Công thức tính khối lượng be tông

Bê tông là một trong những vật liệu quan trọng của ngành xây dựng. Từ nhà ở, ống cống, cầu đường hay hệ thống hạ tầng kỹ thuật… đều có sự góp mặt của bê tông. Nhờ đó mà công trình trở nên vững chắc, kết cấu kiên cố hơn. Vậy bạn đã biết cách tính khối lượng bê tông chuẩn chưa? Sau khi đọc bài viết dưới đây, chắc chắn bạn sẽ nắm công thức tính trong lòng bàn tay.

1. Vai trò của việc tính khối lượng bê tông

Không phải ngẫu nhiên mà tất cả các kiến trúc sư, chủ đầu tư dự án lại quan tâm đến khối lượng bê tông như vậy. Bởi lẽ, nếu tính toán chính xác, nó sẽ đem lại nhiều lợi ích. Chẳng hạn như:

  • Đo bóc khối lượng bê tông để phục vụ công tác lập dự toán. Đây cũng được xem như vai trò quan trọng nhất của việc đo khối lượng bê tông.
  • Kiểm tra sự sai khác của khối lượng bê tông giữa thi công thực tế và thiết kế được duyệt? Khối lượng thừa thiếu cụ thể là bao nhiêu? Từ đó, tránh được thất thoát cho công trình, tiết kiệm chi phí.
  • Giúp chủ đầu tư cân đối được khối lượng xi măng và các nguyên vật liệu khác để đảm bảo chất lượng công trình.
  • Giúp công tác quản lý, điều hành công trình được hiệu quả.

2. Cách tính khối lượng bê tông chuẩn, chính xác nhất

Bê tông được sử dụng cho nhiều vị trí, hạng mục khác nhau của công trình như cọc, móng băng, đài móng, sàn, cột… Do đó mà cách tính khối lượng bê tông cũng không giống nhau.

2.1. Cách tính khối lượng cọc vuông bê tông cốt thép

Cọc vuông bê tông cốt thép thường được sử dụng làm nền móng cho các công trình dân dụng, cầu đường, tường bờ kè… Giả sử, công trình sử dụng 60 cọc vuông, tiết diện là 0,3mx0,3m. Chiều dài cọc là 12m, được chia thành 2 đoạn, đoạn 1 [Đ1] dài 4m và 2 đoạn 2 [Đ2] dài 4m

Như vậy, tổng số cấu kiện Đ1 là 60, Đ2 là 120. Khối lượng bê tông được xác định như sau:

V bê tông 60 cọc = V bê tông Đ1 [60 đoạn] + V bê tông Đ2 [120 đoạn]

Trong đó:

  • V bê tông Đ1 = 60 x 4 x 0,3 x 0,3 + 60 x 1/3 x 0,3 x 0,3 x 0,4 = 22,32m3
  • V bê tông Đ2 = 120 x 4 x 0,3 x 0,3 = 43,2m3
  • Tổng V bê tông 60 cọc = 22,32 + 43,2 = 65,52m3

Lưu ý: [60x1/3x0,3x0,3x0,4] là phần thể tích chóp tam giác trên đỉnh Đ1.

2.2. Cách tính khối lượng bê tông móng băng

Giả sử móng băng có thiết kế và thông số như hình vẽ. Ta sẽ tính toán được

V lớp lót = [3,68 + 2,36] x 2 x 0,69 x 0,12 = 1,000224m3

V bê tông = [3,44 + 2,54] x 2 x [0,56 x 0,22 +0,33 x 0,14 + 0,45 x 0,21] = 3,1562m3

2.3. Cách tính khối lượng bê tông đài móng

Giả sử đài móng có thiết kế và thông số như hình. Số lượng cấu kiện là 4. Khối lượng bê tông cần dùng như sau:

