Container 50 feet chở được bao nhiêu tấn

Container chính là phương thức vận tải hàng hóa quốc tế đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay, nó sẽ được thiết kế luôn tuân thủ theo một kích thước nhất định. Để có thể đáp ứng được mọi nhu cầu vận chuyển, vậy kích thước container tiêu chuẩn của các container hiện nay sẽ là bao nhiêu? hay chiều cao container bao nhiêu? Cùng Top Moving bật mí ngay trong bài viết sau đây nhé!

1. Tiêu chuẩn chung của Container

Nội dung bài viết

Theo định nghĩa của hiệp hội vận tải quốc tế thì container là một hệ thống vận chuyển hàng hóa đa phương thức chúng được sử dụng các container theo tiêu chuẩn ISO để có thể sắp xếp trên các còn tàu vận tải container, toa xe lửa, hay xe tải chuyên dụng… Theo tiêu chuẩn “ISO 18185:2006” với các loại container hàng hóa sẽ có những đặc tính sau:

  • Có tính bền vững và đủ độ chắc chắn rất phù hợp cho việc sử dụng lại nhiều lần
  • Chúng được lắp đặt thiết bị cho phép xếp dỡ hàng hóa thuận tiện hơn, đặc biệt khi chuyển từ phương thức vận tải này sang các phương thức vận tải khác
  • Được thiết kế đặc biệt có thể chở hàng bằng nhiều phương thức vận tải khác nhau như [tàu, xe lửa, xe tải chuyên dụng] mà sẽ không cần phải dỡ ra và đóng lại dọc đường
  • Được thiết kế thuận tiện, dễ dàng cho việc đóng hàng hóa vào và rút hàng ra khỏi container

2. Tìm hiểu chung về kích thước container

2.1. Đơn vị đo lường feet và inch

Nếu bạn muốn đọc được thông số về kích thước của từng loại container chi tiết, trước tiên bạn cần phải nắm được đơn vị đo thông dụng của chúng. Qua đó, khi đề cập kích thước cont, trên thế giới hiện nay thường sử dụng 2 đơn vị phổ biến là feet và inch. Tại Việt Nam, dù mét chính là đơn vị tính chuẩn, nhưng cần phải tuân thủ theo quy tắc quốc tế khi khai báo kích thước của những thùng container trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa.

kích thước của xe container chở hàng

2.2 Một số khái niệm cơ bản

  • Kích thước container bên ngoài [thường sẽ được gọi kích thước phủ bì]: là kích thước được đo ở phía ngoài của container
  • Dung tích: sẽ được tính theo đơn vị mét khối và feet khối, dùng để tính thể tích toàn bộ không gian có thể chứa hàng của mỗi container
  • Kích thước bên trong [thường gọi là kích thước lọt lòng]: đây là kích thước được đo phía trong của container [không cần phải tính độ dày của vỏ]. Đây là phần kích thước đáng quan tâm nhất, bởi bạn phải chắc chắn rằng hàng hóa của mình cho vừa vào container [và không được vượt quá kích thước lọt lòng]
  • Tổng tải trọng: bao gồm khối lượng của hàng hóa và khối lượng của container
  • Tải trọng ròng: Thể hiện được sức chở của container. Đây là tổng khối lượng của hàng hóa
  • Đơn vị TEU [viết tắt Twenty-foot Equivalent Units] nghĩa là “đơn vị tương đương 20 foot”. TEU dùng để chỉ 1 container 20 feet có kích thước tiêu chuẩn dài 20 feet, và rộng 8 feet và có chiều cao 8.5 feet. 1 container dạng này có thể tích khoảng 39 m³.

Ví dụ: 1 container 40 feet sẽ là 2 TEU, 2 container 40 feet sẽ là 4 TEU. Ngoài ra, đối với Container loại 40 feet, người ta còn sẽ gọi là 1 FEU [ Forty- foot equivalent units]

2.3 Vậy 1 feet là bao nhiêu mét, 1 inch là bao nhiêu mét?

Feet [ký hiệu ft hay gọi là foot, hoặc dấu phẩy đơn ‘] là một đơn vị đo lường phổ biến trên thế giới hiện nay, điển hình là khu vực Anh Mỹ. Qua đó, 1 feet khoảng 30.48 cm. Để dễ nhớ rõ, bạn có thể liên tưởng đến feet tiếng Việt là bàn chân để dễ dàng hình dung, và 1 feet sẽ có độ dài khoảng 1 bàn chân lớn của những người nước ngoài.

