Đánh giá hà nội đi học lại

Tính đến thời điểm hiện tại, học sinh các khối lớp ở Hà Nội có gần 8,5 tháng nghỉ hè và học trực tuyến khiến không ít phụ huynh đặt ra câu hỏi bao giờ con được đến trường.

Học sinh lớp 9 tại 18 huyện, thị xã ngoại thành Hà Nội đã được đến trường học trực tiếp. Ảnh: Tường Vân.

Đóng mở trường học liên tục ảnh hưởng đến tâm lí thầy-trò

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, trẻ mầm non, học sinh các cấp tại Hà Nội bắt đầu dừng đến trường từ cuối tháng 4, đầu tháng 5.2021.

Đến đầu tháng 11, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội [GDĐT] cho phép học sinh lớp 9 của 18 huyện, thị xã ngoại thành được đến trường học trực tiếp. Đầu tháng 12, ở những quận, huyện thuộc vùng 1, vùng 2, học sinh lớp 12 được đến trường trở lại theo phương án 50% đến trường học trực tiếp và số còn lại học trực tuyến.

Tuy nhiên, do số ca mắc COVID-19 ngày một tăng, nhiều quận, huyện gia tăng mức độ dịch từ vùng vàng sang vùng cam khiến nhiều trường học phải liên tục chuyển đổi phương thức dạy học từ trực tiếp sang trực tuyến.

Trong suốt thời gian 2 con phải học trực tuyến, gia đình chị Nguyễn Thị Lan Phương [Hà Đông, Hà Nội] luôn mong đợi con được đến trường học trực tiếp. Tuy nhiên, trước quy định về việc tổ chức dạy học đối với học sinh tại Hà Nội, chị Phương lại có phần lo lắng, e ngại:

“Hiện nay, học sinh từ cấp THCS đã được tiêm vaccine phòng COVID-19 nên tôi hy vọng Hà Nội sớm có phương án cho các cháu trở lại trường học trực tiếp, đặc biệt là học sinh cuối cấp.

Bên cạnh đó, tôi rất mong Bộ Y tế tính toán lại, thay đổi cách thức đánh giá mức độ dịch, tránh tình trạng học sinh liên tục thay đổi từ học trực tiếp sang gián tiếp do địa bàn thay đổi cấp độ dịch làm ảnh hưởng, xáo trộn việc học, tâm lí của cả thầy và trò”.

Cần sớm đưa học sinh trở lại trường

Tại nhiều tỉnh thành như Bắc Giang, Thanh Hóa, Ninh Bình,… khi dịch bệnh tấn công vào trường học, xuất hiện hàng trăm ca F0 là giáo viên, học sinh nhưng việc dạy học trực tiếp vẫn được duy trì theo phương án: xuất hiện F0 đến đâu, truy vết, khoanh vùng. Khi ổn định, các trường tiếp tục quay lại dạy học trực tiếp.

Những trường còn lại vẫn dạy học trực tiếp và theo dõi sát tình hình dịch bệnh, không tổ chức các hoạt động tập trung đông người. So với các địa phương khác, Hà Nội đóng cửa trường học quy mô rộng và thời gian dài nhất.

Mới đây, đại diện Sở GDĐT Hà Nội cho biết, trong thời gian tới, căn cứ tình hình dịch COVID-19, Sở GDĐT Hà Nội xây dựng các lộ trình, kế hoạch và các phương án để báo cáo với UBND TP.Hà Nội.

Dự kiến, nếu không có gì thay đổi, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2022, Sở GDĐT Hà Nội sẽ tiếp tục đề xuất với thành phố cho học sinh từ khối 7 đến 12 đi học trở lại 100% ở tất cả 30 quận, huyện.

Dưới góc nhìn của chuyên gia y tế, nhận xét về quy định mở cửa trường học tại Hà Nội, PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng [Bộ Y tế] nhận định, việc mở cửa đón học sinh cần thực hiện linh động theo tình hình thực tế. 

