Công chúa là ai

Công chúa An Tư được xem là người có công rất lớn trong cuộc chiến đánh bại quân Nguyên Mông nhưng lại không có ghi chép chi tiết về cuộc đời. [Ảnh minh họa: Pinterest_kangalam]

Trong tập III của Bộ tiểu thuyết lịch sử nói trên nhan đề “ Những ca khúc khải hoàn” nói về quân dân Đại Việt dưới sự lãnh đạo của Nhà Trần, đặc biệt tài thao lược chỉ huy của Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo đã 3 lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông hung bao, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền đất nước.

Trong chiến thắng vang dội trước Nguyên Mông có 1 phần công sức không nhỏ của công chúa út An Tư. Ở góc độ này, có thể coi An Tư là một "điệp viên cấp cao" của nhà Trần.

An Tư công chúa [Theo Việt Sử Tiêu án của Ngô Thì Sĩ chép là Thiên Tư công chúa] là con gái út của vua Trần Thái Tông, chưa rõ năm sinh năm mất.

Theo một số tư liệu ghi chép lại, nàng là một "lá ngọc cành vàng" tài mạo song toàn, là một trong hai công chúa nổi tiếng nhất trong lịch sử nhà Trần, cùng với Huyền Trân công chúa.

Không rõ ngành tình báo Việt Nam đánh giá thế nào nhưng khi đọc “Việt Nam diễn nghĩa” Tập III của PGS TS Cao Văn Liên thì có lẽ “tình báo viên đầu tiên” của nước ta là công chúa An Tư thời nhà Trần [thế kỷ thứ 13].

An Tư công chúa, còn gọi là Thiên Tư công chúa, là con gái út của vua Trần Thái Tông 1218-1277, là em gái của vua Trần Thánh Tông.

Công chúa An Tư không chỉ đẹp nổi tiếng Đại Việt mà còn đẹp nổi tiếng cả Trung Nguyên. Trong lần tấn công xâm lược lần thứ 2, Thoát Hoan ra điều kiện với sứ giả nhà Trần là Trần Đương: “Muốn ta tha mạng cho triều đình [nhà Trần], không tàn sát Hoàng gia và bách tính thì đưa công chúa An Tư đến cho ta. Ngày mai ta sẽ chờ ở Long Hưng và đón người đẹp ở đó”[Kỳ 15 Chương II Tập III phát trên vanhoavaphattrien.vn và trong bản in tại trang 140, Chương II, Tập III “Những khúc khải hoàn”].

Có bạn đọc liên lạc với Tòa soạn Vanhoavaphattrien.vn hỏi “ Tại sao Thoát Hoan lại biết được An Tư công chúa là người đẹp nổi tiếng của Đại Việt ?”.

Xin trả lời ngay: Trong kỳ 15 Chương II Tập III của Bộ Tiểu thuyết lịch sử của PGS TS Cao Văn Liên phát trên vanhoavaphattrien.vn và trong bản in trang 140, Chương II, Tập III “Những khúc khải hoàn”  có những chi tiết rất đáng chú ý giải đáp thắc mắc nói trên: Đầu năm Ất Dậu [1285], quân Nguyên đã đánh tới Gia Lâm, vây hãm thành Thăng Long của nhà Trần.... Theo kế sách của Trần Hưng Đạo, vua Trần Nhân Tông đã cử Trần Đương ra Khoái Châu đến gặp Thoát Hoan giả vờ thương lượng để kéo dài thời gian cho quân ta rút lui, đồng thời sẵn sàng hy sinh 4 vạn quân để ngăn chặn, làm giảm tốc độ tiến quân của giặc Nguyên Mông.

Thoát Hoan đồng ý tiếp sứ giả Trần Đương rồi bảo quân sư A Lý Hải Nha [trích nguyên văn]: “  Quân sư đưa bức tranh ra đây. Thoát Hoan cầm tranh và đưa cho Trần Đương. Trần Đương cầm xem thì người trong tranh là công chúa An Tư, con gái của Tiên Hoàng Đế Trần Thái Tông, em của Thái Thượng hoàng Trần Thánh Tông, cô của vua Trần Nhân Tông, em con ông chú của Trần Hưng Đạo. Công chúa An Tư vốn đẹp nổi tiếng trong nước. Thoát Hoan hỏi:

-Ngươi có biết mỹ nhân trong bức tranh này không?

