Đại học công nghệ thực phẩm ở đâu

Nhu cầu tiêu dùng của người Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đối với thực phẩm chế biến ngày càng lớn, đặc biệt là nhu cầu về các sản phẩm sạch, được chế biến vệ sinh, an toàn. Chính vì vậy Ngành công nghệ thực phẩm được xem là một ngành “đón đầu xu thế hội nhập” và nhu cầu nhân lực ngày càng tăng cao không ngừng.

1. Ngành Công nghệ Thực phẩm là gì?

  • Công nghệ thực phẩm là một ngành khoa học chuyên về lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản; kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình chế biến thực phẩm; nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, vận hành dây chuyền sản xuất – bảo quản, tạo nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm hoặc dược phẩm, hóa học,…

2. Các môn học tiêu biểu trong ngành Công nghệ thực phẩm:

  • Hóa thực phẩm
  • Nguyên liệu và phụ gia thực phẩm
  • Đánh giá cảm quan thực phẩm
  • An toàn vệ sinh thực phẩm
  • Phân tích thực phẩm, dinh dưỡng
  • Đảm bảo chất lượng và luật thực phẩm
  • Quản lý chất lượng thực phẩm
  • Kỹ thuật thực phẩm
  • Công nghệ sau thu hoạch
  • Thiết kế công nghệ và nhà máy thực phẩm
  • Công nghệ chế biến nhiệt lạnh; công nghệ bia rượu
  • Marketing thực phẩm, phát triển sản phẩm mới
  • Công nghệ bao gói thực phẩm
  • Vi sinh thực phẩm và phân tích vi sinh
  • Enzym trong công nghệ thực phẩm….

3. Năng lực làm việc sau tốt nghiệp:

  • Sinh viên có kiến thức nền tảng, chuyên sâu về hóa học, sinh học; vệ sinh an toàn thực phẩm; nguyên liệu chế biến và quy trình phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm; phương pháp chế biến thực phẩm,… nhằm tối ưu hóa dinh dưỡng trong việc phục vụ nhu cầu ăn uống của cộng đồng
  • Kiến thức chuyên sâu về công nghệ chế biến thịt cá
  • Kiến thức về công nghệ đông lạnh thủy sản, bảo quản và chế biến lương thực
  • Nhiều kiến thức hữu ích về công nghệ chế biến sữa và chất béo thực phẩm, công nghệ chế biến đường và đồ uống,...

4. Cơ hội nghề nghiệp luôn rộng mở với sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm:

Ứng dụng của Công nghệ thực phẩm là vô cùng đa dạng, tất cả những gì liên quan đến đồ ăn thức uống, an toàn thực phẩm đều có thể áp dụng kiến thức ngành học này. Vì vậy cơ hội nghề nghiệp trong ngành này cũng rộng mở hơn cho Sinh viên:

  • Làm việc chuyên môn tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm [chế biến thịt, sữa, cá, cà phê, chè, đồ hộp...], các viện nghiên cứu, công ty liên quan đến lương thực thực phẩm
  • Làm cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực chế biến, bảo quản và nâng cao chất lượng thực phẩm phục vụ trong nước và xuất khẩu
  • Có thể trở thành chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cộng đồng, dinh dưỡng lâm sàng tiết chế và an toàn vệ sinh thực phẩm tại các trung tâm dinh dưỡng, trung tâm y tế và trung tâm y tế dự phòng,…
  • Bồi bổ thêm nghiệp vụ sư phạm để có thể trở thành giảng viên ưu tú trên giảng đường

5. Bạn có thể học Công nghệ thực phẩm ở đâu?

Hiện có khá nhiều trường ĐH đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm, bạn có thể tham khảo một số trường sau:

  • ĐH Bách khoa Hà Nội
  • ĐH Bách khoa- ĐH Quốc Gia Tp. HCM
  • ĐH Quốc tế - ĐHQG TP.HCM
  • ĐH Công nghiệp Tp. HCM
  • ĐH Công nghiệp thực phẩm Tp. HCM
  • ĐH Công nghệ Sài Gòn
  • ……

