếu có việc phải về nhà muộn cô bạn sẽ gọi điện xin phép bố mẹ từ sớm. Qua nhà bạn ngủ để sáng diễn tập văn nghệ, Hà sẵn sàng... video call để gia đình yên tâm. “Bố mẹ mình dần rồi quen hơn, cũng thả lỏng mình hơn, không quản lý chặt như ngày trước. Mình chỉ mong bố mẹ hiểu và tin tưởng đứa con gái “nhỏ” này hơn thôi!”

Đã là cha mẹ thì ai cũng mong con mình hoàn thiện bản thân theo chiều hướng tốt đẹp. Và bố mẹ Thanh Hà cũng vậy. Cảm nhận được tình yêu thương mà bố mẹ dành cho mình nên cô luôn biết “giới hạn” trong những lần phá cách. Thanh Hà đã chứng minh cho tất cả mọi người thấy: "Con nhà giáo ngoan ngoãn đấy, tài năng đấy, nhưng cá tính, bản lĩnh thì cũng không kém cạnh ai đâu".

Đối với một đứa trẻ mà nói, có thể thắng ngay ở vạch xuất phát, có thể phát huy được hết tiềm năng của mình, trở nên ưu tú hơn hay không, môi trường gia đình đóng một vai trò mang tính mấu chốt, nhân phẩm

Sự giáo dục tốt nhất, thực ra là tới từ giáo dục gia đình của cha mẹ. Đối với con cái mà nói, gia đình là bến cảng tốt nhất, cha mẹ đồng thời là người dẫn đường tuyệt vời nhất.

Lối sống, phương thức tư duy, phương thức giáo dục và xử thế của cha mẹ đều ảnh hưởng tới tính cách, tâm lý và hành vi của con cái, đồng thời tạo ra những ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài.

Vậy thì, một ra đình như nào mới có thể bồi dưỡng ra một đứa trẻ ưu tú?

Con nhà gia giáo là gì năm 2024

1. Gia đình có ba mẹ có nhân cách tốt

Triết gia nổi tiếng người Anh, Herbert Spencer từng nói: ""Chúng ta có thể không tích lũy được quá nhiều tài sản và danh tiếng trong suốt cuộc đời, nhưng mỗi bậc cha mẹ đều tích lũy được một vài kinh nghiệm và phẩm hạnh trong suốt cuộc đời. Hãy đem những thứ này truyền lại cho con cái, chúng sẽ dùng một cuộc sống mới đi phát triển và tỏa sáng."

Đúng vậy, thế giới vốn dĩ không công bằng, thứ mà nó đem lại cho con trẻ vốn dĩ không giống nhau.

Nhưng có một thứ mà bậc cha mẹ nào cũng có thể cho con cái của mình, đó chính là nhân phẩm.

Mọi mối quan hệ trên thế gian này, bất kể bắt đầu với cái gì, cuối cùng cũng đều kết thúc ở nhân phẩm.

Nhân phẩm của cha mẹ không giống nhau, đem lại cho con cái là những cuộc đời không giống nhau.

Có một câu chuyện như sau:

Ba mẹ không phải nhân vật lợi hại gì, chỉ là những người bán thịt bò, nhưng thịt bò của họ luôn đắt hơn của người khác một đồng.

Lúc nhỏ, người con không hiểu vì sao, nhưng sau này, cậu đã biết đáp án.

Thì ra, thịt bò của những hộ kinh doanh khác đều bơm thêm nước, nửa cân thịt hai lạng nước, dù rẻ hơn một đồng nhưng lại kiếm được không ít.

Người con không hiểu hỏi cha mẹ, vì sao không làm như vậy.

Người cha xoa đầu cậu con trai nói rằng: "Làm người phải có chữ đức, đừng làm ra những chuyện trái với lương tâm. Hơn nữa, thế gian này chẳng có ai ngốc cả, con hủy đi lương tâm, vứt đi nhân phẩm, sau này, còn ai dám tới tìm con nữa."

Tiểu thuyết gia người Nga, Lev Nikolayevich Tolstoy từng nói rằng: "Toàn bộ giáo dục, hay 999 phần nghìn giáo dục, đều quy về mô hình tấm gương, quy về đạo đức và sự hoàn thiện của cha mẹ".

Nếu con bạn gây rắc rối ở bên ngoài, khi người khác buộc tội con bạn, họ sẽ nói: "Con nhà không có gia giáo!"