  • Diện tích mặt bằng móng đài = 1 x 0,7 + [1 + 0,44] x 0,6/2 = 1,132m2
  • Tổng khối lượng cho 4 đài = 4 x [[1 x 0,7+ [1 + 0,44] x 0,6/2]] x 0,7 = 3,1696m3

2.4. Tính khối lượng bê tông sàn

Thông thường, khi tính toàn khối lượng bê tông trong các công trình, người ta thường bóc tách theo từng sàn của các tầng khác nhau. Ngay cả sàn mái và tầng áp mái cũng phải bóc tách. Dựa trên những kết quả đó sẽ có cách tính khối lượng bê tông sàn cần dùng dựa trên tắc: Lấy tổng diện tích sàn nhân chiều cao sàn tương ứng.

Theo kinh nghiệm của những người đã làm nhiều năm trong nghề, muốn bóc nhanh khối lượng thì chúng ta không nên trừ đi dao dầm. Khi nào bóc dầm thì để chiều cao dầm trừ chiều dày sàn sau. Ví dụ, khối lượng bê tông cho sàn dày 14cm là:

  • Thể tích bê tông sàn: V= D x R x H [Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao]
  • Trục A - C: 5 x 14,5 x 0,14 = 10,15m3
  • Trục C - D: 2 x 8,25 x 0,14 = 2,31m3
  • Vỉa sàn: [[14,5 + 2 x 0,4] x 2 + 5 + 2 + 6,8] x 0,4 x 0,14 = 2,4864m3
  • Trừ đi sàn cầu thang: –3,2 x 2,7 x 0,14 = –1,2096 m3
  • Trừ đi giao cột [14 cột]: –14 x 0,22 x 0,22 x 0,14 = –0,094864 m3

Tổng thể tích bê tông sử dụng: V bê tông sàn = 13.641936

2.5. Tính khối lượng bê tông cột

Công thức tính khối lượng bê tông nhiều cột:

V bê tông = Số lượng x Diện tích 1 cột x Chiều cao

Ví dụ như: Một căn nhà mặt tiền có 12 cột bê tông. Trong đó, cột C1 có số lượng là 2, chiều cao là 11m; cột C2 có số lượng là 4, chiều cao là 12m; cột C3 có số lượng là 8, chiều cao là 13m. Tiết diện mỗi cột là 0,2m x 0,2m. Như vậy:

  • V bê tông C1 = 2 x 11 x 0,2 x 0,2 = 0,88m3
  • V bê tông C2 = 4 x 12 x 0,2 x 0,2 = 1,92m3
  • V bê tông C2 = 8 x 13 x 0,2 x 0,2 = 4,16m3

Tổng V bê tông 12 cột = 6,96 m3

2.6. Tính khối lượng bê tông đổ đường

Cách tính khối lượng bê tông đổ đường

V bê tông = Chiều dài x Chiều rộng x Độ dày

Ví dụ: Đoạn đường được thiết kế với chiều dài 200m, bề ngang 4m, độ dày dự kiến 0,2m. Khối lượng bê tông cần sử dụng như sau:

V bê tông = 200 × 4 × 0,2 = 160m3

3. Những điểm cần chú ý khi tính khối lượng bê tông

3.1. Không trừ thể tích thép hay dây buộc chiếm chỗ

Nhiều người khi bóc khối lượng bê tông và hoàn thành dự toán, chủ đầu tư bắt phải trừ đi thể tích cốt thép chiếm chỗ. Nhưng theo quy định tại Định mức 1776/BXD-VP và Quyết định 788/2010/BXD của Bộ Xây dựng thì khối lượng bê tông không được phép trừ cốt thép, dây buộc, bản mã và các chi tiết tương tự.

Dĩ nhiên, nếu không trừ đi thì khối lượng bê tông dùng thực tế sẽ ít hơn trên giấy tờ. Điều này sẽ gây ra lỗ hổng trong quá trình xuất hóa đơn, chứng từ và làm ảnh hưởng đến hồ sơ thanh toán. Vì vậy, bạn cần chú ý tìm cách hợp thức hóa chứng từ trước khi quyết định thanh toán.