6. Những lý do khiến bạn không nên bỏ qua ngành Công nghệ Thực phẩm của trường ĐH Công nghệ Sài Gòn?

  • Khoa có bề dày lịch sử giảng dạy, từ những năm đầu thành lập trường cho đến bây giờ
  • Được xem là một trong những thế mạnh đào tạo của trường với nhiều chương trình đào tạo:
      • Đào tạo trình độ Thạc sĩ, Đại học và Cao Đẳng
      • Liên thông từ Cao đẳng lên Đại học
      • Bồi dưỡng chuyên môn sau tốt nghiệp theo yêu cầu của nhà tuyển dụng
      • Đào tạo chuyển giao công nghệ, phát triển sản phẩm mới
      • Đào tạo chuyên đề, cấp tín chỉ uy tín:
      • Đào tạo chuyên đề, cấp tín chỉ uy tín: + Quản lý chất lượng thực phẩm+ Phân tích và đánh giá thực phẩm+ Marketing thực phẩm
  • Đặc biệt: Giảng viên của khoa: có đến 33 giảng viên cơ hữu, gồm 2 Giáo sư, 2 Phó giáo sư, 7 tiến sĩ, 18 thạc sĩ và 4 kỹ sư giỏi chuyên môn, nhiều giảng viên thỉnh giảng từ các trường ĐH có uy tín, các cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý sản xuất và kinh doanh giàu kinh nghiệm của các Viện nghiên cứu, các công ty, doanh nghiệp.
  • Trưởng khoa: GS. TSKH. Lưu Duẩn: là người Việt Nam đầu tiên được bầu là Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Thực phẩm Quốc tế.
  • Chất lượng đào tạo: Chương trình đào tạo của khoa được Liên đoàn khoa học và công nghệ thực phẩm Thế giới IUFoST công nhận đạt chuẩn IUFoST.
  • Cơ hội cho Sinh viên: + Tham gia các hoạt động của các hội nghề nghiệp: Hội Khoa Học Công nghệ Thực phẩm Việt Nam [VAFoST], Hội Dinh dưỡng, Hội Kỹ thuật Vệ sinh An toàn Thực phẩm, Hội Hóa học.+ Tham gia hoạt động xã hội và Sản xuất, tham gia chiến dịch vệ sinh an toàn thực phẩm của thành phố, lao động hỗ trợ theo thời vụ sản xuất.
  • Thành tích của Sinh viên ở khoa: Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học: giải nhì Eureka 2007, giải ba Eureka 2006…

7. Những tố chất cần có khi theo học ngành Công nghệ thực phẩm:

  • Có đam mê và sở thích về công nghệ sản xuất các sản phẩm thực phẩm
  • Yêu thích nghiên cứu về thực phẩm
  • Nhạy bén, nhanh nắm bắt được tâm lý, nhu cầu ẩm thực của người khác
  • Tính cẩn thận, tỉ mỉ và nhẫn nại
  • Ham tìm tòi, học hỏi
  • Có tư duy sáng tạo, khả năng phân tích cao

Thời gian đào tạo: 4 năm

Văn bằng: Kỹ sư Công nghệ Thực phẩm

  • A00: Toán – Lý – Hoá
  • B00: Toán – Hoá – Sinh
  • C02: Toán – Hóa – Văn
  • D07: Toán – Hóa – Anh

Hiện nay, ngành Công nghệ Thực phẩm, chế biến lương thực – thực phẩm được xếp vào một trong 4 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu, có hàm lượng khoa học – công nghệ và giá trị gia tăng cao được ưu tiên phát triển. Học Công nghệ Thực phẩm sẽ mở ra cơ hội lớn về việc làm trong nhiều lĩnh vực liên quan như: Công nghệ chế biến, bảo quản nông sản, thủy sản, chế biến thịt – cá và các sản phẩm từ thịt, Công nghệ sản xuất các loại nước giải khát và rượu bia, Công nghệ chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa, Bảo quản và chế biến rau quả, Bảo quản và chế biến lượng thực, Sản xuất mía đường – Chế biến bánh kẹo, trà – cà phê, Đồ hộp thịt, cá, rau quả, chế biến sau thu hoạch nông sản, sản xuất thực phẩm chức năng… Do đó, nhu cầu nguồn nhân lực trong lĩnh vực thực phẩm ngày càng tăng. Đặc biệt, dân số thế giới ngày càng tăng nên vấn đề đảm bảo an ninh lượng thực, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên toàn thế giới.