-Dạ, mạt tướng không biết.

Thoát Hoan nghiêm nét mặt hung dữ:

-Ngươi giả vờ, bên Trung Nguyên người ta còn biết công chúa An Tư không chỉ đẹp nổi tiếng Đại Việt mà còn nổi tiếng cả Trung Nguyên. Bức tranh này do vương thân nhà Trần là Trần Di Ái khi đầu hàng đã đưa tặng ta. Ngươi về nói với Trần Nhật Huyên muốn ta tha mạng cho triều đình, không tàn sát hoàng gia và bách tính thì đưa công chúa An Tư đến cho ta. Ngày mai ta sẽ chờ ở Long Hưng và đón người đẹp ở đó, rõ chưa?

Trần Đương rủa thầm: “ Thằng Trần Di Ái đúng là đồ chó chết, đã phản bội tổ quốc còn bán cả anh em họ hàng”, liền trả lời Thoát Hoan:

-Mạt tướng sẽ về nói lại, còn hoàng thượng của ta có đồng ý hay không thì ta không biết.

-Hết ngày mai mà không đem công chúa tới ta sẽ xua 40 vạn quân làm cỏ Trường Yên, rõ chưa?”

Tác giả còn thuật lại việc Trần Nhân Tông và Trần Hưng Đạo có ý ngăn Thái Thượng Hoàng nhưng Trần Thánh Tông đã gọi, gặp Công chúa An Tư, nói: “ Nước nhà nay đang như nghìn cân treo sợi tóc. 40 vạn quân Thoát Hoan đang ở phía Bắc và đã đến Long Hưng. 10 van quân Toa Đô đang đánh đến Bắc Trường Yên. Triều đình, Hoàng gia và 30 vạn quân phải cần một ngày nữa mới rút về được Ái Châu. Phải làm sao giữ Thoát Hoan ở lại Bố Hải Khẩu [Thái Bình] hai ngày nữa. Huynh và Hoàng thượng vừa cho sứ giả vào hành dinh của hắn, hắn sẽ ở lại Bố hải Khẩu chờ đợi và đàm phán. Ý của muội thế nào? Công chúa An Tư dịu dàng đáp: “Muội rất muốn được tham gia cứu dân, cứu nước. Nay vì non sông xã tắc mà vào trại giặc một mình và hy sinh muội cũng không từ… Rồi công chúa An Tư lên kiệu ra đi…” [Các trang 142, 143, 144 Chương II, Tập III “Những khúc khải hoàn”].

Nhờ kế mỹ nhân đó và được Công chúa An Tư cung cấp nhiều tin tức nội bộ từ Thoát Hoan, đã cản được bước tiến  quân của chúng để vua, quân nhà Trần rút lui chiến lược từ căn cứ kháng chiến ở Trường Yên [Ninh Bình] và Thiên Trường [Nam Định] về Ái Châu [Thanh Hoá] an toàn để có thời gian chuẩn bị thêm lực lượng, quân giặc thêm mỏi mệt, sau đó phản công thắng lợi trong cuộc chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông lần thứ hai [1285]. Tấm gương hy sinh vì nước của công chúa An Tư được những người dân Đại Việt muôn đời ca tụng và sử sách lưu truyền.

Nói về công lao của công chúa An Tư, trong Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sĩ có ghi: "Thoát Hoan lên sông Nhĩ Hà, cột liền bè vào làm cầu, cho quân qua sông; quân ta theo hai bên sông lập đồn để cự lại, không được; ngày đã về chiều, quân giặc qua được sông vào kinh thành, vua sai đưa Thiên Tư Công chúa cho chúng, để thư nạn cho nước".

Trong sách Nhà Trần trong văn hóa Việt Nam, mục Phụ nữ thời Trần viết về An Tư công chúa: "Chuyện dã sử cũng kể rằng, khi đến tuổi cài trâm, An Tư cũng đã cùng với hoàng thân Chiêu Thành Vương ước hẹn. Nhưng giặc Nguyên tràn vào nước ta, lúc này thế của chúng quá mạnh, đã tiến công khắp mặt, đã chiếm được cả kinh thành Thăng Long.

