Dân tộc ít người là dân tộc sống ở đâu

Thuật ngữ “Dân tộc” đã xuất hiện rất nhiều và quá quen thuộc đối với mọi người dân. Khi xét thuật ngữ này vào các mối quan hệ khác nhau thì nó sẽ mang các ngữ nghĩa khác nhau. Vậy Dân tộc là gì? Dân tộc mang những nét đặc trưng như thế nào? Qua bài viết dưới đây, Luật Hoàng Phi sẽ giải đáp cho Qúy khách về những vấn đề này.

Dân tộc là gì?

Dân tộc là quốc gia theo nghĩa rộng, gồm cộng đồng người dân cùng nhau sinh sống trên một lãnh thổ rộng lớn, được vận hành bởi sự quản lý của bộ máy nhà nước, trong một dân tộc thì có thể gồm nhiều tộc người, mỗi tộc người lại có những nét văn hóa và ngôn ngữ khác nhau tạo ra nét phong phú, độc đáo.

Ngoài ra dân tộc còn được hiểu là những nhóm người cùng sinh sống với nhau trên một khu vực địa lý nhất định trong lãnh thổ, mang những đặc điểm riêng biệt như về ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán…

Ngoài việc giải đáp cho Qúy khách về Dân tộc là gì? Thì với nội dung tiếp theo Luật Hoàng Phi sẽ cung cấp thêm cho Qúy khách các thông tin khác liên quan đến vấn đề này.

Đặc điểm các dân tộc Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia có số lượng dân tộc lớn trên thế giới, số lượng lớn dân tộc như trên là kết quả của hành trình dài của lịch sử. Trong 54 dân tộc anh em, dân tộc kinh chiếm 1 tỷ lệ cao nhất [85,7%].

Về cơ bản, đặc điểm các dân tộc Việt Nam được thể hiện qua các mục sau đây:

– Các dân tộc trên đất nước ta có truyền thống đoàn kết tương thân tương ái;

– Các dân tộc ở Việt Nam cư trú xen kẽ nhau rải khắp mọi miền tổ quốc;

– Các dân tộc thiểu số ở nước ta chủ yếu cư trú trên các vùng rừng núi, biên giới, có vị trí quan trọng trong việc bảo vệ biên giới quốc gia;

– Các dân tộc ở Việt Nam có trình độ phát triển kinh tế – xã hội không đều nhau

– Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất trong đa dạng, mỗi dân tộc anh em có những giá trị và sắc thái văn riêng

– Việt Nam có một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số theo các tôn giáo khác

Dân tộc thiểu số là gì?

Dân tộc thiêu số là những dân tộc có số dân ít, chiếm tỷ lệ thấp trong tổng dân số cả nước, đa số các dân tộc thiểu số đều tập trung sinh sống ở những khu vực giáp biên giới, vùng sâu vùng xa, có điều kiện kinh tế khó khăn, vấn đề giáo dục, chăm sóc sức khỏe người dân còn nhiều hạn chế.

Ngoài ra cộng đồng các dân tộc thiểu số ít người thường khó hòa nhập do họ sử dụng ngôn ngữ riêng, nhận thức còn hạn chế, có nhiều phong tục tập quán cổ hủ.

Ở nước ta thì chỉ có dân tộc Kinh được coi là dân tộc đa số, chiếm tỷ lệ dân số lớn trong tổng số dân số cả nước, còn 53 dân tộc còn lại đều được xếp vào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên hiện nay số dân của một số dân tộc ngày càng tăng lên như Tày, Thái, Mường….đồng thời địa bàn sinh sống đã tản ra, trình độ văn hóa, kinh tế phát triển mạnh.

Do đặc điểm của cộng đồng dân tộc thiểu số mà trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm chú trọng đến việc phát triển kinh tế – xã hội, văn hóa, giáo dục tại địa bàn các khu vực có dân tộc thiểu số sinh sống, góp phần tạo lập sự bình đẳng, phát triển đồng đều trên cả nước.

Đặc trưng của dân tộc như thế nào?