Inch cũng là một đơn vị đo lường khá phổ biến trên quốc tế, viết tắt là in, hoặc ký hiệu là phẩy kép. Bạn thường sẽ nghe đến tivi 30 in, 40 in,… Vậy 1 inch dài khoảng bao nhiêu cm? Chính xác 1 inch chính là 2.54 cm, tầm cỡ một đốt tay người lớn. Lưu ý là 1 feet = 12 inch nhé.

>> Xem thêm: Top 10 công ty logistics lớn nhất ở TPHCM

3. Các loại kích thước container 10, 20 40, 45, 50 feet

3.1 Kích thước container 10 feet

Container 10 feet sẽ có kích thước nhỏ gọn nhất trong các dòng container khác. Nhưng loại container này lại được sử dụng ít phổ biến hơn vì lượng hàng chứa sẽ không được nhiều. Chỉ phù hợp dùng để chở hàng có kích thước và trọng lượng nhỏ hoặc vừa.

Thay vào đó, container 10 feet lại được ưa chuộng sử dụng nhiều trong các lĩnh vực về thiết kế xây dựng. Chúng thường sẽ dùng để làm kho hàng mini, xây dựng văn phòng, nhà vệ sinh, nhà ở nhỏ,…

container 10 feet

3.2 Kích thước container 20 feet

Với Container 20 feet hiện nay sẽ có khá nhiều dòng. Trong đó phổ biến nhất đó là loại container 20 feet thường khô [1 TEU]. Ngoài ra sẽ còn có các loại container lạnh [RF], container lạnh cao [HR], container cao [HC], Container hở [OT], và container flatrack,…

3.2.1 Kích thước container 20 feet thường, khô

Đây là loại cơ bản nhất, đại diện cho đơn vị tính TEU. Loại này thường sẽ được sử dụng dùng đế đóng những loại hàng hoá khô, có tính chất nặng, yêu cầu ít về diện tích mặt thể tích. Ví dụ như gạo, bột, thép, xi măng…

Bạn nên nhớ được các kích thước về chiều dài, rộng, cao của loại container 20 feet thường. Vì đây là đơn vị cơ bản nhất [TEU] để có thể suy ra các kích thước của những loại khác.

cont 20 feet hàng khô

3.2.2 Kích thước container 20 feet cao [HC]

Kích thước container loại 20 feet [HC – High Cube] chỉ phổ biến nhiều ở khu vực Châu Âu. Tại Việt Nam hầu như không xuất hiện loại 20 ft HC. Đặc điểm của loại cont này đó chính là có độ cao lớn hơn loại thường để chở thêm được nhiều loại hàng hóa hơn.

Tuy nhiên bạn cũng nên tìm hiểu sơ qua các thông số kích thước của chúng:

cont 20 feet cao

3.2.3 Kích Thước Container 20 feet Lạnh – RF

Container 20 feet Lạnh – [RF – Reefer] sẽ được gắn thiết bị làm lạnh chuyên dụng riêng biệt. Nhiệt độ sẽ không cố định và có thể dao động từ -18 đến 18 độ tùy vào yêu cầu nhiệt độ của từng mặt hàng. Kích thước container 20 feet lạnh thường dùng để chở các mặt hàng đặc thù đòi hỏi phải cí nhiệt độ thấp như hàng: hải sản, nông sản, thức ăn tươi sống, thịt đông lạnh. Loại cont này ngày càng trở nên được sử dụng thông dụng bởi nhu cầu tiêu thụ thức ăn tươi sống ngày càng tăng của con người.

Để giữ lạnh tốt, loại cont 20 feet lạnh thường sẽ phải cần thêm có lớp đệm dày ở bên trong. Do đó mà kích thước lọt lòng của container 20 feet lạnh thường sẽ nhỏ hơn loại thùng container khô.

cont 20 feet lạnh

3.2.4 Kích Thước Container 20 feet Flat Rack

Container 20 feet Flat Rack được thiết kế có kích thước chuẩn của loại cont 20 thường. Tuy nhiên điểm khác biệt của container này đó là không có mái và vách. Qua đó mà chúng có thể chở được nhiều hàng hóa quá khổ, máy móc nặng, cồng kềnh mà sẽ không bị giới hạn bởi không gian.