3.2. Trừ đi thể tích lỗ hổng, khe co giãn có thể tích lớn hơn 0,1m3 trên kết cấu bề mặt

Cũng theo quy định tại Mục 3.3, phần II, Quyết định 788/2010/BXD, khối lượng khi tính toán phải trừ đi thể tích lỗ hổng, khe co giãn có thể tích lớn hơn 0,1m3 trên kết cấu bề mặt. Nhưng không có quy định cho những lỗ, khe có thể tích nhỏ hơn 0,1m3. Hiểu một cách đơn giản, bạn bắt buộc phải trừ khi thể tích lớn hơn 0,1m3. Trường hợp còn lại sẽ phụ thuộc vào yêu cầu của chủ đầu tư.

3.3. Không chia chiều cao công trình khi bóc tách

Trước kia, người ta thường chia công trình theo các định mức 50m để tiến hành bóc tách. Điều này là không đúng. Bởi lẽ Quyết định số 1091 và Quyết định 788 nêu rõ, chiều cao công trình ở mức nào thì bóc các mã hiệu ứng tương ứng chiều cao đó.

Ví dụ: Tòa nhà cao 18 tầng có chiều cao 65m thì toàn bộ công trình sẽ áp mã hiệu công việc với chiều cao >50m.

3.4. Phần giao nhau giữa các cấu kiện tính như thế nào và tính vào đâu?

Thể tích giao nhau giữa các cấu kiện chỉ được tính một và duy nhất một lần. Phần bê tông được tính vào cấu kiện nào thì không có quy định rõ ràng. Cho nên, vấn đề bóc vào đâu đó là quyền của người bóc. Song, phần lớn mọi người sẽ chọn  nơi nào thuận tiện, dễ tính và nhanh chóng hoàn thành.

Ví dụ: Bê tông cột giao với bê tông dầm thì khi bóc tách, nếu đã trừ thể tích ở bê tông cột giao thì không trừ ở bê tông cột dầm và ngược lại. Tuy nhiên, người bóc lại thấy đơn giá và cách tính của bê tông cột có lợi nên họ sẽ lựa chọn trừ ở đây.

3.5. Cách hạn chế bê tông nứt, vỡ

Tình trạng bê tông nứt, vỡ là điều khó tránh khỏi. Nó không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn làm giảm chất lượng của công trình. Để hạn chế điều này, chủ đầu tư phải khắt khe ngay từ khâu chọn nguyên vật liệu, đặc biệt là chọn bê tông cốt thép chất lượng cao, tuổi thọ lâu dài.

Với những nội dung trên đây, chắc hẳn bạn đọc đã biết cách tính khối lượng bê tông chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Đừng quên truy cập vào bất động sản ODT mỗi ngày để có thêm nhiều kiến thức về thiết kế, xây dựng khác.

Bê tông là nguyên liệu quan trọng trong thi công xây dựng nhà ở, công trình. Với độ bền chắc cao cùng những ưu điểm vượt trội, đây là nguyên liệu không thể thiếu của mỗi nhà thầu.

Vậy cách tính khối lượng bê tông như thế nào để cân đối khối lượng vật tư? Trong bài viết này, My House sẽ gửi đến bạn cách tính 1 mét khối bê tông chi tiết và cụ thể nhất.

À mình có để file mẫu tính toán dành cho công trình dưới bài viết, bạn có thể tải về sử dụng nếu cần thiết. Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Bê tông [gốc từ béton trong tiếng Pháp] là một loại đá nhân tạo, được hình thành bởi việc trộn các thành phần: Cốt liệu thô, cốt liệu mịn, chất kết dính,… theo một tỷ lệ nhất định [được gọi là cấp phối bê tông].

