Công nhân trực tiếp sản xuất là gì

Chi phí nhân công trực tiếp [tiếng Anh: Direct Labor Costs] là những khoản chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các dịch vụ, lao vụ của doanh nghiệp.

Hình minh họa [Nguồn: Medium]

Chi phí nhân công trực tiếp [Direct Labor Costs]

Khái niệm

Chi phí nhân công trực tiếp trong tiếng Anh gọi là Direct Labor Costs.

Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các dịch vụ, lao vụ của doanh nghiệp, bao gồm: Tiền lương và các khoản trích theo lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất.

Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh liên quan trực tiếp đến đối tượng nào cũng sẽ được tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó, nếu phát sinh liên quan tới nhiều đối tượng thì kế toán sẽ lựa chọn phương pháp phân bổ gián tiếp cho các tượng có liên quan.

Tiêu thức thường được lựa chọn để phân bổ sẽ là định mức tiền lương chính của công nhân sản xuất, giờ công định mức, số lượng sản phẩm sản xuất ra...

Tài khoản sử dụng để tập hợp chi phí này là tài khoản "Chi phí nhân công trực tiếp" [TK 622] trong hệ thống tài khoản hiện hành có kết cấu như sau:

Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kì.

Bên Có:

+ Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành sản phẩm.

+ Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường.

Tài khoản này cũng không có số dư cuối kì và được mở chi tiết cho từng đối tượng có liên quan.

Trình tự kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các bước chủ yếu như sau:

- Căn cứ bảng phân bổ tiền lương trong kì, kế toán ghi sổ theo định khoản.

Nợ TK Chi phí nhân công trực tiếp [TK 622]

Có TK Phải trả người lao động [TK 334].

- Trường hợp doanh nghiệp có thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, kế toán ghi nhận chi phí lương nghỉ phép trích trước:

Nợ TK Chi phí nhân công trực tiếp [TK 622]

Có TK Chi phí phải trả [TK 335]

- Căn cứ bảng phân bổ tiền lương để trích các khoản theo lương như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp.

Kế toán ghi:

Nợ TK Chi phí nhân công trực tiếp [TK 622].

Có TK Phải trả phải nộp khác [TK 338]

- Cuối kì, tính toán kết chuyển [hoặc phân bố] chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí để tính giá thành sản phẩm đối với số chi phí hợp lí, đối với phần chi phí vượt mức bình thường kết chuyển sang giá vốn hàng bán, kế toán ghi:

Theo khoản 30 Điều 3 Luật Đất đai 2013 thì hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là hộ gia đình, cá nhân đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp; nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp và có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp trên đất đó.

2. Khi nào cần xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp?

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định việc xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp trong các trường hợp sau:

- Giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định về giao đất không thu tiền sử dụng đất;

- Đăng ký nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa của hộ gia đình, cá nhân;

- Công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân;

- Thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân mà cần xác định đối tượng được bồi thường, hỗ trợ.

3. Căn cứ xác định cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp

Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định các căn cứ xác định cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp:

- Đang sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; do nhận chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; đang sử dụng đất nông nghiệp mà chưa được Nhà nước công nhận;

- Không thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên; đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội;

- Có nguồn thu nhập thường xuyên từ sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất đang sử dụng như sau:

+ Đang sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất;

+ Do nhận chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất;

+ Đang sử dụng đất nông nghiệp mà chưa được Nhà nước công nhận;

Kể cả trường hợp không có thu nhập thường xuyên vì lý do thiên tai, thảm họa môi trường, hỏa hoạn, dịch bệnh;

- Trường hợp giao đất nông nghiệp cho cá nhân không thu tiền sử dụng đất, đăng ký nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa của cá nhân thì chỉ căn cứ quy định như sau:

+ Không thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên;

+ Đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội.

4. Căn cứ xác định hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp

Theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định các căn cứ xác định hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp:

- Đang sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; do nhận chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; đang sử dụng đất nông nghiệp mà chưa được Nhà nước công nhận;

- Có ít nhất một thành viên của hộ gia đình không thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên; đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội;

- Có nguồn thu nhập thường xuyên từ sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất đang sử dụng như sau:

+ Đang sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất;

+ Do nhận chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất;

+ Đang sử dụng đất nông nghiệp mà chưa được Nhà nước công nhận;

Kể cả trường hợp không có thu nhập thường xuyên vì lý do thiên tai, thảm họa môi trường, hỏa hoạn, dịch bệnh;

- Trường hợp giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình không thu tiền sử dụng đất, đăng ký nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa của hộ gia đình thì chỉ căn cứ quy định như sau:

+ Có ít nhất một thành viên của hộ gia đình không thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên;

+ Đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội.

\>>> Xem thêm: Xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được thực hiện trong các trường hợp nào? Có những căn cứ nào để xác định cá nhân, hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp?

Đất trồng lúa có được chuyển nhượng không? Cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng đất trồng lúa bị xử phạt như thế nào?

Quốc Đạt

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất là gì?

Chi phí nhân công trực tiếp: Là chi phí liên quan trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và có thể xác định được một cách cụ thể cho từng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cụ thể. Ví dụ: chi phí tiền lương, chi phí phụ cấp, chi phí bảo hiểm,…

Cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là gì?

Theo quy định tại khoản 30 Điều 3 Luật đất đai 2013 thì: Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là hộ gia đình, cá nhân đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp; nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp và có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp trên đất đó.

Chi phí nhân công trực tiếp hạch toán vào đầu?

Tài khoản 622 dùng để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các ngành công nghiệp, xây lắp, nông, lâm, ngư nghiệp, dịch vụ [giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch, khách sạn, tư vấn, …].

Chi phí trực tiếp là những chi phí gì?

Chi phí trực tiếp [Direct costs] là các khoản chi phí có thể được liên kết một cách rõ ràng và trực tiếp với sản phẩm, dịch vụ hoặc hoạt động cụ thể của doanh nghiệp. Đây là những chi phí mà có thể được theo dõi và ghi nhận một cách chính xác và dễ dàng cho từng đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể.

Chủ Đề