Tại Việt Nam thì loại cont này cũng sẽ không được sử dụng phổ biến bởi giá thành khá cao. Dưới đây là các thông số cơ bản bạn tham khảo:

cont 20 feet flat rack

3.2.5 Kích thước container 20 feet hở [open top – OT]

Container OT có khả năng chứa được các kiện hàng quá khổ, quá tải, hàng có kích thước cồng kềnh. Bởi vì chúng không có nóc, nên bạn có thể tháo bạt che ra để có thể nới được chiều cao của cont. Với những kiện hàng bắt buộc này sẽ phải dùng xe cẩu bốc dở, di chuyển hàng theo phương đứng, thì container OT 20 feet là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn vì nó vô cùng phù hợp.

Dưới đây là kích thước thùng container 20 feet OT:

container 20 feet hở

3.3 Kích thước container 40 feet

Tương tự như container 20 feet, container 40 feet cũng có rất nhiều loại để tương thích với mỗi nhu cầu chuyên chở hàng hóa của khách hàng.

3.3.1 Kích Thước Container 40 feet Cao – HC

Container 40 feet cao [HC] đang rất được ưa chuộng tại Việt Nam bởi kích thước lớn đóng được nhiều loại hàng hóa khác nhau. Ngoài ra, dù có chiều cao lớn hơn nhưng phí THC và giá cước tàu của HC lại chỉ tương đương với loại 40 feet thường, nên việc sử dụng loại cont này sẽ có lợi hơn nhiều cho người thuê.

3.3.2 Kích Thước Container 40 feet khô

Container 40 feet là loại tiêu chuẩn từ cont 20. Chúng có kích thước bên ngoài gấp đôi cont 20. Nếu như cont 20 là 1 TEU thì loại 40′ sẽ được tính là 2 TEU. Loại cont này thường sẽ được sử dụng cho các loại hàng hoá yêu cầu nhiều về thể tích nhưng khối lượng nhẹ.

Khi sử dụng container 40 feet thì phí cước tàu thường sẽ là gấp đôi cont 20, nhưng phí THC không gấp đôi so với loại 20 feet. Phí THC còn sẽ tuỳ mỗi hãng tàu quy định, nhưng cont 40 có phí THC cao hơn giao động từ 30-40% so với cont 20. Như vậy nếu hàng sử dụng được cont 40 thì bạn nên dùng loại này vì chúng có thể chở được hàng nhiều hơn và phí rẻ hơn.

3.3.3 Kích Thước Container 40 feet Lạnh [RF]

Container 40 Lạnh [RF] có kích thước ngoài sẽ bằng với loại thường. Tuy nhiên vì cần phải lắp đặt thêm tấm cách nhiệt và hệ thống máy lạnh mà kích thước lọt lòng của chúng thường sẽ nhỏ hơn, vì vậy kéo theo thể tích chứa hàng cũng sẽ ít hơn loại container 40 ft thường.

Nhiệt độ thấp nhất đạt được của cont 40 RF là giao động khoảng từ -18 độ C, chuyên chở các mặt hàng tươi sống, hàng đông lạnh, thủy hải sản,…

3.3.4 Kích Thước Container 40 feet Flat Rack

Đặc thù của kích thước container 40 feet Flat Rack sẽ không có mái che và vách ngăn, đặc biệt chúng rất thích hợp để chở các mặt hàng siêu trường siêu trọng, mặt hàng cồng kềnh nặng. Kích thước để lọt lòng cont 40 feet Flat Rack sẽ nhỏ hơn so với các loại thường một chút bởi chúng được thiết kế dầm chữ l để tăng khả năng chịu tải lớn.

3.3.5 Kích Thước Container 40 Cao Lạnh [HC – RF]

Container 40 Cao Lạnh [HC – RF] đang không được sử dụng phổ biến tại nước ta vì nhu cầu không có nhiều. Thường khách hàng tại Việt Nam chỉ ưa chuộng loại cont lạnh là nhiều. Điểm nổi bật của loại cont này là cao hơn loại thường nên chúng sẽ chứa được nhiều hàng hơn.

3.3.6 Kích Thước Container 40 feet hở [Open Top – OT]

Container 40 feet hở OT sẽ được phủ thêm bạt trên nóc. Thiết kế có thể tháo dỡ phần nóc ra riêng để có thể chở được lượng hàng nhiều hơn, hoặc dùng để xe cẩu dễ dàng bốc xếp hàng lên xuống cont.

Thông số của Container 40 ft OT như sau:

>> Xem thêm: Top 10 công ty vận tải xe container chở hàng uy tín ở Việt Nam

3.4 Kích Thước Container 45 feet

Cont 45 feet sẽ tương đương khoảng 2.25 TEU. Cũng như các loại thùng cont cao lạnh khác. Loại này cũng sẽ không thông dụng tại thị trường Việt Nam. Trên thực tế cont 40 ft và 45 ft nhìn sơ qua cũng không quá chênh lệch nhiều lắm về hình dạng và kích cỡ nên hơi khó nhận biết. Thông thường, loại thùng container 45 feet này sẽ được ghi chú số bên thành cont.