Mục đích tính khối lượng bê tông tươi để:

  • Giúp cho người thực hiện thành thạo được cách đo bóc khối lượng bê tông từ đó phục vụ tốt cho công tác lập dự toán Điện nước cho các công trình.
  • Kiểm tra chính xác khối lượng bê tông có sai phạm trong quá trình thực hiện với thiết kế hay không? Khối lượng thừa hay thiếu như thế nào?
  • Bóc khối lượng bê tông để phục vụ cho kế hoạch mà bạn đã sự trù vật tư cũng như tính toán cân đối được vật liệu nhằm phục vụ cho quá trình thi công. Điều này cũng đảm bảo công tác quản lý và điều hành thi công công trình hiệu quả, tiết kiệm và chính xác nhất.
  • Tính toán được lượng bê tông tươi cần thiết để đặt mua từ các trạm sản xuất bê tông thương mại.
  • Khi tính khối lượng bê tông chúng ta cần phải để ý tính toán chuẩn xác khối lượng bê tông cho từng hạng mục khác nhau, vị trí khác nhau như bê tông sàn, bê tông đài móng,…

Đảm bảo khối lượng bê tông cần sử dụng bằng khối lượng bê tông mà bạn dự trù nhằm tiết kiệm chi phí cho chủ nhà.

Việc áp dụng cách tính khối lượng bê tông sẽ giúp cho việc xây dựng trở nên dễ dàng, thuận tiện nhanh chóng và báo giá điện nước tiết kiệm hơn nhiều.

Cách tính khối lượng bê tông

File excel bao gồm các trang tính như:

  • Bảng tính khối lượng phần ngầm
  • Bảng tính khối lượng cột
  • Bảng tính khối lượng bê tông, cốp pha dầm
  • Bảng tính khối lượng bê tông, cốp pha sàn
  • Bảng tính khối tường xây
  • Bảng tính khối lượng lanh tô,thang
  • …………….Bảng tính khối lượng phần ngầm

Tải toàn bộ file dưới đây:

TẢI FILE MIỄN PHÍ

Tính mét khối bê tông là cách được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Vậy công thức tính mét khối bê tông chính xác là như thế nào?

Công thức tính m3 bê tông chính là công thức tính thể tích cho bê tông. Trong một căn nhà Thi công lắp đặt cửa cuốn, công thức tính cơ bản của các khối như sau:

Công thức tính là: VBT = chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao x Số lượng cấu kiện.

Công thức tính là: Vbt = Chiều cao x Diện tích mặt bằng cấu kiện

Trong trường hợp cấu kiện không có hình dạng cụ thể thì lúc này ta sẽ chia nhỏ chúng thành những hình đơn giản, cụ thể để tính toán diện tích chuẩn xác sau đó tổng hợp lại sẽ ra khối lượng bê tông cần dùng.

Ví dụ: Cấu kiện Bê tông có kích thước như sau: Cao: 1,5m; mặt bằng đáy gồm  hình Chữ nhật và Hình thang ghép thành, trong đó:

Hình chữ nhật: Cạnh ngắn 1,2m, Dài 2m;   Hình thang. Đáy lớn 2m, đáy nhỏ 1,4 m; chiều cao 0,8m; công thức thi công mái tôn tính khối lượng bê tông được tính như sau:

Vbt = [[1,2*2+[2+1,4]*0,8/2]]*1,5= 5,64 m3

Cách tính khối lượng bê tông móng

[Đơn vị trong hình vẽ: mm]

Vbt lót: [3,64+2,34]*2*0,65*0,1 = 0,7774 m3

  • Công thức tính khối lượng bê tông móng.

Vbt: [3,44*2+2,54*2]*[0.45*0.21+0.33*0.14+0.56*0.22] = 3,1562 m3

Xem thêm:

[Tiêu chuẩn] 1 khối bê tông nặng bao nhiêu kg? Trọng lượng chuẩn 2022

Trong ngành xây dựng móng đơn là loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực.