Con cái sau khi trưởng thành có gây ra vấn đề gì, nhất định là hạt giống mà cha mẹ gieo lên. Thành công của một đứa trẻ có liên quan mật thiết đến sự giáo dục đúng đắn của cha mẹ.

Điều thực sự biến một đứa trẻ trở thành một tài năng có liên quan mật thiết tới nhân phẩm của chúng.

Nhân phẩm được thiết lập xuất phát từ sức mạnh của các hình mẫu, tấm gương, cha mẹ với vai trò là tấm gương cho con cái sẽ không tránh được liên quan.

2. Gia đình mà cha mẹ yêu thương nhau

Rất nhiều gia đình sau khi có con cái, con cái liền trở thành trung tâm, so với con cái, nửa kia thường sẽ bị "bỏ rơi".

Trên thực tế, trạng thái tốt nhất mà một gia đình nên có đó là cha yêu mẹ, mẹ yêu cha, đồng thời luôn thể hiện ra bên ngoài, để con cái cảm nhận được sự ấm áp và ngọt ngào mà một gia đình nên có.

Trong cuộc sống gia đình, điều mà một đứa trẻ mong muốn nhất đó chính là ba mẹ yêu thương nhau.

Con nhà gia giáo là gì năm 2024

Bởi lẽ, cha mẹ cãi nhau, con cái ở giữa sẽ rất khó khăn, con cái phát triển trong một gia đình cha mẹ luôn cãi vã lạnh nhạt với nhau sẽ trở nên mềm yếu, không có niềm tin vào tình yêu thương của gia đình.

Trong quan hệ gia đình, quan hệ vợ chồng luôn đứng ở vị trí thứ nhất. khi bạn đặt quan hệ vợ chồng lên hàng đầu, con cái tự nhiên sẽ không tự cho mình là trung tâm nữa.

Gia đình hòa hợp sẽ đem lại niềm vui và sự an tâm cho con trẻ, cha mẹ yêu thương nhau là một sự giáo dục giúp con trẻ phát triển lành mạnh.

Vì vậy, yêu thương con cái, hãy bắt đầu từ việc yêu thương nửa kia của mình.

3. Gia đình biết tôn trọng lẫn nhau

Tiền đề của tôn trọng con cái, là sự tín nhiệm.

Cuộc đời mỗi con người đều có vô vàn khả năng, quyền lựa chọn cuộc đời, thuộc về mỗi người.

Việc cha mẹ nên làm là tin tưởng rằng con cái có thể xử lý tốt việc của chúng. Cha mẹ trong cuộc sống của con cái, nên là người đưa ra ý kiến, lời khuyên, là người dẫn đường cho con cái chứ không phải người đưa ra quyết sách.

Có người nói: "Hãy để con cái phát triển tự nhiên như những bông hoa dại, hãy tôn trọng tính cách và lựa chọn của chúng".

Một đứa trẻ phát triển lành mạnh, ngoài tình yêu thương ra, nó còn cần có sự tôn trọng. kiểu tôn trọng này không phải là bất lực để con cái thích ra sao thì ra, cũng không phải sự bảo thủ bắt con cái làm những gì chúng không muốn.

Để con cái trưởng thành trong quá trình lựa chọn, học cách gánh vác trách nhiệm, chứ không phải vạch sẵn kế hoạch cuộc đời rồi ép chúng làm theo.

Cha mẹ không chỉ cần tôn trọng con cái, mà trong đối nhân xử thế cũng cần học cách tôn trọng người khác, để con cái sống trong môi trường này, học được sự tự tôn, học được cách tôn trọng người khác.

4. Gia đình yêu học tập

Một gia đình có cha mẹ luôn không ngừng học tập, tìm tòi cái mới, sẽ cho ra một người con tài giỏi, luôn ham học hỏi, tò mò với thế giới.

Không có cha mẹ nào đẻ ra đã thành công, cũng không có cha mẹ nào không cần học tập, thành công của cha mẹ hôm nay đều là kết quả của việc không ngừng học tập, nâng cao bản thân.

Học tập, là con đường hiệu quả nhất giúp nâng cao bản thân.

Dong Liao từng nói: "Muốn con bạn trở thành người ra sao, trước tiên bạn hãy làm một người như thế."

Cha mẹ là thầy cô tốt nhất của con cái, muốn con cái yêu học tập, cha mẹ trước tiên phải tạo ra một môi trường học tập cho con cái, vào thời gian rảnh rỗi, hãy buông chiếc điện thoại xuống, tắt hết máy tính, tivi, cầm lên một quyển sách, một tờ báo để đọc, hay học thêm một môn kĩ năng nào đó.