Mỗi dân tộc đều mang trong mình những nét đặc trưng riêng về truyền thống, văn hóa được tạo dựng bởi bề dày lịch sử dân tộc. Ở Việt Nam cũng vậy, 54 dân tộc mang 54 màu sắc văn hóa khác nhau, tạo lên sự phong phú, đa dạng.

Trước kia mỗi dân tộc đều chỉ sinh sống trong một khu vực địa lý nhất định, mọi vấn đề liên quan đến công việc, giáo dục hay sức khỏe đều chỉ được diễn ra trong khu vực địa lý đó.

Phương hướng phát triển kinh tế cùng với điều kiện sinh sống phụ thuộc rất nhiều vào địa hình nơi cư trú, chủ yếu là phát triển nông, lâm hoặc ngư nghiệp

Văn hóa cũng mang nét đặc trưng riêng của từng dân tộc như về trang phục truyền thống, chứ viết, tiếng nói hay đến các ngày lễ quan trọng…Chính vì vậy trước kia các dân tộc thường sống tách biệt và không có mối quan hệ với nhau.

Hiện nay, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thông qua các chính sách phát triển, ưu đãi mà các dân tộc đang ngày càng có đời sống tốt hơn

Địa bàn cư trú của các dân tộc đã có sự xen kẽ với nhau chính vì vậy mà đã tạo ra sự giao thoa của các nền văn hóa

So với việc phát triển kinh kế riêng biệt thì hiện nay các dân tộc đã mở rộng phạm vi, tham gia vào công cuộc phát triển kinh tế của cả nước.

Trên đây là toàn bộ nội dung về Trên đây là toàn bộ nội dung về Dân tộc là gì? Nếu Qúy khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ đến công ty Luật Hoàng phi theo số tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6557.

Trang chủ|Tin mới|Hỏi đáp|Sơ đồ site|Hộp thưTIẾNG VIỆT|ENGLISH
TỔNG QUAN
Hệ thống các cơ quan làm công tác dân tộc

Quá trình hình thành và phát triển Uỷ ban Dân tộc Thủ trưởng các cơ quan làm công tác dân tộc qua các thời kỳ Chức năng nhiệm vụ Ủy ban Dân tộc Cơ cấu tổ chức Uỷ ban Dân tộc Danh bạ điện thoại Ủy ban Dân tộc Ban Dân tộc các tỉnh

Hoạt động của UBDT

Hoạt động của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Giàng Seo Phử Thông tin chỉ đạo, điều hành Lịch làm việc của lãnh đạo 65 năm Cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ nhất Phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số và miền núi Trình diễn trang phục truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam lần thứ I năm 2011

Văn kiện của Đảng về Chính sách dân tộc Bác Hồ với đồng bào DT Đại biểu Quốc hội là người DTTS các khóa

Khóa XI Khóa XII

Các Dân tộc Việt Nam

Đại gia đình các dân tộc Việt Nam Khái quát đời sống kinh tế - xã hội theo nhóm ngôn ngữ Một số thông tin cơ bản các tỉnh vùng dân tộc và miền núi Hình ảnh cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam Bức tranh văn hoá các dân tộc Việt Nam

Ấn phẩm về lĩnh vực công tác dân tộc

Các Báo và Tạp chí tham gia tuyên truyền cho công tác dân tộc Truyền hình tiếng dân tộc - VTV5 Hệ phát thanh tiếng dân tộc - VOV4 Truyền hình tiếng Khmer Các chương trình và dự án đã phê duyệt

