Covid tồn tại bên ngoài bao lâu

11.1. Triệu chứng Covid – 19 qua từng ngàyTriệu chứng nhiễm virus Corona qua từng ngày sẽ khác nhau tùy theo thể trạng và sức đề kháng của mỗi cá thể nhưng các triệu chứng đều biểu hiện rõ từ 2 – 14 ngày.

Ngày 7:    - Sốt cao dưới 38 độ C    - Ho nhiều hơn, đàm nhiều hơn.    - Toàn thân đau nhức.    - Khó thở.    - Tiêu chảy và nôn ói nhiều hơn.

Ngày 8:

   - Sốt khoảng trên dưới 38o.    - Khó thở, hơi thở khò khè, nặng lồng ngực.    - Ho liên tục, đàm nhiều, tắt tiếng.    - Đau khớp xương, đau đầu, đau lưng.

Ngày 9:

Các tình trạng như sốt, ho, khó thở, nặng lồng ngực… trở nên nặng nề hơn.

Ngày 1 đến ngày 3:    - Dấu hiệu giống bệnh cảm thông thường.    - Viêm họng nhẹ, không sốt, không mệt mỏi.    - Ăn uống và hoạt động bình thường.


Ngày 4:

   - Cổ họng bắt đầu đau nhẹ, người lờ đờ.    - Bắt đầu khan tiếng.    - Nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ.    - Đau đầu nhẹ, tiêu chảy nhẹ.    - Bắt đầu chán ăn.

Ngày 5:

   - Đau họng nhiều hơn, khan tiếng nhiều hơn.    - Nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ    - Cơ thể mệt mỏi, đau nhức các khớp xương.

Ngày 6:

   - Triệu chứng của virus Corona 2019 là bắt đầu sốt nhẹ.    - Ho có đàm hoặc ho khan không đàm.    - Đau họng nhiều hơn, đau khi nuốt nước bọt, khi ăn hoặc nói.    - Cơ thể mệt mỏi, buồn nôn.    - Tiêu chảy, có thể nôn ói.    - Lưng hoặc ngón tay đau nhức.

11.2. Người mắc Covid – 19 có bị sổ mũi không? Biểu hiện khi nhiễm virus Corona thường bị nhầm lẫn với bệnh cúm thông thường nhưng người mắc Covid – 19 sẽ không sổ mũi mà chỉ có các biểu hiện ho, ho khan, ho dai dẳng, sốt…

11.3. Biểu hiện sớm nhất của người mắc Covid – 19

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ [CDC Hoa Kỳ] cảnh báo rằng một hoặc tất cả các triệu chứng khi mắc Covid – 19 đều có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong vòng 2 – 14 ngày sau khi tiếp xúc với virus nCoV. Các biểu hiện sớm nhất sẽ gồm có: - Sốt: khi nhiễm virus sẽ bị sốt vượt mức 38 độ C, được đo vào cuối buổi chiều hoặc đầu buổi tối. Đây là dấu hiệu đầu tiên giúp nhận biết nhiễm Covid – 19. - Ho khan: khi uống thuốc ho thông thường không thể điều trị dứt điểm tình trạng ho do Covid – 19. - Mệt mỏi, kiệt sức, đau nhức cơ thể

11.4. Người mắc Covid – 19 sốt bao nhiêu độ?

Trong khoảng thời gian ủ bệnh từ 2 đến 14 này, người mắc Covid – 19 sẽ ho khan và sốt nhẹ. Nhiệt độ sốt từ 38,1 – 39 độ C sẽ nghi ngờ Covid – 19 và thường kèm theo giảm chức năng vị giác và khứu giác.

11.5. Người mắc Covid – 19 có nghẹt mũi, chảy nước mũi không?

WHO cho biết có khoảng 5% người mắc Covid – 19 có triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi, tuy không phải dấu hiệu phổ biến nhưng dễ nhầm lẫn với cảm cúm và cảm lạnh.

11.6. Triệu chứng ho có đờm có xảy ra ở người mắc Covid – 19 không?

WHO đã có báo cáo sau khi theo dõi 55.924 người mắc Covid – 19 thì hơn 33% bệnh nhân có triệu chứng ho có đờm, chất nhầy được tạo ra từ phổi, cơn ho xuất phát từ vùng ức và các ống phế quản bị viêm gây khó chịu.

11.7. Da nổi mẩn khi mắc Covid – 19

Theo các nhà nghiên cứu, không thể bỏ qua dấu hiệu da nổi mẩn để nhận biết nhiễm virus SARS-CoV-2.    - Cước ngón chân, ngón tay   - Vùng cổ, ngực, miệng bị chàm   - Phát ban sần, nổi mụn nước   - Mề đay Các triệu chứng này sẽ tự khỏi sau 10 ngày.