Cách tính khối lượng bê tông móng đơn được tính theo công thức khuân mẫu, với các tỷ lệ có tính toán và được chia một cách cụ thể:

  • Với cấu kiện bê tông dạng lập phương
Với cấu kiện bê tông dạng lập phương

Vbt = Số lượng cấu kiện x Chiều dài x Chiều rộng x Độ cao

  • Với cấu kiện phức tạp khác

Vbt = Diện tích mặt bằng cấu kiện x Chiều cao

Tính khối lượng bê tông cho 05 đài móng Đ3 như hình vẽ:

[Kích thước trong bản vẽ mm]

Cách tính khối lượng bê tông đài móng
  • Diện tích mặt bằng móng đài Đ3: S = 1*0,7+[1+0,43]*0,6/2 = 1,129 m2
    • Tổng khối lượng Bê tông 05 đài Đ3:

Vbt = 5*[[1*0,7+[1+0,43]*0,6/2]]*0,7 = 3,9515 m3

Xem thêm:

  • Định mức cấp phối bê tông PC40 PC30 100 150 250 300 mới 2022

Cách tính 1 khối bê tông trải đều được bao nhiêu m2:

C1 tính thể tích khối đổ: Vbt = DxRxH [m3]

Trong đó: Vbt: thể tích bê tông

D: chiều dài [chiều dài của hạng mục cần đổ như đường, sân, sàn bê tông]

R: Chiều rộng của khối đổ

H chiều cao hoặc chiều dày của hạng mục [0.2 – 0.3 m cho đường, 0,08 – 0,14 cho sà nhà dân dụng…]

Vd: 1 đoạn đường dài 100 m, rộng 3,5m, dày 20cm = 0,2m

Vbt = DxRxh = 100×3,5×0,2= 70m3 [70 khối]

C2 chia ngược lại cho chiều dày

70/0.2=350 m2 [đúng bằng diện tích bề mặt 100×3,5=350 mét vuông].

Khi bóc khối lượng Bê tông sàn trong công trình dân dụng ta lần lượt bóc theo từng sàn của các tầng, kể cả sàn mái và áp mái [nếu có] sau đó tổng hợp lại.

Nguyên tắc là: Tính được tổng Diện tích sàn nhân với Chiều dày sàn tương ứng.

Theo kinh nghiệm khi bóc bê tông sàn, để bóc nhanh được khối lượng chúng ta không trừ đi dao dầm cửa kính cường lực, khi nào bóc dầm thì chiều cao dầm sẽ trừ đi chiều dày sàn sau.

Ví dụ: Tính khối lượng Bê tông cho một sàn điển hình như hình vẽ; sàn dày 12 cm:

Cách tính khối lượng bê tông sàn

[Kích thước trong bản vẽ mm]

Công thức tính khối lượng bê tông sàn: Thể tích bê tông sàn V= Dài * Rộng * Cao

  • Trục A-C: 4,88*13,78*0,12 = 8,0696 m3
  • Trục C-D: 1,9*8,25*0,12 = 1,881 m3
  • Vỉa sàn: [[13,78+2*0,41]*2+4,88+1,9+6,78]*0,41*0,12 = 2,1038 m3
  • Trừ ô sàn cầu thang: -3,19*2,7*0,12 = – 1,0335 mm3
  • Trừ Giao cột [12 cột]: – 12*0,22*0,22*0,12 = -0,0697 m3

Tổng cộng: Vbt sàn = 10,9512 m3

Xem thêm: Đổ sàn bê tông dày bao nhiêu? Yêu cầu & Công thức tính tiêu chuẩn 

Theo kinh nghiệm, thống nhất khi tính khối lượng bê tông dầm sẽ tính chiều cao cột liên tục [không trừ đi dao dầm], khi tính Bê tông dầm sẽ trừ giao cột sau.

Tính như vậy nhà thầu sẽ lợi tiền hơn vì bê tông cột đắt tiền hơn bê tông dầm.