Văn bản về lĩnh vực Công tác dân tộc
TIN MỚI
Dân tộc Online

Thời sự Bản tin ảnh Điểm báo

Tin Hoạt động

Hội nghị - Hội thảo Tin tức Tổng hợp

Chủ trương - Chính sách

Chủ trương - Chính sách Kết quả - Đánh giá

Thời sự - Chính trị

Trong nước Quốc tế

Nghiên cứu - Trao đổi Kinh tế - Xã hội

Kinh tế Xã hội Gương làm kinh tế giỏi

Y tế - Giáo dục

Y tế Giáo dục

Văn hoá - Thể thao

Văn hoá Thể thao Phong tục - Tập quán Ẩm thực

Công nghệ - Môi trường

Công nghệ Môi trường

Pháp luật Quốc tế
TÌM KIẾM

LIÊN KẾT

28/07/2010
Giải pháp phát triển giáo dục cho các dân tộc ít người
Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số với khoảng 11 triệu người, chiếm 13,7% dân số cả nước. Đặc điểm phân bố dân cư của các dân tộc thiểu số là sống phân tán và đan xen. Nhưng một số dân tộc cũng có những địa bàn quần tụ đông đảo.

Theo tiêu chí nước ta có 9 dân tộc rất ít người: Cơ Lao, Bố Y, Cống, Mảng, Brâu, Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Ơ Đu.

Theo báo cáo của Uỷ ban nhân dân 6 tỉnh Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Nghệ An, Kon Tum [tháng 8/2009], dân tộc Mảng có dân số là 4376 người, dân tộc Cơ Lao có dân số 2334 người, dân tộc Cống có dân số là 2612 người, dân tộc Si La có dân số là 656 người, dân tộc Bố Y có dân số là 1824 người; dân tộc Pu Péo có dân số là 404 người, dân tộc Rơ Măm có dân số là 398 người, dân tộc Brâu có dân số là 499 người, dân tộc Ơ Đu có dân số là 381 người. Những dân tộc nói trên chủ yếu cư trú trên địa bàn các tỉnh miền núi biên giới đang có nguy cơ suy giảm về mọi mặt, cần được Nhà nước quan tâm để bảo tồn và phát triển.

Dân số các dân tộc rất ít người phát triển chậm, do tình trạng hữu sinh vô dưỡng, công tác y tế chưa đảm bảo. Nhiều cặp vợ chồng không có con dẫn đến dân số tăng chậm và có nguy cơ suy thoái nòi giống do quan hệ hôn nhân cận huyết thống. Tuổi thọ trung bình của người dân chỉ khoảng 45 tuổi. Quy mô gia đình các dân tộc rất ít người nhỏ, chỉ gồm bố mẹ và có từ 1 đến 2 con, mặc dù Nhà nước cho sinh đến con thứ 3.

Cho đến nay, do các yếu tố lịch sử để lại, điều kiện tự nhiên quá khó khăn, các dân tộc rất ít người đang ở tình trạng đói nghèo, lạc hậu, có nguy cơ suy giảm về mọi mặt, không tự phát triển được. Có những dân tộc rất ít người chưa có người nào tốt nghiệp trung học phổ thông và vào cao đẳng, đại học [Brâu, Rơ Măm].

Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển giáo dục dân tộc được quan tâm cụ thể ở các lĩnh vực như: phát triển mạng lưới trường lớp và nâng cao dân trí, ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống trường lớp, cơ sở vật chất các cấp học, mở thêm các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú và có chính sách đào tạo đủ giáo viên cho các vùng này.

Việc xây dựng, quy hoạch, đào tạo đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số có vị trí đặc biệt quan trọng trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Nhà nước dành riêng chỉ tiêu cử tuyển đối với những dân tộc thiểu số chưa có hoặc có rất ít cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp; có chính sách tạo nguồn tuyển sinh trên cơ sở tạo điều kiện thuận lợi để học sinh các dân tộc này vào học trường phổ thông dân tộc nội trú, dự bị đại học dân tộc và tăng thời gian học dự bị đại học.

Những chủ trương và chính sách của Đảng dành cho đồng bào dân tộc thiểu số là không phân biệt về số dân của từng tộc người.

Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc bảo tồn và phát triển các dân tộc rất ít người. Trong những năm gần đây, để bảo tồn và hỗ trợ các dân tộc rất ít người phát triển về mọi mặt, đã có một số Đề án được Chính phủ chỉ đạo thực hiện. Theo công văn số 933/CP-ĐP của Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban Dân tộc cùng các tỉnh Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu, Lao Cai, Nghệ An, Kon Tum triển khai các Dự án bảo tồn 5 dân tộc Pu Péo, Si La, Brâu, Rơ Măm, Ơ Đu. Hỗ trợ về giáo dục đối với những dân tộc này là một hợp phần của Dự án.