11.8. Đau họng khi mắc Covid – 19

Một trong những triệu chứng điển hình và phổ biến nhất của Covid – 19 là đau họng, ho khan, ho có đờm và bọt. Đau họng do Covid – 19 dễ bị nhầm lẫn với đau họng thông thường nhưng khi điều trị bằng thuốc tại nhà lại không có hiệu quả.

11.9. Triệu chứng Covid – 19 buồn nôn

Buồn nôn là một trong những dấu hiệu nhận biết sớm Covid – 19. Người bệnh sẽ buồn nôn trước 1 – 2 ngày rồi mới bắt đầu sốt.

11.10. Mắc Covid – 19 có hắt hơi không?

Triệu chứng hắt hơi KHÔNG xảy ra ở người mắc Covid – 19. Đây chỉ là triệu chứng của cúm, cảm lạnh mà thôi. Do đó, mỗi người cần tiêm phòng vắc-xin cúm hằng năm để giảm nguy cơ mắc cúm và tránh nhầm lẫn với Covid – 19.

11.11. Triệu chứng Covid – 19 khó thở

Dấu hiệu cảnh báo điển hình nhất của Covid – 19 là khó thở, thở hụt ở lồng ngực do virus SARS-CoV-2 thâm nhập trực tiếp vào phổi, kiểm soát hệ hô hấp.

11.12. Tiêu chảy khi mắc Covid – 19

Người mắc Covid – 19 có thể bị triệu chứng tiêu chảy do hiện tượng viêm phổi [ở thùy dưới phổi]. Những người lớn tuổi mắc Covid – 19 còn bị triệu chứng tiêu hóa xuất hiện nặng nề hơn.

[HNMO] - Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Đức, các chủng vi rút corona như Hội chứng hô hấp cấp tính nặng [SARS], Hội chứng hô hấp Trung đông [MERS-CoV] có thể tồn tại trên các bề mặt như kim loại, kính và nhựa đến 9 ngày. Thế nhưng, với chủng vi rút mới corona gây bệnh viêm đường hô hấp cấp [nCoV],  chưa thể khẳng định điều này vì đây là chủng vi rút mới.

Nhân viên Tổng công ty Transerco lau chùi dây tay cầm, bề mặt bên trong cửa kính

Vi rút corona sống ít nhất 12 giờ trên bề mặt kim loại

Qua việc dịch tài liệu hướng dẫn về cách phòng chống nCoV từ các bác sĩ gia đình Hoa Kỳ, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội chia sẻ, vi rút corona có kích thước khá lớn. Do đó, bất kỳ khẩu trang thông thường nào [không chỉ N95] đều có thể lọc được. Tuy nhiên, khi người bị nhiễm bệnh hắt hơi ra môi trường, giọt nước bọt chứa vi rút có thể bắn xa 3m [khoảng 10 feet] và lơ lửng trong không khí trước khi rơi xuống mặt đất. Khi rơi xuống bề mặt kim loại, vi rút sẽ sống ít nhất khoảng 12 giờ. “Vì vậy, hãy luôn nhớ, nếu tiếp xúc với bất kỳ bề mặt kim loại nào phải rửa tay bằng xà phòng thật kỹ”, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu nói.

Ngoài bề mặt kim loại, theo PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, nCoV có thể vẫn hoạt động trên vải trong 6-12 giờ. Bột giặt thông thường cũng có thể diệt được vi rút. Đối với quần áo mùa đông không giặt được hằng ngày, có thể phơi chúng dưới ánh nắng mặt trời để diệt vi rút.

Còn theo GS.TS Nguyễn Văn Kính, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, kể từ khi xâm nhập, nCoV tồn tại trong cơ thể khoảng 3-4 tuần. Ở môi trường bên ngoài, nCoV rất dễ bị tiêu diệt bởi ánh sáng, tia cực tím và nhiệt độ cao, nhưng nếu trong môi trường lạnh, ẩm và bề mặt kim loại, nCoV có thể tồn tại 1-3 ngày.

Ở miền Nam đang có nắng ấm, có thể khống chế sự lây lan và phát tán của vi rút. Trong khi đó, ở miền Bắc, thời tiết đang lạnh, độ ẩm cao, do đó, việc cách ly các ca nhiễm và nghi nhiễm cần được tăng cường hơn.

Phòng ngừa nCoV như thế nào?

Phun hóa chất khử khuẩn phòng bệnh tại trường học.