Trước tình hình cấp bách diễn ra, đe dọa khắp nơi, vua quan nhà Trần đành phải dành cho An Tư công chúa sứ mệnh trọng đại này, hy vọng hòa hoãn được phần nào thế của giặc, để triều đình kịp thời xoay chuyển tình thế. An Tư đành phải liều thân vì nạn nước. Người yêu là Chiêu Thành Vương cũng đành ngậm ngùi đau khổ".

An Tư công chúa được gả sang trại giặc với tư cách là một vật cống nạp, nhưng một số ghi chép cho rằng cô đã làm nhiệm vụ mật báo nhiều tin tức quan trọng, là một "điệp viên cao cấp" của nhà Trần.

Hiện có rất ít tư liệu nói cụ thể về hoạt động của An Tư bên kia chiến tuyến, chỉ biết là không lâu sau đó, quân Trần bắt đầu phản công ở hầu khắp các mặt trận khiến cho quân Nguyên đại bại, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng trốn về nước.

Theo tiểu thuyết lịch sử “An Tư” của cố Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng xuất bản năm 1944 thì nhận xét An Tư - số phận một cá nhân nhưng cũng là tiêu biểu cho những hi sinh mất mát của quân dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông. An Tư trong tiểu thuyết nói về một bậc liệt nữ nhưng cũng là bức tranh toàn cảnh về lịch sử đất nước, trong đó có kinh thành Thăng Long, ở vào một thời diểm đầy thách thức nhưng cũng rất đỗi hào hùng của dân tộc.

Tuy nhiên, nàng công chúa An Tư ấy vì đất nước đã chấp nhận gian nan, hy sinh. Sau chiến thắng quân Nguyên, tháng 7/1285, vua trở về kinh thành Thăng Long hân hoan làm lễ tế cáo tại lăng miếu, khen thưởng các công thần, truy phong các tướng lĩnh, nhưng không hề nhắc đến công lao của công chúa An Tư. Không biết nàng còn sống hay đã chết trong đám loạn quân? Hoặc có khi nàng được đưa về phương Bắc hay bị lưu lạc? Cho đến nay đây vẫn là một câu hỏi lớn chưa lời đáp.

Theo Lê Tắc - một thuộc hạ của Trần Kiện theo chủ chạy sang nhà Nguyên, sống lưu vong bên Trung Quốc, có ghi: "Trước, Thái tử [Thoát Hoan] lấy người con gái nhà Trần, sinh được hai con". Tuy nhiên, thông tin này vẫn chưa có cơ sở để khẳng định rõ ràng.

Nhiều ý kiến thống nhất đánh giá: Nhà Trần trở thành triều đại vinh quang nhất trong lịch sử Đại Việt vì đã ba lần chiến thắng quân Nguyên, một đội quân đã từng làm mưa làm gió khắp Á- Âu. Trong chiến công chung đó người ta ghi nhận sự đóng góp hy sinh thầm lặng của những người phụ nữ, trong đó có công chúa An Tư.

VXB

Trường Bình công chúa tên thật là Chu Mỹ Xúc, con gái của Hoàng đế Sùng Trinh, cũng là công chúa cuối cùng của Minh triều. Sử cũ miêu tả nàng "thích thơ văn, có tài thêu thùa". 

Là cô con gái duy nhất sống sót trong cơn cuồng loạn chém giết của Hoàng đế Sùng Trinh, thế nhưng, chỉ hai năm sau khi thoát khỏi lưỡi kiếm tử thần của vua cha, Trường Bình công chúa đã chết trong sự đau thương, uất hận dù cô đang mang thai ở tháng thứ 5…

Một ngày mùa xuân năm Sùng Trinh thứ nhất, trong chốn thâm cung của Tử Cấm Thành vang lên tiếng khóc của trẻ con, phá tan không khí tĩnh lặng chốn cấm cung. Một phi tần trong hậu cung của Hoàng đế Sùng Trinh đã sinh cho ông vua thứ 17 nhà Minh một cô công chúa. 

