Công thức tính lũy tiến từng phần trong Excel

Thuế thu nhập cá nhân

Bảng công thức tính thuế TNCN trên Excel năm 2019

Kế toán Việt Hưng chia sẻ bảng công thức tính thuế TNCN Excel – giúp các bạn kế toán viên dễ dàng hơn trong việc tính thuế TNCN từ tiền lương tháng của người lao động. Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế khó kháphức tạp nên hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé

Bảng công thức tính thuế TNCN trên Excel

1. Căn cứ Thông tư111/2013/TT-BTC vềđối tượng nộp thuế TNCN

Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.

Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.

1. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

a] Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một [01] ngày. Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu [hoặc giấy thông hành] của cá nhân khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú.

Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo hướng dẫn tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.

b] Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:

b.1] Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú:

b.1.1] Đối với công dân Việt Nam: nơi ở thường xuyên là nơi cá nhân sinh sống thường xuyên, ổn định không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú.

b.1.2] Đối với người nước ngoài: nơi ở thường xuyên là nơi ở thường trú ghi trong Thẻ thường trú hoặc nơi ở tạm trú khi đăng ký cấp Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp.

b.2] Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế, cụ thể như sau:

b.2.1] Cá nhân chưa hoặc không có nơi ở thường xuyên theo hướng dẫn tại điểm b.1, khoản 1, Điều này nhưng có tổng số ngày thuê nhà để ở theo các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế cũng được xác định là cá nhân cư trú, kể cả trường hợp thuê nhà ở nhiều nơi.

b.2.2] Nhà thuê để ở bao gồm cả trường hợp ở khách sạn, ở nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, ở nơi làm việc, ở trụ sở cơ quan,… không phân biệt cá nhân tự thuê hay người sử dụng lao động thuê cho người lao động.

Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định tại khoản này nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là cá nhân cư trú của nước nào thì cá nhân đó là cá nhân cư trú tại Việt Nam.

Việc chứng minh là đối tượng cư trú của nước khác được căn cứ vào Giấy chứng nhận cư trú. Trường hợp cá nhân thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam không có quy định cấp Giấy chứng nhận cư trú thì cá nhân cung cấp bản chụp Hộ chiếu để chứng minh thời gian cư trú.

2. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện nêu tại khoản 1, Điều này.

3. Người nộp thuế trong một số trường hợp cụ thể được xác định như sau:

a] Đối với cá nhân có thu nhập từ kinh doanh.

a.1] Trường hợp chỉ có một người đứng tên trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì người nộp thuế là cá nhân đứng tên trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

a.2] Trường hợp nhiều người cùng đứng tên trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh [nhóm cá nhân kinh doanh], cùng tham gia kinh doanh thì người nộp thuế là từng thành viên có tên trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

a.3] Trường hợp trong một hộ gia đình có nhiều người cùng tham gia kinh doanh nhưng chỉ có một người đứng tên trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì người nộp thuế là cá nhân đứng tên trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

a.4] Trường hợp cá nhân, hộ gia đình thực tế có kinh doanh nhưng không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh [hoặc Chứng chỉ, Giấy phép hành nghề] thì người nộp thuế là cá nhân đang thực hiện hoạt động kinh doanh.

a.5] Đối với hoạt động cho thuê nhà, quyền sử dụng đất, mặt nước, tài sản khác không có đăng ký kinh doanh, người nộp thuế là cá nhân sở hữu nhà, quyền sử dụng đất, mặt nước, tài sản khác. Trường hợp nhiều cá nhân cùng sở hữu nhà, quyền sử dụng đất, mặt nước, tài sản khác thì người nộp thuế là từng cá nhân có quyền sở hữu, quyền sử dụng.

b] Đối với cá nhân có thu nhập chịu thuế khác.

b.1] Trường hợp chuyển nhượng bất động sản là đồng sở hữu, người nộp thuế là từng cá nhân đồng sở hữu bất động sản.

b.2] Trường hợp ủy quyền quản lý bất động sản mà cá nhân được ủy quyền có quyền chuyển nhượng bất động sản hoặc có các quyền như đối với cá nhân sở hữu bất động sản theo quy định của pháp luật thì người nộp thuế là cá nhân ủy quyền bất động sản.

b.3] Trường hợp chuyển nhượng, chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng được bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Chuyển giao công nghệ mà đối tượng chuyển giao, chuyển quyền là đồng sở hữu, đồng tác giả của nhiều cá nhân [nhiều tác giả] thì người nộp thuế là từng cá nhân có quyền sở hữu, quyền tác giả và hưởng thu nhập từ việc chuyển giao, chuyển quyền nêu trên.

b.4] Trường hợp cá nhân nhượng quyền thương mại theo quy định của Luật Thương mại mà đối tượng nhượng quyền thương mại là nhiều cá nhân tham gia nhượng quyền thì người nộp thuế là từng cá nhân được hưởng thu nhập từ nhượng quyền thương mại.

4. Người nộp thuế theo hướng dẫn tại các khoản 1 và 2, Điều này bao gồm:

a] Cá nhân có quốc tịch Việt Nam kể cả cá nhân được cử đi công tác, lao động, học tập ở nước ngoài có thu nhập chịu thuế.

b] Cá nhân là người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng có thu nhập chịu thuế, bao gồm: người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam nhưng có thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.