Theo ông Trần Đắc Phu, chuyên gia cấp cao của Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam [Bộ Y tế], nCoV là chủng vi rút mới chưa có vắc xin phòng bệnh cũng như chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, hiện vi rút corona lây truyền chủ yếu qua 3 phương thức. Cụ thể là lây qua không khí [tiếp xúc giọt nước bọt từ những người ho, hắt hơi, sổ mũi]; lây trực tiếp [khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, thậm chí lây khi bắt tay người bệnh mà không thực hành các biện pháp phòng vệ] và lây truyền khi chạm vào các bề mặt bị nhiễm vi rút rồi đưa lên mắt, mũi, miệng… Thêm một đường lây nữa được các nhà khoa học mới báo cáo, đó là qua đường phân, thường xảy ra trong chăm sóc người bệnh, nhưng chưa có kiểm chứng.

Theo PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, hình thức lây nhiễm nCoV phổ biến nhất là do chạm, tiếp xúc ở nơi công cộng, vì vậy hãy rửa tay thường xuyên. Vi rút chỉ có thể sống trên tay bạn trong 5-10 phút, nhưng trong 5-10 phút đó có rất nhiều hoạt động có thể xảy ra [bạn có thể vô tình dụi mắt hay ngoáy mũi…], những hoạt động này làm nCoV có thể xâm nhập vào cơ thể.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu cũng cho biết, thời gian ủ bệnh của nCoV được cho là từ khoảng 2 đến 14 ngày. Trong giai đoạn này, người bệnh không có triệu chứng rõ ràng nên rất khó kiểm soát. Cách phòng ngừa lây nhiễm cho mỗi cá nhân chúng ta trong những ngày tới hay ít nhất cho đến khi các cơ quan chức năng tuyên bố hết dịch đó là tránh đến chỗ đông người; rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, chất khử trùng chứa cồn; tránh chạm vào mắt, mũi và miệng bằng tay không rửa sạch; tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh; làm sạch và khử trùng các vật và bề mặt thường xuyên chạm vào; ăn đồ nấu chín kỹ, uống nước đun sôi kỹ để nguội; tăng cường sức đề kháng.

Biến thể Omicron có thể tồn tại tới 8 ngày trên bề mặt nhựa, túi nylon và sống sót tới 21 giờ trên da người.

Trên bề mặt nylong hay nhựa, thời gian bình quân tồn tại của chủng gốc của virus SARS-CoV-2 ghi nhận là 56 giờ; so với các biến thể khác là Alpha: 56 giờ; Beta: 191,3 giờ; Gamma 156,6 giờ và Delta là 114 giờ.

Tuy nhiên, cả chủng gốc và các biến thể trên đều không ăn thua gì so với Omicron. Biến thể Omicron có thời gian sống sót bình quân trên bề mặt túi nylong hay đồ nhựa là 193,5 giờ, tương đương với 8 ngày.

Hiện tại, các nhà khoa học Nhật Bản đã đệ trình nghiên cứu trên lên bioRvix để đánh giá.

Omicron tồn tại hơn 21 giờ trên da người

Trên các mẫu da tử thi, thời gian sống sót trung bình của virus SARS-CoV-2 là 8,6 giờ đối với chủng gốc và đối với các biến thể khác lần lượt là Alpha: 19,6 giờ; Beta 19,1 giờ; Gamma 11 giờ; 16,8 giờ đối với Delta và 21,1 giờ đối với Omicron.

"Nghiên cứu này chỉ ra rằng biến thể Omicron có sự ổn định trong môi trường cao nhất trong số các biến thể đáng quan ngại [VOC]. Tính ổn định cao trong môi trường của Omicron cũng là một trong những nhân tố cho phép biến thể Omicron thay thế Delta và sẽ lây lan nhanh chóng", các tác giả cho biết.

Tiếp tục trở thành mối lo chủ đạo trên thế giới, Omicron hiện nay có mặt ở tất cả quốc gia Liên minh châu Âu [EU] và đã trở thành biến thể chủ đạo ở phần lớn các nước thành viên EU. Thông tin trên do Trung tâm Kiểm soát và phòng chống dịch bệnh châu Âu [ECDC] đưa ra.

Ở châu Âu, các nước có tỷ lệ ca nhiễm mới Omicron cao nhất phát hiện qua giải trình tự gene là Phần Lan [99,9%], Bỉ [99,7%], Malta [99,3%] và Đan Mạch [98,8%].

Mặc dù các biến thể thường kháng ethanol [cồn thường được dùng trong chất sát khuẩn và nước rửa tay] hơn so với chủng gốc gây ra COVID-19, tất cả các biến thể của virus đều bị bất hoạt trên da sau 15 giây sử dụng nước rửa tay sát khuẩn có chứa cồn.

Do đó các nhà khoa học kết luận rằng thực hành các biện pháp khử khuẩn hiện tại theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] như rửa tay sử dụng chất sát khuẩn vẫn là biện pháp tốt để ngăn ngừa COVID-19.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn


Video liên quan

Chủ Đề