Cùng em học Tiếng Việt lớp 4 tập 1 trang 14

Lời nói đầu

Dạy học hai buổi/ngày là một trong những nhiệm vụ cơ bản để thực hiện Chương trình Giáo dục Tiểu học, đảm bảo mục tiêu phát triển toàn diện của bậc học này. Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ rõ việc dạy học buổi hai ở tiểu học cần đảm bảo: Học sinh được tự học [có sự hướng dẫn của giáo viên] để hoàn thành nội dung học tập tại lớp, góp phần hình thành một số năng lực, phẩm chất cần thiết như tự chủ, giao tiếp, hợp tác, chăm chỉ,... Đồng thời, cần đa dạng các hình thức học tập, tạo cơ hội cho học sinh tương tác với bạn, với thầy cô, với gia đình, cộng đồng và tăng khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong nhà trường vào cuộc sống cho các em.

Cuốn sách Cùng em học Tiếng Việt lớp 1 theo định hướng phát triển năng lực [Hỗ trợ buổi học thứ hai, lớp học hai buổi/ngày] được biên soạn với tinh thần trên. Nội dung sách được biên soạn theo từng tuần, mỗi tuần gồm hai phiếu học tập, mỗi phiếu gồm các bài tập các dạng: đọc vần, đọc từ có tiếng chứa vần, đọc câu theo đúng chỉ dẫn ngắt nghỉ, nối hình với chữ, nối chữ với chữ tạo thành từ, câu có nghĩa, phân biệt chính tả, viết,...

Để giúp học sinh phát triển năng lực Nghe, Nói, Đọc, Viết giáo viên, phụ huynh chú ý hướng dẫn các em thực hiện một số dạng bài tập như sau:

- Giúp các em hiểu rõ yêu cầu trước khi làm bài.

- Với bài đọc vần, từ có tiếng chứa vần: 2 học sinh ngồi cạnh nhau tạo thành cặp cùng thực hiện. Bạn thứ nhất, chỉ vần hoặc từ bất kì cho bạn kia đọc, sau đó đổi vai. Có thể tìm thêm nhiều tiếng, từ khác chứa vần để đố nhau đọc.

- Với bài nối tạo thành từ, câu có nghĩa, sau khi nối cần đọc lại từ, câu hoàn chỉnh.

- Giai đoạn Luyện tập tổng hợp [từ tuần 25] học sinh bắt đầu với các bài đọc dài, cần chú ý cho các em rèn kĩ thuật đọc ngắt nghỉ ở các dấu câu, giữa các cụm từ dài mà không làm hiểu sai nghĩa [do ngắt nghỉ sai], sau này việc ngắt nghỉ khi đọc câu, bài dài sẽ thành phản xạ tự nhiên. Đồng thời với kĩ năng luyện đọc thành tiếng, cần rèn kĩ năng đọc thầm và tìm hiểu bài đọc qua các câu hỏi có yêu cầu tái hiện nội dung. Các câu hỏi tìm hiểu bài trong sách này đều là câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn, sau khi học sinh chọn đúng, giáo viên, phụ huynh nên cho học sinh trả lời thành câu hoàn chỉnh để các em phát triển ngôn ngữ.

Giáo viên cần linh hoạt về thời gian trong việc hướng dẫn học sinh tự học vào buổi hai. Các em có thể thực hiện trọn vẹn một phiếu trong một buổi học nhất định của tuần cũng có thể mỗi buổi thực hiện một số bài theo tiến độ, năng lực học cụ thể.

Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để cuốn sách hoàn thiện hơn.

CÁC TÁC GIẢ

Mục lục Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 4

Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Cùng em học Tiếng Việt lớp 4 hay, chi tiết đầy đủ Tập 1, Tập 2 sẽ trả lời tất cả các câu hỏi và giải bài tập trong sách Cùng em học Tiếng Việt 4 sẽ giúp phụ huynh và học sinh có thêm tài liệu tham khảo môn Tiếng Việt lớp 4.

Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 1

  • Tuần 1 trang 5, 6, 7, 8
  • Tuần 2 trang 8, 9, 10, 11, 12
  • Tuần 3 trang 12, 13, 14, 15
  • Tuần 4 trang 15, 16, 17, 18
  • Tuần 5 trang 18, 19, 20, 21
  • Tuần 6 trang 21, 22, 23, 24
  • Tuần 7 trang 24, 25,2 6, 27
  • Tuần 8 trang 28, 29, 30, 31
  • Tuần 9 trang 31, 32, 33, 34
  • Tuần 10 trang 35, 36, 37
  • Tuần 11 trang 38, 39, 40, 41
  • Tuần 12 trang 42, 43, 44, 45
  • Tuần 13 trang 46, 47, 48, 49
  • Tuần 14 trang 49, 50, 51, 52
  • Tuần 15 trang 53, 54, 55, 56
  • Tuần 16 trang 57, 58, 59, 60, 61
  • Tuần 17 trang 62, 63, 64, 65
  • Tuần 18 trang 66, 67, 68, 69, 70

Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2

  • Tuần 19 trang 5, 6, 7, 8
  • Tuần 20 trang 8, 9 , 10, 11
  • Tuần 21 trang 12, 13, 14, 15
  • Tuần 22 trang 16, 17, 18
  • Tuần 23 trang 19, 20, 21
  • Tuần 24 trang 22, 23, 24
  • Tuần 25 trang 25, 26, 27
  • Tuần 26 trang 28, 29, 30, 31
  • Tuần 27 trang 31, 32, 33, 34
  • Tuần 28 trang 35, 36, 37, 38
  • Tuần 29 trang 38, 39, 40, 41
  • Tuần 30 trang 42, 43, 44, 45
  • Tuần 31 trang 46, 47, 48, 49
  • Tuần 32 trang 49, 50, 51, 52
  • Tuần 33 trang 53, 54, 55, 56
  • Tuần 34 trang 56, 57, 58, 59
  • Tuần 35 trang 60, 61, 62

Lời giải chi tiết

Câu 1. Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Ngụ ngôn về ngọn nến

            Một tối mất điện, ngọn nến được đem ra đặt ở giữa phòng. Người ta châm lửa cho ngọn nến và nó cháy sáng lung linh. Nến hân hoan nhận ra rằng ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã mang lại ánh sáng cho cả căn phòng.

            Mọi người đều trầm trồ: “Ồ! Nến sáng quá, thật may, nếu không, chúng ta sẽ chẳng nhìn thấy gì mất”. Nghe vậy, nến vui sướng dùng hết sức mình đẩy lui bóng tối xung qunh.

            Thế nhưng, những dòng sáp nóng đã bắt đầu chảy ra, lăn dài theo thân nến. Nến thấy mình càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ con một nửa, nến giật mình: “Chết mất, ta mà cứ chảy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy?”. Nghĩa rồi, nến nương theo một cơn gió thoảng để tắt phụt đi.

            Mọi người trong phòng nhớn nhác bảo nhau: “Nến tắt mất rồi. Tối quá! Làm sao bây giờ?”. Ngọn nến mỉm cười tự mãn và hãnh diện vì tầm quan trọng của mình. Nhưng bỗng một người đề nghị: “Nến dễ bị gió thổi tắt lắm, để tôi đi tìm cái đèn dầu”. Đèn dầu được thắp lên, còn ngọn nến thì bị bỏ vào trong ngăn kéo tủ.

            Ngọn nến buồn thiu. Thế là từ nay nó khó có dịp cháy sáng nữa. Nên chợt hiểu rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người, dù chỉ có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó sẽ tan chảy đi.

[Sưu tầm]

a] Vì sao ngọn nến lại tỏ ra vui sướng khi nó được đốt sáng?

b] Ngọn nến hiểu ra điều gì khi nó bị bỏ trong ngăn kéo tủ, khó có dịp cháy sáng nữa?

c] Câu chuyện trên muốn nói với chúng ta điều gì?

A.Cuộc sống chỉ hạnh phúc khi ta  biết khiêm tốn và cống hiến hết sức mình cho cuộc đời, cho mọi người.

B. Cuộc sống thật ngắn ngủi nên phải tận hưởng.

C. Thật đáng sống chỉ khi ta biết sống vì mọi người.

Trả lời:

a] Ngọn nến vui sướng khi nó được đốt sáng vì nó nghĩ rằng ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã mang lại ánh sáng cho cả gian phòng.

b] Khi bị bỏ vào trong ngăn kéo tủ, khó có dịp cháy sáng lại nữa, ngọn nến hiểu rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người, dù chỉ có thể cháy với ảnh lửa nhỏ và dù sau đó sẽ tan chảy đi.

c] Câu chuyện muốn nói với chúng ta :

A. Cuộc sống chỉ hạnh phúc khi ta biết khiêm tốn và cống hiến hết sức mình cho cuộc đời, cho mọi người.

Câu 2. Từ buồn thiu trong câu Ngọn nến buồn thiu, thuộc từ loại nào?

a] Danh từ

b] Động từ

c] Tính từ

- Viết một câu theo mẫu Ai thế nào? để nói về ngọn nến trong bài.

Trả lời:

Chọn c. Tính từ

- Viết câu theo mẫu Ai thế nào ? để nói về ngọn nến trong bài :

Ngọn nến vừa kiêu ngạo lại vừa nhút nhát.

Câu 3. Ghi lại các từ phức có trong đoạn thơ sau:

Ơi quyển vở mới tinh

Em viết cho sạch, đẹp

Chữ đẹp là tính nết

Của những người trò ngoan.

[Theo Quang Huy]

Trả lời:

- Các từ phức trong đoạn thơ là: quyển vở, mới tinh, tính nết, trò ngoan

Chủ Đề