Thực tế hiện nay đã đặt ra một yêu cầu cấp thiết đòi hỏi Nhà nước phải có sự hỗ trợ tập trung và đủ mạnh để tạo điều kiện cho các dân tộc rất ít người đang có nguy cơ suy giảm về mọi mặt được thực hiện quyền bình đẳng dân tộc trong mọi hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, đặc biệt là quyền được đến trường, được học tập nâng cao trình độ.

Các dân tộc rất ít người cần được sự quan tâm đặc biệt hơn nữa, xây dựng và triển khai thực hiện những chính sách đặc biệt để con em đồng bào dân tộc rất ít người có điều kiện theo học liên tục tại các cơ sở giáo dục. Góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các dân tộc rất ít người ở địa phương.

Thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, cùng với sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của cộng đồng các dân tộc, sự nghiệp giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và vùng dân tộc rất ít người nói riêng đã đạt được một số kết quả.

Mạng lưới trường lớp đã phủ kín tới các xã có đồng bào dân tộc rất ít người sinh sống. Trường lớp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đã có đến tận trung tâm xã, thị trấn. 100% các thôn bản vùng đặc biệt khó khăn đều có điểm trường lẻ. ở các địa bàn khó khăn, các điểm trường tiểu học dạy đến hết lớp 3. Từ lớp 4, 5 học sinh ra học tại điểm trường chính tại trung tâm xã. Đa số các trường tiểu học ở địa bàn khó khăn tổ chức bán trú cho học sinh ở cách xa trường. Các huyện đều đã có trường trung học phổ thông. Đặc biệt, 100% số huyện có dân tộc rất ít người sinh sống đều có trường phổ thông Dân tộc nội trú cấp huyện. Nhiều huyện có thêm trường phổ thông Dân tộc nội trú cụm xã.
Tỷ lệ huy động học sinh dân tộc rất ít người đến trường đạt được kết quả khả quan trong những năm gần đây.

Năm học 2009-2010, tỷ lệ huy động học sinh dân tộc rất ít người cấp tiểu học trung bình của cả 9 dân tộc vào khoảng 94,5%; tỷ lệ này ở cấp trung học cơ sở vào khoảng 91,3%. ở tỉnh Hà Giang, tỷ lệ này lần lượt là 96,8% và 94%; ở tỉnh Lào Cai là 100% và 98,8%. ở xã Chung Chải và Pa Tần, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, tỷ lệ huy động học sinh dân tộc rất ít người ở tiểu học và trung học cơ sở đạt tới 100%.

Học sinh dân tộc rất ít người nói chung đều ngoan và thực hiện đúng nội quy, quy định của nhà trường. Trong 3 năm học 2007-2008, 2008-2009, và học kỳ I năm học 2009-2010, có khoảng 93% học sinh dân tộc rất ít người đạt hạnh kiểm khá và tốt ở tất cả các cấp học.

Về kết quả học tập, tuy số lượng không nhiều, nhưng vẫn có học sinh dân tộc rất ít người đạt học lực khá, giỏi ở tất cả các cấp học. Năm học 2008-2009, tỷ lệ học sinh tiểu học đạt giỏi của cả 9 dân tộc khoảng 8,5%. ở trung học cơ sở, tỷ lệ học sinh đạt học lực giỏi khoảng 1,5% và tỷ lệ này ở trung học phổ thông là dưới 1%. Cá biệt, có học sinh dân tộc rất ít người thi đỗ thẳng vào trường đại học, cao đẳng không qua cử tuyển.

Những chính sách giáo dục đã và đang thực hiện cho học sinh các dân tộc rất ít người nhằm tạo sự bình đẳng về văn hoá giáo dục, khuyến khích, động viên các em đi học. Các dân tộc rất ít người đã và đang được hưởng những chính sách về giáo dục dân tộc giống như những dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam. Ngoài ra còn có chính sách đặc thù cho các dân tộc trong vùng dự án.

Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế như mạng lưới trường lớp và cơ sở vật chất mặc dù đã được quan tâm đầu tư song vẫn chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục.

Khảo sát thực tế tại các tỉnh có dân tộc rất ít người sinh sống cho thấy: cơ sở vật chất ở nhiều điểm trường tiểu học còn nhiều phòng học tạm, thiếu nhà công vụ cho giáo viên, thiếu công trình vệ sinh, công trình nước sạch, thiết bị dạy học trong các trường còn thiếu.

Trong tổng số 20 bản dân tộc Mảng sinh sống mới có 7/20 bản có phòng học kiên cố và bán kiên cố, còn lại là nhà tạm. Một số bản của huyện Mường Tè tuy đã có lớp học mầm non, song số phòng học này đều ở dạng bán kiên cố và nhà tạm. Phần lớn các điểm trường tại nơi dân tộc Bố Y, Cờ Lao, Pu Péo sinh sống chưa có điều kiện tách riêng cơ sở vật chất của trường mầm non và trường tiểu học.

Tại các điểm trường chính, các trường trung học cơ sở xã và cụm xã, trường phổ thông Dân tộc nội trú cấp huyện, cấp tỉnh còn nhiều trường chưa có phòng thí nghiệm thực hành, phòng học bộ môn, thư viện, nhà công vụ cho giáo viên.

Nhiều trường mầm non có học sinh dân tộc rất ít người ở 6 tỉnh trong phạm vi của Đề án chưa có đủ phòng học, nhà bếp và các phương tiện phục vụ việc tổ chức nấu ăn cho trẻ.
Tỷ lệ huy động học sinh dân tộc rất ít người ở cấp tiểu học và trung học cơ sở chưa đồng đều ở các tỉnh có dân tộc rất ít người cư trú. ở tỉnh Lai Châu, tỷ lệ này là thấp [tỷ lệ huy động học sinh dân tộc rất ít người ở cấp tiểu học khoảng 74% và trung học cơ sở khoảng 85,5%].

Càng lên cấp học cao hơn, số học sinh dân tộc rất ít người càng ít, tỷ lệ học sinh dân tộc rất ít người học lên trung học phổ thông năm học 2009-2010 trung bình của cả 9 dân tộc chỉ vào khoảng 45% với 189 học sinh. Năm học 2008-2009, dân tộc Brâu và dân tộc Rơ Măm không có học sinh nào học trung học phổ thông. Năm học 2009-2010, có 4 học sinh người Brâu và 3 học sinh người Rơ Măm học lớp 10. Tỷ lệ học sinh dân tộc rất ít người vào học trung học phổ thông tại 2 xã Chung Chải và Nậm Kè, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên chỉ vào khoảng 28%. Tỷ lệ này ở Lai Châu còn thấp hơn, vào khoảng 20%.

Số học sinh dân tộc rất ít người được vào học các trường phổ thông Dân tộc nội trú cấp huyện, cấp tỉnh còn rất ít: năm học 2008-2009 có khoảng 200 học sinh của 9 dân tộc rất ít người học tại các trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh và huyện. ở một số tỉnh, học sinh các dân tộc rất ít người không đủ điều kiện để có thể ưu tiên cử tuyển vào các trường phổ thông Dân tộc nội trú cấp tỉnh và huyện. ở một số tỉnh khác, học sinh dân tộc rất ít người lại ít có cơ hội được vào học tại các trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện và tỉnh.

Tỷ lệ học sinh dân tộc rất ít người được vào học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và trường nghề còn rất thấp. Các tỉnh có dân tộc rất ít người đã quan tâm đến việc cử tuyển học sinh vào các trường đại học và cao đẳng nhưng nguồn học sinh có đủ tiêu chuẩn để cử tuyển còn rất hạn chế. Vì vậy, số học sinh các dân tộc rất ít người theo học tại các trường đại học, cao đẳng hầu như không có. Số người có trình độ cao đẳng, đại học rất ít. Tính đến năm 2007, sau 15 năm thực hiện chế độ cử tuyển, mới có 29 học sinh các dân tộc rất ít người được cử tuyển vào các trường đại học, cao đẳng Trung ương và địa phương.