Vào lúc bấy giờ, Sùng Trinh mới chưa tới 20 tuổi, trong lòng vẫn ăm ắp “hùng tâm tráng chí”, cho rằng bản thân mình có thể thay đổi và cứu vãn được thế cục nhà Minh đang ngày một suy tàn, trở thành một Hoàng đế phục hưng nhà Minh, lưu danh sử sách. Và hành động “phục hưng” đầu tiên của Sùng Trinh chính là hạ lệnh “giảm biên chế” những nhân viên thừa trong bộ máy cai trị của mình. Chính trong thời điểm cô công chúa nhỏ ra đời thì tại trạm dịch Ngân Xuyên, huyên Mễ Chi, Thiểm Tây có một người lính phục vụ trong trạm như bao nhiêu người khác đã bị thải loại theo lệnh cắt giảm biên chế của Sùng Trinh.

Cô công chúa nhỏ ngủ say trong sự bao bọc của những người bảo mẫu có lẽ không bao giờ biết rằng người lính bị “thôi việc” ở cách xa cô hàng ngàn dặm sau này lại trở thành người thay đổi toàn bộ cuộc đời cô. Người lính đó chính là Lý Tự Thành - thủ lĩnh nghĩa quân nông dân, người đã lật đổ sự thống trị của triều đại nhà Minh. Còn cô công chúa nhỏ đó tên là Trường Bình - cô công chúa duy nhất thoát khỏi lưỡi kiếm tàn nhẫn của vua cha.

Cho tới nay, người ta vẫn chưa thể biết được chính xác ai là mẹ ruột của Trường Bình công chúa. Trong truyền thuyết, công chúa Trường Bình chính là do Châu Hoàng hậu - vợ cả của Sùng Trinh - sinh ra. Tuy nhiên, theo sử sách ghi chép thì Châu Hoàng hậu chỉ sinh một người con gái và đã qua đời từ rất sớm, được đặt thụy hiệu là Khôn Nghĩa công chúa. Hơn nữa, căn cứ theo thời gian mà Trường Bình công chúa ra đời thì Châu Hoàng hậu đang mang thai thái tử. Vì vậy, có thể chắc chắn rằng, Châu Hoàng hậu không phải là mẹ đẻ của công chúa Trường Bình. Trên thực tế, người sinh Trường Bình là Thuận Phi. Tuy nhiên, sau khi sinh Trường Bình không được bao lâu thì Thuận Phi qua đời, Trường Bình công chúa được đưa về ở cùng với Châu Hoàng hậu để nuôi dưỡng. Chính vì vậy, sử sách và các truyền thuyết đều nói rằng Trường Bình là con gái của Châu Hoàng hậu.

Người ta thường nói Hoàng đế Sùng Trinh là một người kém may mắn. Mẹ của Sùng Trinh họ Lưu, vốn người ở Hải Châu, nay là Hải Thành, Liêu Ninh, sau đó được tuyển vào cung của Đông cung thái tử, trở thành thiếp của Thái tử Chu Thường Lạc tức Minh Quang Tông sau này. Không lâu sau khi vào cung, Lưu thị sinh ra Chu Do Kiệm, tức Sùng Trinh Hoàng đế.

Chu Thường Lạc tính tình quái dị, lại hay cáu giận, điên khùng. Vào năm Chu Do Kiệm lên 5 tuổi, Chu Thường Lạc lại bộc phát căn bệnh tâm thần của mình. Trong lần phát bệnh này, Chu Thường Lạc không phân phải trái trắng đen, cũng chẳng cần biết lý do, lôi Lưu thị ra đánh một trận cho tới khi chết. Sau khi Lưu thị chết, Chu Thường Lạc cảm thấy rất ân hận. Tuy nhiên, cũng chẳng phải vì Chu Thường Lạc yêu thương Lưu thị hay xót con nhỏ không có người chăm bẵm mà vì sợ cha mình là Hoàng đế Vạn Lịch biết chuyện, nhân cơ hội phế truất ngôi thái tử của mình. Vì thế, Chu Thường Lạc đe dọa các thái giám hầu cận của mình, căn dặn chúng không được tiết lộ chuyện này ra bên ngoài, rồi nói dối rằng Lưu thị bị bệnh mà chết, dùng nghi lễ qua loa chôn cất Lưu thị.