"Dù 1 quận được đánh giá mức độ dịch cấp độ 3 nhưng không phải tất cả phường, xã thuộc quận đều ở mức nguy cơ cao của dịch bệnh. 

Trường học thuộc khu vực phường, phố thuộc vùng an toàn vẫn có thể tổ chức đón học sinh đến trường với điều kiện thực hiện nghiêm các quy định an toàn khi đón học sinh do Bộ GDĐT quy định" - ông Phu nói. 

© 1999 - 2022 Báo Lao Động
Cơ quan của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Giấy phép số 34/GP-CBC do Cục Báo Chí - Bộ TTTT cấp ngày 18.08.2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Ngọc Hiển
Địa chỉ liên hệ:
Số 06, Phạm Văn Bạch, phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội

Thông tin liên hệ:
Tòa soạn: [+84 24] 38252441 - 35330305
Báo điện tử: [+84 24] 38303032 - 38303034
Email:  -
Quảng cáo: [+84 24] 39232694 [Báo in] [+84 24] 35335237 [online]
Đường dây nóng: 096 8383388 * Bạn đọc: [+84 24] 35335235

Sáng nay, học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 ở 18 huyện, thị xã của Hà Nội đã đến trường học trực tiếp sau hơn 9 tháng phải tạm dừng vì dịch COVID-19. Hồi hộp, vui mừng nhưng cũng xen những lo lắng là tâm trạng của đa số phụ huynh và cả học sinh khi các em chưa được tiêm vaccine.

Vui đến mất ngủ

Đến trường từ rất sớm và vui vẻ nô đùa cùng các bạn, Vũ Khánh Linh, học sinh lớp 5C, Trường Tiểu học Phạm Tu [huyện Thanh Trì] cho biết ngay khi nhận được tin sẽ được đi học trở lại, em đã reo lên vì vui sướng. “Em vui đến không ngủ được. Tối qua em cũng mất ngủ vì quá hồi hộp và chỉ mong trời mau sáng để được đến trường gặp các bạn và cô giáo,” Linh hào hứng chia sẻ.

Không chỉ Khánh Linh, đây cũng là tâm thế chung của rất nhiều học sinh của Hà Nội trong buổi sáng nay, khi đã quá lâu không được bước chân tới trường. Trần Minh Quân, lớp 4H, Trường Tiểu học Thanh Liệt cho biết ngay từ ngày 5/2, khi Hà Nội quyết định cho học sinh tiểu học đi học trở lại, em đã rất háo hức chờ đợi để lại được khoác ba-lô tới trường.

Học sinh đến trường từ rất sớm vì mong gặp lại bạn bè, thầy cô. [Ảnh: Nguyễn Nam/Vietnam+]

Với cô học trò nhỏ Nguyễn Quế An, học sinh lớp 2, Trường Tiểu học Thanh Liệt, sáng nay là một sáng đặc biệt: “Hôm nay con rất vui vì khi đến trường con được gặp bạn bè,” An vui vẻ nói.

Ra tận cổng trường đón học sinh, cô Trần Thị Loan, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thanh Liệt cho biết bản thân mình cũng hồi hộp không khác gì các học trò. “Tất cả các thầy cô đều rất phấn khởi được đón học sinh sau thời gian dài các con phải học trực tuyến vì dịch COVID-19. Chúng tôi cũng cố gắng tạo thế vui vẻ, thoải mái nhất cho học sinh, để các con cảm nhận được đến trường là hạnh phúc,” cô Loan chia sẻ.

Tại trường Tiểu học Phạm Tu, dù 7 giờ 45 học sinh mới bắt đầu vào học nhưng cô hiệu trưởng Lê Thị Thu Hằng cùng các giáo viên đã đến từ lúc hơn 6 giờ sáng, tất bật chuẩn bị đón học trò. Riêng khối lớp 1 được bố trí học buổi chiều.