3.5 Kích Thước Container 50 feet

Trên thị trường hiện nay cũng có loại Container 50 feet kích thước khá lớn. Tuy nhiên loại này cũng giống 45 feet và sẽ không được sử dụng phổ biến tại nước ta. Tại Việt Nam hầu như sẽ không thấy xuất hiện chúng. Kích thước container 50 feet thông thường như sau:

  • Kích thước container 50 feet lọt lòng: Dài x Rộng x Cao lần lượt vào khoảng 15.040 m x 2.348 m x 2.690 m
  • Kích thước phủ bì: Dài x Rộng x Cao lần lượt là  15.240 m x 2.438 x 2.896 m

3.6 Kích Thước Container Bồn [Tank]

Container Bồn dùng để chở các chất lỏng như hóa chất, nước giải khát, rượu,… Nhắc đến container bồn thì thường sẽ nhắc tới các đơn vị tính thể tích thay vì kích thước dài x rộng x cao. Thể tích thông dụng của container bồn sẽ thường dao động vào khoảng 24.000 lít, 25.000 lít, 26.000 lít, 21.000 lít,…

Thông thường, các container bồn này sẽ được thiết kế sao cho chúng có thể đưa vào các khung dễ dàng hơn [tương tự như dạng flat rack], chuẩn hóa về kích thước cont 40 feet hay 20 feet theo tiêu chuẩn.

4. Một số lưu ý cần biết về kích thước của container

  • Các thông số container trên đây chỉ mang tính chất tham khảo tương đối. Bởi vì sẽ còn phải phụ thuộc vào các đơn vị sản xuất, quy tắc làm tròn mà kích thước của container cũng sẽ có thể xảy ra chút chênh lệch, vài mm hoặc vài cm
  • Một điều khá thú vị là container 40 feet được dùng làm chuẩn độ dài khi chất xếp hàng hóa. Đảm bảo khi xếp các cont nhỏ hơn vào sẽ có một khe hở ở giữa khoảng là 3 in [khoảng 7.6 mm], để thuận tiện cho quá trình xếp dỡ hàng hàng hóa. Ví dụ, độ dài thực tế của cont 20 feet 19 feet 10.5 in, để khi xếp 2 cont cách nhau 3 in sao cho vừa vặn với kích thước chiều dài của cont 40 ft
  • Chiều rộng Container theo tiêu chuẩn của ISO 668:1995 là 2.438m, tức khoảng 8 feet
  • Trước đây, chiều cao của container thường sẽ là 8 feet. Sau này thì kích thước 8 feet 6 in dần dần đã được thay thế và phổ biến hiện nay bởi có thể chất được nhiều hàng hóa hơn. Và gờ đây, khi đề cập đến chiều cao của cont, thì người ta thường sẽ nghĩ ngay đến 8 feet 6 in

Ngoài ra, bạn cũng đừng quá tin vào tải trọng ròng. Bởi dù khả năng chở tối đa của cont sẽ được hiển thị toàn bộ trên bảng thông số như vậy, nhưng trên thực tế bạn sẽ không được chở hàng hóa tới ngưỡng tối đa cho phép đó. Bởi tải trọng được phép chở của container sẽ còn được căn cứ vào nhiều yếu tố, như quy định của hãng tàu, quy định nhà nước,… Tại Việt Nam đang áp dụng TCVN 6273:2003 do Cục Đăng kiểm Việt Nam quy định. Qua đó mà tải trọng sử dụng lớn nhất của container 20 feet chỉ rơi vào khoảng 20,32 tấn. Một số hãng tàu lại có những quy định tải trọng riêng nhằm để đảm bảo lợi nhuận cũng như tính an toàn khi chở hàng hóa, do đó bạn cần phải hỏi kỹ.

Kích thước container chính là số liệu quan trọng để bạn có thể căn cứ vào đó bạn có thể lựa chọn được cho mình phương thức vận chuyển tối ưu. Ngoài ra, nếu như hàng của bạn nhỏ lẻ và trọng tải thấp [chỉ vài trăm ký đến vài tấn] thì bạn cũng có thể tham khảo thêm kích thước thùng xe tải 500kg đến 30 tấn để có thể tiết kiệm chi phí hơn cho doanh nghiệp, công ty của mình.

Chủ Đề