Chu Do Kiệm lớn lên trong tình cảnh thiếu thốn sự chăm sóc của mẹ. Khi Chu Thường Lạc lên ngôi, tức Minh Quang Tông, Chu Do Kiệm được phong làm Tín Vương. Mẹ của Chu Do Kiệm, Lưu thị cũng được phong làm Hiền Phi. Mặc dù đã trở thành thân vương, song do mẹ mình chết không rõ nguyên do nên Chu Do Kiệm cũng không dám công khai đi tế lễ, chỉ dám âm thầm dò hỏi các thái giám về vị trí đặt mộ của mẹ mình rồi lấy tiền đưa cho bọn người hầu để chúng thay mình tới tế lễ tại mộ mẹ. Năm Chu Do Kiệm 17 tuổi, anh trai là Hy Tông Chu Do Hiệu chết sớm mà không có con trai đã đem ngôi báu truyền cho Chu Do Kiệm, tức Sùng Trinh Hoàng đế.

Tới lúc này, Chu Do Kiệm mới dám công khai đường đường chính chính tới thắp hương tại mộ mẹ mình. Khi lên ngôi, Chu Do Kiệm phong cho mẹ mình làm Hiếu Thuần Thái hậu đồng thời chuyển mộ mẹ từ nơi xa xôi hẻo lánh ở Tây Sơn tới đặt cạnh lăng mộ của Quang Tông Chu Thường Lạc.

Người ta nói rằng, vì là người chứng kiến những ngày tháng bất hạnh của mẹ mình trong hậu cung của vua cha nên trong hậu cung của Sùng Trinh rất ít phi tần. Sùng Trinh tuy lên ngôi khi còn rất nhỏ tuổi nhưng rất coi trọng gia đình, quan hệ giữa ông ta và những người vợ của mình cũng rất thân thiết, hòa thuận.

 

Tới năm Sùng Trinh thứ 16, công chúa Trường Bình vừa tròn 16 tuổi, độ tuổi xuất gia theo chồng. Sùng Trinh rất yêu thương cô con gái của mình, nên dù công việc triều đình rất bận rộn, vẫn bỏ rất nhiều thời gian suy nghĩ và tìm kiếm phò mã cho Trường Bình. Người được chọn chính là Châu Thế Hiển. Năm đó đáng ra là năm hạnh phúc nhất của Trường Bình công chúa, thế nhưng không may mắn cho cô công chúa này, nhà Minh đã tới lúc suy kiệt, cùng đường. Khi đám cưới của công chúa Trường Bình chưa kịp tổ chức thì cũng trong năm đó, người lính bị sa thải năm nào là Lý Tự Thành và Trương Hiến Trung nổi dậy. Hai cánh quân của Lý và Trương thế như vũ bão, đánh chiếm hết tòa thành này tới tòa thành khác, hết vùng đất này tới vùng đất khác.

Những người trong Tử Cấm Thành chỉ còn biết hàng ngày nghe ngóng tin chiến trận rồi sợ hãi, lo lắng rồi một ngày “bọn giặc cỏ” sẽ kéo vào kinh thành. Cũng chính vì thế, chẳng còn ai có tâm trạng đâu để nghĩ tới đám cưới của công chúa Trường Bình và Châu Thế Hiển. Hôn lễ cứ như vậy bị hoãn lại hết lần này tới lần khác. Cho tới tận khi Lý Tự Thành dẫn quân đánh vào Tử Cấm Thành, hôn lễ giữa hai người vẫn chưa được tổ chức.

