Tại sao khi tắm xong lại ngứa

Nổi mẩn ngứa sau khi tắm rất phổ biến, gây ra những bất tiện trong việc sinh hoạt của người bệnh. Việc nắm vững các thông tin về triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị cũng như phòng tránh sẽ giúp người bệnh biết cách nhận biết và chăm sóc tốt nếu không may gặp phải.

Nổi mẩn ngứa sau khi tắm là tình trạng da xuất hiện những nốt màu đỏ hoặc trắng với kích thước khác nhau, gây ngứa ngáy khó chịu. Hiện tượng này thường xuất hiện toàn thân, ngay khi người bệnh vừa mới tắm xong hoặc cách vài giờ sau đó.

Cách triệu chứng đi kèm, người bệnh có thể dễ dàng nhận biết bao gồm:

  • Các nốt đỏ hoặc trắng xuất hiện kèm ngứa ngáy.
  • Những mảng da dày có thể bị tróc vảy khô hoặc tăng sừng.
  • Một số trường hợp trên da xuất hiện mụn nước nhỏ li ti, chúng sẽ vỡ ra, viêm loét nếu người bệnh gãi hoặc chà xát mạnh.
Nổi mẩn ngứa sau khi tắm khiến người bệnh rất khó chịu

Tình trạng nổi mẩn ngứa sau khi tắm có thể gặp ở bất cứ ai. Người bệnh cần chủ động theo dõi, nếu thường xuyên xảy ra, lâu ngày không khỏi thì nên gặp các bác sĩ da liễu để kiểm tra.

Không ít người gặp phải tình trạng nổi mẩn ngứa sau khi tắm nhưng không nắm rõ nguyên nhân gây ra. Dưới đây là một số tác nhân gây bệnh thường gặp:

  • Dị ứng với sản phẩm làm sạch, chăm sóc da: Các sản phẩm như dầu gội, sữa tắm, kem dưỡng thể,… thường chứa nhiều chất hóa học, hương liệu, chất bảo quản, có độ pH cao tác động không tốt lên da. Khi sử dụng, da sẽ bị khô và kích ứng, gây ra những nốt mẩn đỏ, ngứa ngáy.
  • Thói quen khi tắm: Khi tắm nhiều lần, tắm lâu hoặc sử dụng nước quá nóng sẽ làm da bị mất lớp dầu tự nhiên. Đây là lớp lipid bảo vệ da khỏi các tác nhân gây bệnh, đồng thời cân bằng độ ẩm. Khi đó làn da bị khô, nứt nẻ, nổi mẩn và căng rát rất khó chịu.
  • Ngứa nước vô căn [Aquagenic pruritus]:  Khi tắm ở các nguồn nước lạ như ở hồ bơi, biển, ao hồ, người bệnh rất dễ bị nổi mẩn ngứa do các thành phần của nước gây kích ứng da.
  • Sử dụng nước cứng: Đây là loại nước chưa được xử lý, do đó chứa nhiều kim loại nặng như Mg, Ca,… khi tiếp xúc sẽ khiến da bị khô rát, nổi mẩn, ngứa ngáy.
  • Mề đay cholinergic: Tình trạng nổi mẩn ngứa sau khi tắm có thể là triệu chứng của bệnh mề đay cholinergic. Đây là một dạng dị ứng do mồ hôi và thân nhiệt gây ra, có thể là ảnh hưởng từ nhiệt độ tắm, hóa chất,….
  • Bệnh chàm: Người bệnh xuất hiện triệu chứng ban đỏ, nổi mụn nước, khô da và ngứa ngáy, đặc biệt là sau khi tắm xong.
  • Bệnh viêm da tiếp xúc: Khi tiếp xúc với các tác nhân bên ngoài như hóa chất, xà phòng, sữa tắm, quần áo,…. Biểu hiện thường thấy là da khô, nứt nẻ, tróc vảy, nổi mẩn, ngứa ngáy,…

Các chuyên gia cho biết, tình trạng nổi mẩn ngứa sau khi tắm là hiện tượng lành tính,  không đe dọa đến tính mạng. Phần lớn các trường hợp đều ở mức độ nhẹ, sẽ tự biến mất sau vào giờ nếu được chăm sóc đúng cách.