Học sinh được giáo viên chào đón và chỉ dẫn vào các lớp học. [Ảnh: TTXVN]

"Với lớp 1, hôm nay cũng là lần đầu tiên các con đến trường nên chúng tôi đã lên kịch bản để chào đón các con thật nồng nhiệt. Giáo viên sẽ đón các con từ cổng trường, đưa vào tận lớp giao cho giáo viên chủ nhiệm để các con không cảm thấy bơ vơ, lạc lõng ở ngôi trường mới. Trường cũng sẽ tổ chức đưa các con đi thăm quan khuôn viên, giới thiệu các khu vực của trường như chỗ rửa tay, khu vệ sinh…để các con làm quen. Giáo viên sẽ tổ chức các hoạt động giao lưu để cô trò làm quen với nhau và với các bạn,” cô Hằng chia sẻ.

Mong được tiêm vaccine

Vui mừng vì được đến trường nhưng Vũ Khánh Linh, học sinh Trường Tiểu học Phạm Tu cho hay em cũng có chút lo lắng vì dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp trên địa bàn Thủ đô. “Em mong sớm được tiêm vaccine để yên tâm hơn khi tới lớp,” Linh chia sẻ.

Với các phụ huynh, những lo lắng còn lớn hơn. Con đã đi vào lớp nhưng chị Vũ Thị Loan, phụ huynh lớp 3B, Trường Tiểu học Thanh Liệt vẫn cố đến sát cổng trường để nhìn con thêm chút nữa, cho đến khi con vào hẳn trong lớp chị mới yên tâm trở ra.

“Con đi học, dù tin tưởng vào kế hoạch phòng dịch của trường cũng như chủ trương, tính toán của thành phố, nhưng tôi cũng không tránh khỏi lo lắng,” chị Loan nói.

Học sinh được kiểm tra thân nhiệt trước khi vào lớp. [Ảnh: Nguyễn Nam/Vietnam+]

Hai tâm trạng đan xen, vừa mừng, vừa lo cũng là nỗi niềm của chị Đỗ Thị Ngà. “Tôi đã chuẩn bị cho con đầy đủ khẩu trang, nước uống, dặn dò con rất kỹ. Mong con sớm được tiêm vaccine để nếu lỡ có bị bệnh, triệu chứng cũng nhẹ hơn,” chị Ngà trải lòng. Đây cũng là mong mỏi của anh Nguyễn Đức Lập, phụ huynh Trường Tiểu học Thanh Liệt. “Người lớn đã được tiêm đến mũi thứ ba nên tôi hy vọng con sẽ được tiêm càng sớm càng tốt để tăng sức đề kháng,” anh Lập nói.

[Bộ GD-ĐT yêu cầu tránh quá tải, áp lực với học sinh khi học trực tiếp]

Bên cạnh lo lắng về dịch bệnh, các phụ huynh cũng mong Thủ đô sớm xem xét việc tổ chức cho học sinh ăn bán trú trở lại. Có hai con nhỏ, một học lớp 5, một học lớp 1 của Trường Tiểu học Thanh Liệt, chị Đỗ Thị Ngà cho hay mình chưa biết phải thu xếp như thế nào khi con lớn học buổi sáng, con nhỏ học buổi chiều.

“Bình thường học trực tuyến, các con tự trông nhau nhưng học trực tiếp, lại lệch buổi, tôi chưa biết sẽ phải bố trí trông con như thế nào vì bạn lớp 1 còn quá nhỏ. Sáng nay đưa bạn lớn đi học, tôi miễn cưỡng phải để bạn bé ở nhà một mình, dù không yên tâm. Bên cạnh đó, việc đưa đón con ngày 4 lần cũng ảnh hưởng rất nhiều đến công việc,” chị Ngà nói.

Theo dự tính của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, sau khi các khối từ lớp 1 đến lớp 6 của 18 huyện và thị xã đi học trở lại, Sở sẽ có rà soát, đánh giá và nếu tình hình dịch được kiểm soát, Sở sẽ đề xuất Uỷ ban Nhân dân thành phố xem xét cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 của 12 quận nội thành đi học từ ngày 21/2. Trước đó, ngày 8/2, học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 trên toàn thành phố đã trở lại trường học trực tiếp sau thời gian dài tạm dừng vì dịch bệnh./.

Chủ Đề