Cũng giống với công chúa Trường Bình, do chuyện giặc giã nổi lên mà hôn nhân liên tục bị trì hoãn, đó chính là em trai của Trường Bình, thái tử Chu Từ Lãng. So với Trường Bình, Từ Lãng kém một tuổi, là con trai cả của Châu Hoàng hậu, sinh vào tháng 2 năm Sùng Trinh thứ 2. Khi Từ Lãng 14 tuổi, Sùng Trinh đã muốn chọn thái tử phi cho con trai của mình. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh quốc gia khốn đốn vì “giặc giã” nên tới tận khi nước mất nhà tan, Sùng Trinh vẫn chưa chọn được vợ cho con trai mình. Ngày 4 tháng Giêng năm Sùng Trinh thứ 7, khí thế của nghĩa quân Lý Tự Thành ngày một lớn, Sùng Trinh đã ngửa cổ lên trời mà than rằng: “Nước mất thì vua chết”.

Ít lâu sau đó, Sùng Trinh nhận được tin Lý Tự Thành tự xưng là Hoàng đế, lấy hiệu là Đại Thuận, ý rằng mình là kẻ thuận theo thiên mệnh, diệt bỏ nhà Minh. Cùng vào thời điểm đó, Sùng Trinh cũng được thái giám báo rằng Hiếu lăng của Thái tổ Chu Nguyên Chương đặt tại Nam Kinh có điềm không lành: Cứ tới lúc nửa đêm, người ta lại nghe thấy tiếng khóc thê lương phát ra từ trong lăng mộ, những người trông giữ lăng đều vì thế mà sợ hãi, không dám tới gần lăng.

Tháng Giêng năm đó, Phượng Dương xảy ra động đất. Cùng trong tháng đó, Nam Kinh cũng có động đất. Bắc Kinh - kinh đô nhà Minh - xuất hiện hiện tượng “sao nhập nguyệt”. Cả nơi quê gốc cho tới nơi phát tích của nhà Minh đều xuất hiện những điềm báo xấu khiến Sùng Trinh cảm thấy tuyệt vọng vô cùng.

Lúc bấy giờ, ngân khố triều đình đã cạn kiệt, không còn cách nào khác, Sùng Trinh cho tập hợp các quan, đề nghị họ hiến tiền để sử dụng làm chi phí cho quân đội. Tuy nhiên, kết quả của lần “kêu gọi quyên góp” đó khiến Sùng Trinh càng thêm thất vọng. Tất cả những ông quan phát tài nhờ triều Minh nay nhất loạt kêu khổ. Ngay cả người thân thiết bên họ ngoại là Điền Hoằng Ngộ khi Sùng Trinh nhiều lần thỉnh cầu cũng chỉ bỏ ra một vạng lạng bạc. Có thể nói, lúc bấy giờ, triều thần nhà Minh cũng không còn tin tưởng vào sự tồn tại của triều đại này nữa.

Tới ngày 16/3/1644, quân của Lý Tự Thành tấn công tấm bình phong cuối cùng của Bắc Kinh là Xương Bình. Chỉ hai ngày sau đó, ngày 18/3, thành Bắc Kinh bị phá. Lúc bấy giờ, Sùng Trinh cho gọi ba người con trai của mình tới trước mặt, bắt chúng thay quần áo cũ rồi sai thái giám đưa ra khỏi hoàng cung chạy trốn. Ba anh em họ Chu ra khỏi hoàng cung, việc đầu tiên nghĩ tới chính là chạy tới nhà ông ngoại của mình.

Ông ngoại của thái tử và Định Vương là Châu Khuê còn ông ngoại của Vĩnh Vương chính là Điền Hoằng Ngộ. Tuy nhiên, lúc bấy giờ, cánh cổng nhà họ chu và họ Điền đều đóng im ỉm, từ chối trở thành nơi tị nạn cho những đứa cháu ngoại của mình. Những hoàng tử còn quá trẻ, chưa bao giờ biết cuộc sống bên ngoài ra sao, giờ bị những người họ ngoại của mình từ chối, chẳng còn biết chạy đi đâu. Kết quả, vài ngày sau đó, ngày 20/3, thì bị nghĩa quân của Lý Tự Thành bắt sống.

Thái tử Từ Lãng được Lý Tự Thành phong làm Tống Vương. Tuy nhiên, chỉ hai tháng sau đó, khi nhà Thanh dẫn quân tấn công Trung Nguyên, Lý Tự Thành dẫn quân chạy về phía Tây, trong chiến tranh hỗn loạn, không ai rõ số phận của những hoàng tử cuối cùng của triều Minh ra sao.