Tuy nhiên, người bệnh cảm thấy ngứa ngáy vô cùng khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt. Thêm vào đó, tình trạng này còn làm mất thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti trong các hoạt động thường ngày và công việc.

Nếu không được điều trị đúng cách, các mẩn đỏ có thể để lại sẹo gây mất thẩm mỹ

Một số trường hợp đặc biệt, nổi mẩn ngứa sau khi tắm có thể kéo dài vài ngày, thậm chí lâu hơn, gây ra những biến chứng nguy hiểm. Nếu người bệnh chà xát hoặc gãi mạnh khiến da bị tổn thương có thể gây ra nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập.

Mặc dù mề đay mẩn ngứa không phải là một căn bệnh nguy hiểm và nó có thể tự khỏi sau vài giờ. Tuy nhiên, bạn cần đến gặp bác sĩ da liễu ngay nếu thấy mình có những dấu hiệu sau:

  • Tình trạng nổi mẩn đỏ sau khi tắm lan nhanh ra toàn cơ thể, gây ngứa ngáy dữ dội.
  • Người bệnh bị sốt nhẹ hoặc tiêu chảy cấp.
  • Các triệu chứng của bệnh kéo dài quá 2 ngày mà không có xu hướng thuyên giảm.

Để điều trị nổi mẩn đỏ ngứa sau khi tắm, người bệnh có thể thực hiện các mẹo dân gian hoặc dùng thuốc. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương trên da và nguyên nhân gây ra tình trạng này mà người bệnh áp dụng cách khác nhau.

Khi tình trạng nổi mẩn ngứa sau khi tắm ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể áp dụng ngay một số cách điều trị sau đây:

  • Gừng: Các hoạt chất trong gừng có tác dụng như kháng sinh, giúp diệt khuẩn, giảm viêm và ngứa ngáy hiệu quả. người bệnh gọt sạch vỏ, cắt thành lát mỏng rồi đắp lên vùng da bị mề đay sau khi đã vệ sinh sạch sẽ bằng nước ấm. Sau khoảng 30 phút, các triệu chứng sẽ giảm dần.
  • Lá chè xanh: Tanin, flavonoud, vitamin, EGCG, cùng nhiều khoáng chất trong lá chè xanh có khả năng thanh nhiệt, giải độc, thúc đẩy làn da nhanh chóng hồi phục những tổn thương. Người bệnh rửa sạch một nắm lá chè xanh, sau đó đun cùng 3 lít nước rồi pha với nước lạnh để tắm hàng ngày.
  • Bạc hà: Các chất như mentol, limonen, camphen,… có trong bạc hà mang đến công dụng phong nhiệt, giải độc, kháng viêm và diệt khuẩn hiệu quả. Người bệnh rửa sạch 1 nắm lá bạc hà tươi, ngâm trong nước muối pha loãng 10  – 15 phút rồi để ráo. Sau đó, lá bạc hà đem giã nát và đắp trực tiếp lên những vùng da đang bị nổi mẩn ngứa.
Gừng có thể làm dịu da, giảm các nốt mẩn đỏ ngứa ngáy

Những nguyên liệu này đều rất quen thuộc, dễ tìm, cách thực hiện lại đơn giản, tiết kiệm tối đa chi phí cho người bệnh. Tuy nhiên, các cách chữa mề đay mẩn ngứa tại nhà trên chỉ có hiệu quả trong trường hợp nổi mẩn ngứa sau khi tắm ở mức độ nhẹ. Nếu sau vài ngày, triệu chứng bệnh không thuyên giảm, người bệnh nên đi khám để được các bác sĩ tư vấn điều trị.

Sử dụng thuốc bôi hoặc uống để điều trị mẩn ngứa sau khi tắm là cách được nhiều người áp dụng nhất hiện nay. Sau khi kiểm tra, thực hiện một số xét nghiệm, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh mà đưa ra đơn thuốc phù hợp nhất.