Với xu thế đó, đào tạo, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực có đầy đủ kiến thức chuyên môn về công nghệ chế biến thực phẩm là nhiệm vụ hết sức quan trọng; nhân lực sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ Thực phẩm sẽ có cơ hội rất lớn để làm việc trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm, tư vấn dinh dưỡng thực phẩm, các viện trường nghiên cứu và đào tạo Công nghệ Thực phẩm, các cơ quan quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, v.v… Bạn thật sự muốn trở thành chuyên gia, chuyên viên, hay nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực thực phẩm, hãy đăng ký học ngành Công nghệ Thực phẩm [ứng dụng] của Trường Đại học Văn Lang.

Học ngành Công nghệ Thực phẩm có gì thú vị?

  • Là ngành học của trong thời kỳ hiện đại, sinh viên được tìm hiểu các quy trình công nghệ sản xuất thực phẩm hiện đại kết hợp với kỹ thuật và kinh nghiệm truyền thống.
  • Có được những trải nghiệm thực tế thú vị trên từng môn học chuyên ngành.
  • Nhiều buổi học tập trực quan sinh động thông qua các sản phẩm thực phẩm tự tay các bạn sinh viên chế biến tại các phòng thí nghiệm chuyên ngành của Trường và doanh nghiệp sản xuất Thực phẩm
  • Tham gia các nhóm nghiên cứu khoa học và câu lạc bộ học thuật, và thực tập tại các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm.
  • Có cơ hội tham gia học tập ngoài nước và nhận học bổng nghiên cứu từ các đơn vị đối tác của trường ngay trong thời gian học tập hoặc ngay sau khi tốt nghiệp.
  • Sinh viên tốt nghiệp sẽ có việc làm từ các hợp đồng cam kết sử dụng của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lĩnh vực Thực phẩm tại TP. HCM ngay từ khi sinh viên bắt đầu vào học năm thứ nhất.
  • Được rèn luyện sức khỏe khi tham gia các câu lạc bộ thể thao: bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, Yoga, võ thuật, âm nhạc…

Bạn cần tố chất gì để học ngành Công nghệ Thực phẩm?

  • Quan tâm tìm hiểu khám phá lĩnh vực thực phẩm, dịch vụ ăn uống, văn hóa ẩm thực;
  • Niềm đam mê khoa học, công nghệ và nghiên cứu về bảo quản và chế biến thực phẩm;
  • Ham học hỏi và khả năng tự tìm hiểu, tự học tập, học tập suốt đời và khả năng sáng tạo,
  • Có ý chí vươn lên, trở thành ngưới công dân toàn cầu, hội nhập,
  • Năng động, tự lập, đam mê kinh doanh và có ý chí khởi nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm;

Học ngành Công nghệ Thực phẩm ở đâu?

Đây là ngành học rất được săn đón nên có nhiều cơ sở đào tạo, chia theo khu vực cả nước các trường như sau:

  • Miền Bắc: Đại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp [cơ sở Hà Nội], Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên.
  • Miền Trung: Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế, Trường Đại học Bách khoa-Đại học Đà Nẵng.
  • Miền Nam: Trường Đại học Văn Lang, Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM, Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia Tp. HCM, ….

KHI BẠN LÀ SINH VIÊN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Ngành CNTP tại VLU sẽ đào tạo theo định hướng ứng dụng, hội nhập và khởi nghiệp. Chương trình được xây dựng trên cơ sở tiếp cận mới trong đào tạo đại học ở các nước các nước phát triển trên Thế giới, được bổ sung cập nhật về tiến bộ kỹ thuật và ứng dụng công nghệ hiện đại.

Ngành Công nghệ Thực phẩm tại VLU  đào tạo theo 4 chuyên ngành chính: Bảo quản lương thực – thực phẩm, Dinh dưỡng học, Thực phẩm chức năng, Kiểm nghiệm và giám định hàng hóa xuất nhập khẩu.