Càng lên cấp học cao, tỷ lệ học sinh dân tộc rất ít người đạt học lực khá, giỏi càng thấp. Năm học 2008-2009, tỷ lệ học sinh tiểu học đạt giỏi của cả 9 dân tộc khoảng 8,5%. ở trung học cơ sở, tỷ lệ học sinh đạt học lực giỏi chỉ khoảng 1,5% và tỷ lệ này ở trung học phổ thông là dưới 1%. Tỷ lệ học sinh yếu, kém tính chung cho cả 9 dân tộc khoảng 9,1% ở trung học cơ sở và gần 60% ở trung học phổ thông. Tỷ lệ học sinh yếu, kém ở trung học phổ thông của học sinh Brâu là 75% và tỷ lệ học sinh yếu, kém ở trung học phổ thông của học sinh Rơ Măm là 100%.

Một số chính sách chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển giáo dục cho các dân tộc rất ít người.

Học sinh dân tộc rất ít người được hưởng các chế độ chính sách chung như học sinh dân tộc thiểu số. Đã có một số chương trình, dự án hỗ trợ học sinh dân tộc rất ít người, nhưng các chương trình và dự án cũng chưa hỗ trợ việc nuôi dưỡng các trẻ mầm non dân tộc rất ít người, đảm bảo cho các em được ăn no, mặc ấm, đủ sức khỏe để phát triển.
Các Đề án hỗ trợ phát triển các dân tộc rất ít người của Uỷ ban Dân tộc theo công văn số 933/CP-ĐP ngày 14/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ phát triển các dân tộc rất ít người [dưới 1000 người] như Pu Péo, Si La, Brâu, Rơ Măm, Ơ Đu tại các tỉnh Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu, Lao Cai, Nghệ An, Kon Tum đến năm 2010 kết thúc. Như vậy, rất cần có một chính sách tiếp tục hỗ trợ cho trẻ em và học sinh 5 dân tộc này để động viên các em đến trường.

Còn có nhiều điểm trường tiểu học có học sinh các dân tộc rất ít người chưa được các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ do nằm ở nơi có địa hình, giao thông quá khó khăn.
Thu nhập của đồng bào dân tộc rất ít người thấp, đời sống khó khăn, mức trợ cấp cho học sinh dân tộc thiểu số như hiện nay là quá thấp, học sinh các dân tộc rất ít người khó có thể theo học.

Để thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục-đào tạo cho các dân tộc rất ít người cần một số giải pháp:

Tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải phát triển giáo dục cho các dân tộc rất ít người

Tăng cường công tác truyền thông nhằm:

Nâng cao nhận thức của các cấp uỷ đảng, chính quyền, cộng đồng, phụ huynh học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên và học sinh để thấy rõ việc phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người là rất quan trọng và cấp thiết.

Vận động các gia đình dân tộc rất ít người cho con em đến trường mầm non, theo học phổ thông, học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.

Vận động sự tham gia của cộng đồng phát triển giáo dục cho 9 dân tộc rất ít người.

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của đồng bào các dân tộc rất ít người về việc bảo vệ môi trường, giáo dục kĩ năng sống và phòng chống các tệ nạn xã hội...

Tăng cường công tác xã hội hoá giáo dục, huy động các nguồn lực trong nước và các tổ chức quốc tế để phát triển giáo dục cho các dân tộc rất ít người.

Đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục có học sinh dân tộc rất ít người.

Hoàn thiện hệ thống trường, lớp tại các thôn, bản có học sinh dân tộc rất ít người để đảm bảo huy động học sinh dân tộc rất ít người các cấp học phổ thông đến trường. Xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư thiết bị dạy học cho các trường mầm non, tiểu học, phổ thông dân tộc nội trú có học sinh dân tộc rất ít người đảm bảo đủ điều kiện để nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em, học sinh các dân tộc rất ít người.