Thông thường, thuốc bôi sẽ giúp cắt nhanh cơn ngứa khi triệu chứng trên da chỉ diễn ra cục bộ, ở một vài khu vực. Thuốc uống sẽ được chỉ định để điều trị mẩn ngứa toàn thân. Dưới đây là một số sản phẩm thường được các bác sĩ kê đơn khắc phục tình trạng này:

  • Thuốc kháng histamin H1: Nhóm thuốc giúp ngăn chặn histamin – chất trung gian gây ra các triệu chứng dị ứng trên da như nổi mẩn, ửng đỏ, ngứa ngáy,…
  • Thuốc chống viêm: Nhóm thuốc chống viêm non- steroid và có steroid giúp giảm nổi mẩn ngứa sau khi tắm kèm hiện tượng phù nề, viêm mủ và sưng tấy.
  • Thuốc bôi chứa corticoid: Thuốc có tác dụng giảm viêm, chống dị ứng, ngứa ngáy tuy nhiên có thể khiến da bị teo và nổi mụn nếu dùng quá liều lượng.
  • Thuốc kháng sinh tại chỗ: Nhóm thuốc này chỉ được kê đơn khi nổi mẩn ngứa sau khi tắm do nhiễm khuẩn.
  • Thuốc giảm đau: Khi triệu chứng bệnh nghiêm trọng, khiến da bị tổn thương gây đau nhức, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc giảm đau.
  • Kem dưỡng ẩm: Khi da bị khô, mất nước sau khi tắm, các loại kem dưỡng ẩm sẽ phát huy hiệu quả rất tốt.
  • Hồ nước: Thuốc có tác dụng sát khuẩn nhẹ, làm dịu vùng da bị tổn thương khi nổi mẩn ngứa
  • Viên uống bổ sung: Cụ thể như vitamin A, C, E,… có công dụng tăng cường đề kháng và giảm kích ứng trên da.
  • Nhóm thuốc khác: Thuốc bạt sừng, thuốc ức chế Tacrolimus,… để điều trị các bệnh lý nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa sau khi tắm.

Xem thêm

[Góc tư vấn từ chuyên gia]: Nổi mề đay có được tắm không?

Dùng thuốc Tây y điều trị mẩn ngứa là phương pháp phổ biến được nhiều người áp dụng

Các nhóm thuốc trị mẩn ngứa trên đều có dược tính khá mạnh, tuy có thể giảm nhanh các triệu chứng dị ứng trên da nhưng rất dễ gây ra tác dụng phụ. Do đó, người bệnh cần phải làm đúng chỉ dẫn từ bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho sức khỏe.

Ngoài cách dùng thuốc Tây y, người bệnh có thể điều trị mẩn ngứa sau khi tắm bằng phương pháp Đông y. Các bài thuốc này sử dụng thảo dược tự nhiên, không chỉ làm giảm triệu chứng bệnh mà còn tập trung bồi bổ tạng phủ, tăng cường sức khỏe để điều trị tận gốc, tránh trường hợp tái đi tái lại.

Mặt khác, thuốc Đông y rất an toàn, lành tình với mọi đối tượng, kể cả trẻ em và phụ nữ mang thai.Tuy nhiên, các bài thuốc thường mất thời gian đun sắc, vị thuốc khá khó uống. Người bệnh phải nghiêm túc thực hiện theo đúng lộ trình từ 1 – 3 tháng mới đảm bảo điều trị mẩn ngứa tận gốc.

Bài thuốc 1:

  • Tác dụng: Tình trạng nổi mẩn đỏ, phát ban, ngứa ngáy sau khi tắm thuyên giảm nhanh chóng, đồng thời cải thiện sức khỏe từ sâu bên trong.
  • Nguyên liệu: Dạ giao đằng [200g], bạch tật lê, thương nhĩ tử [mỗi vị 100g]; bạch tiên bì, thuyền thoái, xà sàng tử [mỗi vị 20g].
  • Cách thực hiện: Nguyên liệu trên sắc với nước trong 15 phút rồi lọc bỏ bã, pha với một ít nước lọc và ngâm rửa vùng da bị nổi mẩn trong khoảng 20 phút, cuối cùng rửa lại bằng nước sạch.