Ba vị hoàng tử không biết sống chết ra sao này sau đó thực sự trở thành một cơn ác mộng đối với nhà Thanh. Rất nhiều người chống lại nhà Thanh đều dùng danh nghĩa “Thái tử Đại Minh” để tập hợp dân chúng. Thậm chí có người còn giả làm thái tử hòng trục lợi. Tuy nhiên, họ sống chết ra sao thì chẳng ai biết.

Dẫu sao, các hoàng tử của Sùng Trinh cũng có cơ hội trốn ra bên ngoài, tránh được cái chết thảm khốc chứ không giống như những cô công chúa chân yếu tay mềm, không có khả năng “trả thù nước, báo thù nhà” bị Sùng Trinh lưu lại trong hậu cung. Trường Bình công chúa biết rằng sau khi ba người em của cô chạy trốn thì kết cục đang đợi cô ở phía trước. Quả thực, sau khi ra lệnh cho thái giám đưa ba hoàng tử ra khỏi hoàng cung, Sùng Trinh ra chiếu chỉ cuối cùng của mình, bắt buộc tất cả các hậu phi đều phải tự sát.

Đêm hôm đó, Châu Hoàng hậu treo cổ tự sát, rất nhiều phi tần khác cũng tự sát theo. Nhiều phi tần không chịu tự sát cũng bị các thị vệ giết chết. Sau khi nhận được thông tin tự sát của các phi tần, Sùng Trinh tới Thọ Ninh cung - nơi ở của công chúa Trường Bình.

Khi đó, Trường Bình mới chỉ 16 tuổi, vẫn còn đang đợi gặp mặt vị phò mã Chu Thế Hiển của mình. Các em trai của mình có thể trốn ra khỏi cung nên Trường Bình cho rằng mình cũng có thể như vậy. Vì thế, khi Sùng Trinh tới nơi, Trường Bình công chúa kéo áo vua cha, xin hãy cho mình một con đường sống, cô không muốn chết như vậy.

Sùng Trinh lắc đầu nói: “Con à, vì sao con lại sinh ra trong nhà của ta?”. Câu nói vừa dứt thì Sùng Trinh vung kiếm chém xuống đầu Trường Bình. Do bản năng sinh tồn, Trường Bình đã cố gắng tránh khỏi thanh kiếm sắc lẹm của Sùng Trinh. Tuy nhiên, đường kiếm đi quá nhanh và mạnh, cánh tay trái của công chúa Trường Bình bị đứt lìa. Sau tiếng thét đau đớn, công chúa Trường Bình ngã xuống đất trong vũng máu lênh láng, không còn cảm thấy gì nữa.

Bấy giờ, Sùng Trinh tiến lên muốn chặt đầu con gái, nhưng vừa bước đi, tay lại run rẩy kịch liệt, sau cùng không nỡ xuống tay mà bỏ đi. Đây chính là màn bi kịch vong quốc nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Hoa.

Sau khi bị đứt lìa cánh tay và ngất xỉu, cả Hoàng đế Sùng Trinh và nô tỳ đều nghĩ Trường Bình sẽ vong mạng vì mất máu quá nhiều. Ngự y Giám Hà Tân cùng cung nữ thân cận không muốn thi thể nữ chủ nhân phải chịu nhục, liền đưa Trường Bình đang hôn mê bất tỉnh tới phủ của Chu Khuê - cha của Chu Hoàng hậu, cũng là ông ngoại công chúa.

Chu gia đưa nàng an vị tại một gian buồng trống, chỉ chờ Trường Bình trút hơi thở là đem đi chôn cất. May mắn thay, số mệnh của nàng công chúa bất hạnh ấy vẫn chưa tận. Năm ngày sau đó, Trường Bình công chúa tỉnh dậy sau cơn nguy kịch.