Đảm bảo đủ phòng học, công trình phụ, công trình vệ sinh, công trình nước sạch, trang bị đồ dùng dạy học tại các điểm trường ở các thôn bản có học sinh các dân tộc rất ít người.

Nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục. Biên soạn tài liệu về bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc rất ít người; tài liệu hỗ trợ giáo viên dạy mẫu giáo cho 9 dân tộc rất ít người; tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học phù hợp đối tượng học sinh dân tộc ít người ở các bậc học mầm non [mẫu giáo], tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông; tài liệu hỗ trợ học sinh dân tộc ít người nâng cao khả năng tiếng Việt; tài liệu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh dân tộc ít người [phòng chống HIV/AIDS, ma túy...].

Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục ở các cơ sở giáo dục có học sinh các dân tộc rất ít người và tổ chức cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục tham quan học tập, nghiên cứu ngắn hạn ở nước ngoài;

Xây dựng chính sách phù hợp và triển khai thực hiện hỗ trợ trẻ em, học sinh, sinh viên các dân tộc rất ít người.

Xây dựng chính sách cho trẻ mẫu giáo dân tộc rất ít người tại các trường, lớp mầm non công lập.

Xây dựng chính sách cho học sinh các dân tộc rất ít người tại các trường tiểu học.

Xây dựng, bổ sung chính sách cho học sinh các dân tộc rất ít người tại các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện và tỉnh.

Ngoài ra các em còn được hưởng chế độ như các học sinh dân tộc thiểu số khác.

- Xây dựng chính sách cho học sinh dân tộc rất ít người sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học.

- Xây dựng chính sách cho sinh viên dân tộc rất ít người tại các trường dự bị đại học dân tộc, đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề.

PGS. TS Ngô Quang Sơn

TS. Nguyễn Thị Kim Thành

[ Quay lại ]

THÔNG BÁO

Quyết định Ban hành Quy định công tác số hóa văn bản đi, đến của Ủy ban Dân tộc [Xem nội dung chi tiết tại đây]

Thông báo về việc quản lý hộp thư điện tử của Ủy ban Dân tộc nhằm đảm bảo an ninh, an toàn thông tin. Nội dung chi tiết xem tại đây

TÌM NHANH

TIN MỚI CẬP NHẬT

Hội nghị tham vấn ý kiến các Bộ, ngành vào dự thảo văn kiện Chương trình 135 giai đoạn III

9 nhóm giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2013

Hà Giang: Năm 2012 có 6.748 hộ thoát nghèo

Ngành Công tác Dân tộc: Dấu ấn năm 2012

Thực trạng và một số giải pháp nhằm quản lý, sử dụng đất đai có hiệu quả ở Tây Nguyên

THÔNG TIN NỘI BỘ

DB điện thoại nội bộ
Danh sách cán bộ UB
Thư viện điện tử
CD 60 năm công tác DT
CEMA trên đĩa CDROM
CD đào tạo CNTT - CT135
CEMA trên UNDP
Năm quốc tế về miền núi

THÀNH VIÊN
Người online:
Khách:
Thành viên:
Tổng số: 0
Số người truy cập: 66,443,617

Cơ quan chủ quản : Uỷ ban Dân tộc. Giấy phép số : 455/GP-BC do Cục Báo chí - Bộ Văn hoá Thông tin cấp ngày 18/10/2004.
Bản quyền thuộc Ủy ban Dân tộc. Địa chỉ : Số 80, Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại : 04.37333511.
Khi đăng ký tài khoản người dùng trên website này, bạn đồng ý rằng bạn đã chấp nhận Chính sách đảm bảo an toàn thông tin cá nhân.
Website xem tốt nhất ở trình duyệt IE 5 trở lên, màn hình có độ phân giải 800x600 & Flash Player 8.
Phát triển dựa trên mã nguồn của phpNuke. Execution time: 0.2 secs

Video liên quan

Chủ Đề