Bài thuốc 2:

  • Tác dụng: Bài thuốc giúp điều trị tình trạng nổi mẩn ngứa sau khi tắm hiệu quả, ngăn ngừa tái phát.
  • Nguyên liệu: Kinh giới, đại phi dương, khổ dâm, địa phu tử [mỗi vị 30g]; cam thảo, đại hoàng, xà sàng tử, địa du [mỗi vị 20g]; phèn phi [15g].
  • Cách thực hiện: Nguyên liệu sắc với 400ml nước trong 20 phút rồi bỏ bã, chờ nước nguội và đem ngâm rửa vùng da bị ngứa, sau đó rửa sạch bằng nước lạnh.

Bài thuốc 3 – Tiêu ban giải độc thang:

  • Tác dụng: Bài thuốc gồm 2 loại thuốc: Bình can hoàn và Giải độc hoàn kết hợp điều trị mẩn ngứa tận gốc, giải độc, tiêu viêm, giảm nốt sần trên da, đồng thời bổ gan, thông mật, hoạt huyết, tăng cường đề kháng từ đó ngăn chặn bệnh  không tái phát trở lại.
  • Nguyên liệu: Phòng phong, hồng hoa, kim ngân cành, xuyên khung,  đơn đỏ, cúc tần, bách bộ, diệp hạ châu, ngải cứu, hồng hoa, xích đồng…
  • Cách sử dụng: Bác sĩ sẽ đưa ra lộ trình điều trị từ 1 – 3 tháng, người bệnh mua thuốc đã được tinh chế sẵn và làm theo hướng dẫn để điều trị nổi mẩn ngứa sau khi tắm.

Bài thuốc 4 – Tiêu ban hoàn bì thang:

  • Tác dụng: Bài thuốc tập trung loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, giải độc cơ thể để đẩy lùi các triệu chứng ngoài da khó chịu. Thêm vào đó, các thảo dược còn có tác dụng tăng cường hoạt động của gan, thận, đồng thời lưu thông khí huyết và tăng cường sức đề kháng để ngăn ngừa tái phát.
  • Nguyên liệu: Thuyền thoái, ngưu bàng tử, đơn đỏ, cát cánh, tang diệp, phù bình,…
  • Cách sử dụng: Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn kết hợp từ 3 loại thuốc uống – bôi – ngâm rửa. Thuốc đều được điều chế sẵn dưới dạng tiện lợi, người bệnh không mất công đun sắc.
Tiêu ban hoàn bì thang chữa nổi mẩn ngứa sau khi tắm cho hiệu quả rất tốt

Bài thuốc 5 – Mề đay Đỗ Minh:

  • Tác dụng: Bài thuốc giúp tiêu sưng viêm, đào thải độc tố, giảm triệu chứng mẩn ngứa, hỗ trợ tái tạo làn da. Ngoài ra, còn giúp mát gan, bổ thận, dưỡng huyết, tăng cường sức đề kháng, dự phòng tái phát.
  • Nguyên liệu: Sài đất, kim ngân cành, hạ khô thảo, nhân trần, bồ công anh, diệp hạ châu,…
  • Cách sử dụng: Bác sĩ sẽ gia giảm vị thuốc sao cho phù hợp với tình trạng bệnh và cơ địa mỗi người. Người bệnh có thể tự đun sắc từ các thảo dược được kê hoặc yêu cầu nhà thuốc hỗ trợ sắc sẵn dạng cao rất tiện lợi.

Nổi mẩn ngứa sau khi tắm nên khám ở đâu tốt nhất là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Hiện nay, có một số đơn vị điều trị được đông đảo người bệnh tin tưởng lựa chọn, có thể kể đến là:

  • Bệnh viện Da liễu Trung ương: Đây là một trong những bệnh viện tuyến đầu của cả nước trong khám và điều trị các bệnh về da liễu trong đó có mề đay mẩn ngứa. Địa chỉ tại số 15A Đường Phương Mai, Hà Nội, SĐT: 024 3222 2944. Thời gian làm việc từ 6h – 12h và 13h30 – 16h30 từ thứ 2 – thứ 7. Hai ngày cuối tuần khám từ 7h – 11h30 và 14h – 17h.
  • Bệnh viện da liễu Hà Nội: Cùng với đội ngũ y bác sĩ giỏi và trang thiết bị y tế hiện đại, Bệnh viện da liễu Hà Nội luôn là địa chỉ khám chữa bệnh được nhiều người tin tưởng. Địa chỉ số 79B Nguyễn Khuyến, Hà Nội, SĐT: [04]38430962 – [04]38430980. Thời gian làm việc từ 7h – 11h30 và 13h30 – 17h30 thứ 2 – thứ 6. Vào thứ 7, chủ nhật, bệnh viện mở cửa khám từ 7h30 – 11h30 và 14h -17h.
  • Tổ hợp Y tế cổ truyền biện chứng Quân dân 102: Đơn vị có sự kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền nhằm giúp người bệnh chữa khỏi bệnh mẩn ngứa một cách nhanh chóng và hiệu quả. Địa chỉ tại số 7 ngõ 11/8 Lê Quang Đạo, Hà Nội, SĐT: 0888 598 102. Người bệnh có thể đến khám và chữa bệnh từ 8h00 đến 17h30 từ Thứ 2 – Chủ nhật.
  • Nhà thuốc Đỗ Minh Đường: Với việc sở hữu các bài thuốc Đông y gia truyền, Đỗ Minh Đường sẽ giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi bệnh mề đay một cách triệt để , không lo tái phát. Người bệnh đến khám tại số 37A ngõ 97 Văn Cao, Hà Nội, SĐT: 024 6253 6649. Nhà thuốc mở cửa tất cả các ngày, từ 8h – 12h và 13h30 – 17h30.
  • Trung tâm Thuốc Dân Tộc: Đây cũng là một đơn vị uy tín cho ai muốn khám và điều trị bệnh bằng thuốc Đông y. Địa chỉ ở số B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân, Hà Nội, SĐT: 024 7109 7799. Người bệnh đến khám từ 8h – 12h và 13h30 – 17h30 thứ 2 đến chủ nhật.
Người bệnh nên lựa chọn địa chỉ khám nổi mẩn đỏ nổi tiếng, nhận được phản hồi tốt

Tình trạng nổi mẩn ngứa sau khi tắm tuy không quá nguy hiểm nhưng khiến người bệnh rất khó chịu. Để ngăn ngừa tình trạng này, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp phòng ngừa sau đây:

  • Hình thành thói quen tắm khoa học, không nên tắm quá lâu, chà xát mạnh, tránh sử dụng sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh.
  • Tắm nước có nhiệt độ vừa phải để bảo vệ làn da. Sau khi tắm, người bệnh nên lau khô da bằng khăn sạch.
  • Thường xuyên dùng kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm, chú ý lựa chọn sản phẩm có tinh chất tự nhiên, ít chất hóa học, hương liệu và màu tổng hợp.
  • Thường xuyên vệ sinh các vật dụng trong phòng tắm như bồn tắm, voi hoa sen,…để loại bỏ bụi bẩn cùng nhiều vi khuẩn có hại cho sức khỏe.
  • Sử dụng nguồn nước sạch, hết sức lưu ý khi tắm ở bể bơi, ao hồ, sông, biển,…
  • Uống đủ nước mỗi ngày để tăng khả năng thải độc, dưỡng ẩm cho da. Có thể bổ sung các loại nước ép từ trái cây giàu vitamin và khoáng chất.
  • Nhóm thực phẩm nên ăn bao gồm trái cây giàu vitamin, thực phẩm có khả năng chống oxy hóa như hạnh nhân, hạt óc chó, các loại cá béo chứa omega 3,…
  • Kiêng các món hải sản, đồ ăn nhiều dầu mỡ, nhóm thực phẩm giàu đạm và các chất kích thích.

Tình trạng nổi mẩn ngứa sau khi tắm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, sinh hoạt. Người bệnh không được chủ quan, nên nhanh chóng gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách, đảm bảo an toàn sức khỏe.

Video liên quan

Chủ Đề