Ví dụ: Một công trình biệt thự có 12 cột tiết diện 220×220 mm; Chia làm 3 loại cột C1, C2 và C2A với số lượng như hình vẽ:

Cách tính khối lượng bê tông cột

[Kích thước trong bản vẽ mm]

Công thức tính khối lượng bê tông cột: V= Số lượng * Chiều cao * Tiết diện cột

Cột C1: 4*12,267*0,22*0,22 = 2,3749 m3

Cột C2: 8*13,244*0,22*0,22 = 5,1281 m3

Cột C3: 2*11,2*0,22*0,22 = 1,0842 m3

Tổng cộng [12 cột]: Vbt cột = 8,5872  m3

Đây là cách tính thường được sử dụng trong các công trình dân dụng khi móng phải xử lý nền đất.

Ví dụ: Công trình phải sử dụng 62 cọc vuông bê tông cốt thép có tiết diện 200 x 200 mm. Trong đó: Mỗi cọc dài 12m chia làm 03 đoạn gồm 01 đoạn Đ1 dài 4m và 02 đoạn Đ2 dài 4m.

Cách tính khối lượng bê tông cọc vuông bê tông cốt thép

[Đơn vị trong hình vẽ: mm]

Như vậy tổng sẽ có 62 cấu kiện Đ1 và 124 cấu kiện Đ2 như hình trên.

– Cách tính như sau:  Vbt 62 cọc = Vbt Đ1 [62CK] + Vbt Đ2 [124CK]

+ Vbt Đ1 = 62*4*0,2*0,2+62*1/3*0,2*0,2*0,4= 10,2507 m3

+ Vbt Đ2 = 124*4*0,2*0,2 = 19,84 m3

Tổng Vbt 62 cọc = 10,2507+19,84 = 30,0907 m3

Lưu ý: [62*1/3*0,2*0,2*0,4] là cách tính khối lượng bê tông 62 mũi cọc gắn với đoạn cọc Đ1 và được tính theo thể tích hình chóp.

Thực ra chính xác phải là hình chóp cụt nhưng phần Bê tông chênh lệch là rất nhỏ nên khi bóc khối lượng để lập dự toán người ta thường tính hình chóp cho đơn giản.

Bê tông là vật liệu phổ biến nhất trong xây dựng, nhưng phải làm chuyên nghiệp có tính toán mới sử dụng đúng các tỷ lệ đồng thời giúp khối bê tông bền hơn.

Tuy nhiên nhiều công trình xảy ra hiện tượng bê tông nứt gãy. Đây là hiện tượng xảy ra có thể do quá trình ninh kết bê tông bị thiếu nước khi thực hiện thủy hóa và đóng rắn gây ra rạn bề mặt.

Hoặc bê tông còn bị nứt do co giãn theo nhiệt độ, nứt do có ngoại lực tác động hoặc thay đổi thể tích do phản ứng hóa học,… Hay do bê tông sản xuất kém chất lượng.

Để ngăn ngừa hiện tượng bê tông có vết nứt cần giám sát chặt từ khâu chọn nguyên liệu xây thô, cốt thép, bê tông, máy bơm. Thép phải chuẩn thiết kế và quá trình nghiệm thu lắp ghép.

Đảm bảo chất lượng bê tông yêu cầu phải có sự giám sát từ chủ đầu tư, hoặc bạn có thể lựa chọn sản phẩm bê tông tươi từ các công ty, nhà máy với quy trình và chất lượng đảm bảo.

Trên đây là những cách tính khối lượng bê tông chính xác và phổ biến nhất My House tổng hợp để bạn đọc tham khảo!

Hy vọng những thông tin bài viết cung cấp sẽ giúp bạn tính được khối lượng bê tông chính xác và cụ thể phục vụ cho nhu cầu của mình!

 0965048286

Cập nhật lần cuối vào 05/05/2021 by

Video liên quan

Chủ Đề