Trường VLU đã ký các thỏa thuận hợp tác với các đơn vị nghiên cứu và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm như: Trung tâm công nghệ sinh học TP. HCM, Vườn ươm Công nghệ Công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc, Công ty CP Thực phẩm CJ – Cầu Tre, Tổng công ty Cổ phần Hóa chất Á Châu ACC, Công ty CP Capital Seaweed Consumer Việt Nam, Công ty CP Thực phẩm Tashun, Công ty CP Tân Việt Sin Foods, Công ty TNHH Thương Mại Thoại An…, sẽ giúp sinh viên có cơ hội nghiên cứu ứng dụng, thực hành, thực tập, tiếp cận các mô hình, dây chuyền sản xuất thực phẩm hiện.

Điểm nổi bật của ngành Công nghệ Thực phẩm tại Trường Đại học Văn Lang?

  • Sinh viên có thể đăng ký chương trình học cử nhân hay kỹ sư của ngành CNTP tại VLU. Nếu sinh viên hoàn thành tối thiểu 126 tín chỉ sau khi tốt nghiệp và thực hiện khóa luận tốt nghiệp sẽ được cấp văn bằng cử nhân CNTP. Nếu Sinh viên hoàn thành toàn bộ chương trình đào tạo 150 tín chỉ, có khả năng thỏa điều kiện tất cả các chuẩn đầu ra sẽ được cấp văn bằng Kỹ sư CNTP.
  • Những kiến thức cơ sở và chuyên ngành của ngành CNTP sẽ được trang bị theo cách tiếp cận hiện đại. Bên cạnh các môn học chuyên ngành trong lĩnh vực chế biến thực phẩm như: chế biến thịt, cá, trứng, sữa, ngũ cốc, cà phê, cacao, đường mía, … Chương trình đào tạo còn trang bị các môn học mang tính thời đại như: Quản trị sản xuất trong Công nghệ Thực phẩm, khởi nghiệp, thương mại hóa sản phẩm, phương pháp nghiên cứu khoa học [ứng dụng], …
  • Chương trình đào tạo được xây dựng theo hướng ứng dụng, do đó hơn 60% các môn học trong chương trình đào tạo có tiết thực hành, thực tập, kiến tập để sinh viên dễ dàng tiếp thu, vận dụng kiến thức, và tạo ra hứng thú học tập.
  • Sinh viên sẽ được trực tiếp thực hành cơ sở sản xuất thực phẩm hiện đại. Sinh viên còn có thể tham gia nhóm nghiên cứu về CNTP với các giáo sư hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực này.
  • Bên cạnh đó, chương trình của ngành CNTP của VLU còn tăng cường kiến thức tiếng Anh chuyên ngành để các sinh viên có thể tiếp cận với những cơ hội học tập, làm việc trong lĩnh vực thực phẩm ở nước ngoài hoặc các công ty hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.
  • Đặc biệt nhiều sinh viên từ năm thứ ba hoặc sau khi tốt nghiệp nếu có nguyện vọng sẽ được gửi đi học nâng cao trình độ chuyên môn, hoặc tham gia các chương trình thực hành thực tập vừa có thu nhập cao ở các trường đại học quốc tế ngay trong thời gian học hoặc sau khi tốt nghiệp.

Với định hướng đào tạo ứng dụng, Nhà trường mở nhiều đợt tham quan, học tập, trải nghiệm cho sinh viên tại các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Từ đó đưa ra được các kế hoạch và chiến lược mới nhằm đạo tạo ra đội ngũ nhân lực đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

Chương trình học ngành Công nghệ Thực phẩm đào tạo những gì?

Bạn được đào tạo theo định hướng ứng dụng với 4 chuyên ngành chính: Bảo quản lương thực – thực phẩm, Dinh dưỡng học, Thực phẩm chức năng, Kiểm nghiệm và giám định hàng hóa xuất nhập khẩu.

  • Kiến thức: các kiến thức cơ bản và chuyên ngành về lĩnh vực thực phẩm, quản lý chất lượng thực phẩm, phân tích thực phẩm, các quy trình sản xuất thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, nghiên cứu, thiết kế, lắp đặt vận hành dây chuyền sản xuất, và điều hành sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm;
  • Kỹ năng: các kỹ năng làm việc trong phòng thí nghiệm; kỹ năng phân tích, sử dụng các phần mềm ứng dụng trong Công nghệ Thực phẩm; khả năng làm việc nhóm, thuyết trình và giao tiếp bằng tiếng Anh;
  • Bạn được rèn luyện sức khỏe khi tham gia các câu lạc bộ thể thao: bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, Yoga, võ thuật, âm nhạc… để trở thành công dân toàn cầu.