Sau khi nhà Thanh tiến vào Trung Nguyên, tập đoàn chính trị này đã thi hành sách lược vô cùng tinh vi. Họ công khai treo giải thưởng tìm kiếm hậu duệ của Sùng Trinh Hoàng đế. Kỳ thực, triều đình nhà Thanh một mặt muốn tìm kiếm và trừ khử các hoàng tử, hoàng thân của Sùng Trinh, mặt khác lại đãi ngộ những nữ nhân trong gia quyến của tiên đế để lấy lòng người Hán. Cũng bởi lý do này, Trường Bình công chúa nhận được khá nhiều sự "ưu đãi". Không chỉ được chu cấp nhiều tiền bạc, Thanh triều còn hạ lệnh cho Chu gia phải "chăm sóc công chúa chu đáo".

Ngay cả khi nhận được sự đãi ngộ như vậy, nhưng Trường Bình vẫn không có được một ngày vui vẻ. Chứng kiến vương triều bại vong, thân lại tàn phế, nàng từ lâu đã không còn hứng thú với cuộc sống. Khi ấy, niềm hy vọng duy nhất của nàng công chúa vong quốc là mong ba huynh đệ của mình có thể chạy trốn xuống phía Nam, gây dựng lực lượng chờ ngày khôi phục Đại Minh. Chỉ đáng tiếc, vào năm Thuận Trị thứ 2, Thái tử Chu Từ Lãng [con trai Sùng Trinh] không xuống phía Nam mà chạy theo đám loạn quân trốn về kinh thành, còn phải ăn xin dọc đường, xuất hiện trong cảnh áo quần tả tơi trước cửa Chu phủ. Chu Khuê lúc đầu đãi ngộ Thái tử rất tốt, nhưng vì e sợ Thanh triều mà lén lút báo cáo lên Thuận Trị.

Thuận Trị vốn muốn trừ khử Chu Từ Lãng để tránh hậu họa, nhưng lại không tiện ra tay vì sợ mất lòng Hán tộc. Sau cùng, vị Hoàng đế này nghĩ ra kế sách ép Chu Khuê và Trường Bình công chúa nói đây là Thái tử giả mạo nhằm dễ dàng trừ khử. Trường Bình đương nhiên không nghe, nhưng lại bị Chu Khuê tra tấn, chỉ còn cách xuôi theo. Cứ như vậy, Chu Từ Lãng bị Chu phủ "gán mác" giả mạo, Thuận Trị đế nhanh chóng xử tử hậu duệ của Sùng Trinh Hoàng đế, cũng chặt đứt hy vọng phục quốc của Minh triều. Sự kiện này giáng một đòn trí mạng vào cô công chúa mới 16 tuổi, khiến cho Trường Bình vô cùng tuyệt vọng, một mực xin Thuận Trị được xuất gia tu hành.

Không chỉ vậy, triều đình của Thuận Trị đế còn cao tay sắp xếp một màn kịch che mắt thiên hạ bằng cách nối lại mối lương duyên tiền triều cho Trường Bình công chúa và Châu Thế Hiển - vị phò mã được Sùng Trinh lựa chọn trước đây. Nhận được chỉ dụ này, Trường Bình chẳng thể vui mừng mà chỉ cảm thấy thân phận mình quá đỗi bé nhỏ, khóc ròng suốt mấy ngày trời. Hôn lễ tổ chức càng long trọng, cõi lòng của nàng công chúa trẻ tuổi càng thêm tan nát. 

Vài tháng sau hôn lễ, Thanh triều đánh tan triều Nam Minh. Chứng kiến hy vọng cuối cùng của Minh triều sụp đổ, Trường Bình công chúa một lần nữa phải chịu cú đả kích trí mạng.

Hy vọng cuối cùng níu kéo nàng với nhân thế đã tắt, Trường Bình công chúa đang mang thai vì quá đau lòng mà lâm bệnh nặng. Ngày 8 tháng 10 năm Thuận Trị thứ ba, nàng công chúa đoản mệnh ấy qua đời ở tuổi 18, mang theo cả người con chưa kịp chào đời đã phải buông tay trần thế.

Lịch sử Trung Hoa quả thật có rất nhiều điều hấp dẫn gây sự thích thú và tò mò khám phá của rất nhiều khách du lịch nước ngoài. Du khách hãy tham gia tour du lịch Trung Quốc cùng Viet Viet Tourism để có cơ hội tìm hiểu nhiều hơn về vùng đất xinh đẹp này nhé!

Video liên quan

Chủ Đề