2. Công thức tính thuế TNCN trên Excel

a. Cách 1 – Tính theo biểu thuế luỹ tiến từng phần [Cá nhân cư trú ký hợpđồng laođộng [HĐLĐ] có thời hạn từ 3 tháng trở lên]

[1] Theo Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC dựa vàoquy định tạiĐiều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân;khoản 4, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân;Điều 12 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, việc giảm trừ gia cảnh được thực hiện như sau:

b.1] Đối với người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng, 108 triệu đồng/năm.

b.2] Đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.

Giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện;

Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

Do vậy căn cứ thông tin trên, nếu thu nhập của A dưới 9 triệu đồng, thu thập tính thuế của A sẽ có kết quả âm. Trong trường hợp đó, A không phải đóng thuế.

Ví dụ: Thu nhập của A là 15 triệu đồng, và A không có bảo hiểm xã hội, thì phần thu nhập tính thuế sẽ là 6 triệu đồng [15,000,000 – 9,000,000], chứ không phải là toàn bộ 15 triệu đồng.

[2] Các khoản thu nhập không chịu thuế

Khi đã tính được khoản thu nhập tính thuế, ta sẽ nhân kết quả này với thuế suất TNCN để biết mình phải nộp bao nhiêu thuế TNCN. Theo Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi, bổ sung, thuế TNCN đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công được áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần gồm 7 bậc với mức thuế suất từ 5->35% đối với từng mức thu nhập tính thuế/tháng, rõ ràng như sau:

Bậc thuế Phần thu nhập tính thuế/năm [triệuđồng] Phần thu nhập tính thuế/tháng [triệuđồng] Thuế suất [%]
1 Đến 60 Đến 5 5
2 Trên 60 -> 120 Trên 5 -> 10 10
3 Trên 120 -> 216 Trên 10 -> 18 15
4 Trên 216 -> 384 Trên 18 -> 32 20
5 Trên 384 -> 624 Trên 32 -> 52 25
6 Trên 624 -> 960 Trên 52 -> 80 30
7 Trên 960 Trên 80 35

BẢNG TÍNH:

VÍ DỤ 1: Bà Nhâm khi có mức thu nhập 20 triệu đồng mỗi tháng và bà không tham gia chế độ bảo hiểm tại công tyvì bà đã mua bảo hiểm từ một công ty bảo hiểm khác.Hãytính thuế TNCN của bà Nhâm.

VÍ DỤ 2: Ông Linh khicó mức thu nhập 30 triệu đồng mỗi tháng và ông phải tham gia bảo hiểm bắt buộc 6 triệu đồng mỗi tháng. Hãytính thuế TNCN củaông Linh.

VÍ DỤ 3: Bà Nga có mức thu nhập 40 triệuđồng mỗi tháng, trongđóđã bao gồm tiềnăn trưa 730.000 nghìnđồng mỗitháng theo HĐLĐ ký kết với doanh nghiệp bàđang làm việc – nhưng có một đối tượngphụ thuộc. Và bà phải tham gia bảo hiểm bắt buộc mỗi thángđóng 6 triệuđồng. Hãy tính thuế TNCN của bà Nga.

[Giảm trừ đối với người nộp thuế: 9 triệu đồng/tháng [108 triệu đồng/năm]; Giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc: 3,6 triệu đồng/tháng [43,2 triệu đồng/năm]; Các khoản bảo hiểm bắt buộc là các khoản không chịu thuế]

b. Cách 2 – Thuế suất 10% [Cá nhân ký HĐLĐ có thời hạn dưới 3 tháng hoặc không ký HĐL

Đối vớicá nhân ký HĐLĐ có thời hạndưới 3 thánghoặc không ký HĐLĐ có tổng mức trả thu nhập từ 2.000.000 đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x 10%

c. Cách 3 – Thuế suất 20% [Cá nhân không cư trú thường là người nước ngoài]

Đối với các cá nhân không cư trú thường là người nước ngoài, công thức như sau:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x 20%

3. Kỳ tính thuế

3.1 Kỳ tính thuế đối với cá nhân cư trú

– Theo từng lần chuyển nhượng hoặc theo năm đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.

– Theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn, trừ thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ trúng thưởng; thu nhập từ bản quyền; thu nhập từ nhượng quyền thương mại; thu nhập từ thừa kế; thu nhập từ quà tặng;

– Theo năm áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh; thu nhập từ tiền lương, tiền công;

  • TH trong năm dương lịch, cá nhân có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên thì kỳ tính thuế được tính theo năm dương lịch.
  • TH trong năm dương lịch, cá nhân có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày nhưng tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là từ 183 ngày trở lên thì kỳ tính thuế đầu tiên được xác định là 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Từ năm thứ hai, kỳ tính thuế căn cứ theo năm dương lịch.

3.2 Kỳ tính thuế đối với cá nhân không cư trú

Đối với cá nhân không cư trú được tính theo từng lần phát sinh thu nhập.

TH cá nhân kinh doanh không cư trú có địa điểm kinh doanh cố định như cửa hàng, quầy hàng thì kỳ tính thuế áp dụng như đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh.

Trên đây là những chia sẻ của Kế Toán Việt Hưng hy vọng sẽ giúp ích phần nào đó cho các bạn trong quá trình làm việc kế toán của mình – Mọi thắc mắc cần giải đáp xin liên hệ: 098.868.0223 – 091.292.9959 – 098.292.9939 để được tư vấn miễn phí – chuyên sâu TẤT TẦN TẬT mọi vấn đề.

Video liên quan

Chủ Đề