Hoạt động của sinh viên ngành Công nghệ Thực phẩm tại Trường Đại học Văn Lang?

  • Được tham gia các nhóm nghiên cứu khoa học và câu lạc bộ học thuật, được trải nghiệm và thực tập tại các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm hiện đại.
  • Có cơ hội tham gia học tập, thực hành, thực tập và nhận học bổng nghiên cứu từ các đơn vị đối tác của trường trong và ngoài nước.
  • Được rèn luyện sức khỏe khi tham gia các câu lạc bộ thể thao: bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, Yoga, võ thuật, âm nhạc…

Công ty CP Lavifood và Công ty TNHH TM Thoại An trao học bổng cho sinh viên 2 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao và Công nghệ Thực phẩm của Trường Đại học Văn Lang tại Hội thảo khoa học “Đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao và công nghiệp thực phẩm”.

Cơ hội việc làm với sinh viên ngành Công nghệ Thực phẩm?

  • Quản lý sản xuất [QA] và quản lý chất lượng [QC] tại các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm như: cà phê, bánh kẹo, nước giải khát, bia, thịt, cá, trứng sữa, …;
  • Kỹ thuật viên phòng nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và cải tiến sản phẩm đang lưu hành [R&D].
  • Làm việc tại phòng thí nghiệm của nhà máy, quản lý nhà máy, quản lý chất lượng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Làm việc tại doanh nghiệp sản kinh doanh sản phẩm thực phẩm, nguyên liệu để sản xuất thực phẩm;
  • Làm công tác bảo quản và nâng cao chất lượng thực phẩm trong lĩnh vực xuất khẩu;
  • Làm công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Cán bộ kỹ thuật viên hoặc nghiên cứu viên tại các trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu;
  • Có cơ hội học tập nâng cao trình độ lên Thạc sĩ, Tiến sĩ để làm cán bộ giảng dạy hoặc nhà nghiên cứu độc lập tại các Trường đại học, Viện nghiên cứu

Nhu cầu thị trường, xu hướng việc làm với sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ Thực phẩm?

Riêng đối với Tp. HCM, hiện nay ngành Chế biến tinh lương thực – thực phẩm cũng được xếp vào một trong 4 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu, có hàm lượng khoa học – công nghệ và giá trị gia tăng cao ưu tiên phát triển. Vì vậy, nguồn nhân lực cho ngành công nghệ chế biến thực phẩm là rất lớn, theo thống kê của trung tâm dự báo nguồn nhân lực TP. HCM, nguồn lực cần cho ngành Công nghệ Thực phẩm giai đoạn 2020-2025 là khoản 10.000 lao động. Sinh viên tốt nghiệp ngành CNTP sẽ có cơ hội việc làm dồi dào trong các cơ sở sản xuất và chế biến thực phẩm, quản lý sản xuất, quản trị sản xuất, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, …

Bao nhiêu điểm có thể trúng tuyển ngành Công nghệ Thực phẩm tại Trường Đại học Văn Lang?

Năm 2020, Trường ĐH Văn Lang tuyển sinh khóa đầu tiên ngành Công nghệ Thực phẩm bằng phương thức xét kết quả học tập THPT [học bạ]:  18 điểm [2020]

Xem thêm Thông tin tuyển sinh năm 2021

Tháng 6/2020, Tập đoàn Giáo dục Văn Lang công bố quyết định thành lập Trường Cao đẳng Văn Lang Sài Gòn. Nếu bạn muốn học ngành Công nghệ Thực phẩm chỉ với 2 năm đào tạo và ra trường với tay nghề cao, bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về Chương trình Đào tạo ngành Công nghệ Thực phẩm của Trường Cao đẳng Văn Lang Sài Gòn tại đây.

  • Quyền Trưởng khoa: TS. Nguyễn Hữu Hùng
  • Văn phòng: Lầu G, Cơ sở chính, 69/68 Đặng Thuỳ Trâm, Phường 13, Quận Bình Thạnh
  • Điện thoại: 028 71099237 [gặp ThS. Hồ Thị Ngọc Trâm]
  • Email:

Video liên quan

Chủ Đề