Hãy để con cái biết rằng, học tập là con đường thiết thực và hiệu quả nhất không chỉ giúp con nên người mà còn hỗ trợ con trở thành một người thành công.

5. Gia đình biết cách quản lý cảm xúc

Theo điều tra, 90% phụ huynh trong quá trình dưỡng dục con cái đều sẽ xuất hiện cảm xúc mệt mỏi, lo lắng:

Làm sao để trò chuyện, chia sẻ với con cái?

Bận quá không có thời gian ở bên con thì phải làm sao?

Thành tích học tập của con sa sút thì phải làm thế nào?

Vì sao lại mệt mỏi và lo lắng như vậy? Rất nhiều phụ huynh không biết cách quản lý và kiểm soát cảm xúc của mình.

Những phụ huynh luôn lo lắng, mệt mỏi trong thời gian dài sẽ rất dễ dàng trở nên nhạy cảm, thường xuyên cáu gắt với con cái.

Con cái khi sống dưới cảm xúc tồi tệ của phụ huynh, lâu dần cũng sẽ chịu sự ảnh hưởng về mặt cảm xúc, trở nên chai sạn, dễ dàng cáu gắt, hơn nữa quan hệ cha mẹ con cái cũng trở nên lạnh lùng, xa cách hơn.

Con nhà gia giáo là gì năm 2024

Nếu cha mẹ biết quản lý cảm xúc của mình, để con cái phát triển trong một môi trường tích cực, vậy thì, con cái cũng sẽ nhất định biết quản lý cảm xúc của mình, quan hệ xã hội cũng sẽ không xấu đi.

Khi xảy ra vấn đề, chúng sẽ biết dùng lý trí thay vì cảm xúc để nhìn nhận vấn đề.

Hãy nhớ rằng, nếu bạn đem tới cho chúng sự bi quan và sầu muộn, thì cuộc đời chúng sẽ phát triển theo hướng tiêu cực bi quan; nếu bạn đem lại cho con cái một môi trường vui vẻ hạnh phúc, cuộc đời chúng nhất định sẽ rực rỡ và tỏa sáng như hoa hướng dương.

6. Gia đình luôn nói chuyện nhẹ nhàng, tử tế

Có người nói: "Giáo dục tốt hay không, cứ nhìn cách cha mẹ nói chuyện là biết".

Đúng vậy, có câu "lời ra sao, người hao hao như vậy", phương thức nói chuyện của cha mẹ, có thể cho thấy thái độ và tính cách của họ.

Cha mẹ ăn to nói lớn, động tý là mắng mỏ người khác, không chỉ ảnh hưởng tới quan hệ vợ chồng mà còn dọa sợ cả đứa trẻ; ngược lại cha mẹ nói năng nhẹ nhàng, tử tế, luôn thuận hòa sẽ giúp con cái được phát triển trong một môi trường hạnh phúc.

Cả nhà sinh sống với nhau, phải biết chừng mực, lịch sự. lời nói ôn hòa, nhẹ nhàng là điều không thể thiếu trong một gia đình. Đối với con cái lại càng cần phải nhẹ nhàng, ấm áp.

Con nhà gia giáo là gì năm 2024

Đừng bao giờ trút giận, to tiếng lên con cái, chỉ khi bạn nhẹ nhàng với con cái, con cái mới mong muốn và sẵn sàng chia sẻ với bạn mọi chuyện giống như một người bạn mà không phải e dè.

Gia đình là nơi để thư giãn và nghỉ ngơi, đừng mang sự bất bình và bất mãn trong xã hội trút lên các thành viên trong gia đình. Khi ở bên gia đình, hãy khiến cả nhà cảm thấy thoải mái khi nói chuyện và chia sẻ một ngày của nhau.

Cha mẹ thay đổi suy nghĩ, làm tấm gương cho con cái, cùng con cái trưởng thành trong hạnh phúc, mang tới cho chúng một môi trường gia đình tốt đẹp và tích cực, mới là phương thuốc giáo dục ra những người con ưu tú tốt nhất.

Nghĩa của từ gia giáo là gì?

Giáo dục; phép tắc trong gia đình.

Gia đình là như thế nào?

Theo Từ điển Tiếng Việt: “Gia đình là tập hợp người sống chung thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, thường gồm có vợ chồng, cha mẹ và con cái” (Hoàng Phê, 1997: 381).