Đánh giá ngành công nghiệp điện tử tin học

IV. Công nghiệp điện tử - tin học

1. Vai trò

- Ngành công nghiệp trẻ.

- Ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước.

- Là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.

2. Cơ cấu 

Gồm 4 phân ngành:

- Máy tính [thiết bị công nghệ, phần mềm]: Hoa Kì, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Trung Quốc, Ấn Độ...

- Thiết bị điện tử [linh kiện điện tử, các tụ điện, các vi mạch,..]: Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Ấn Độ, Ca-na-đa, Đài Loan, Ma-lai-xi-a...

- Điện tử tiêu dùng [ti vi màu, cát sét, đồ chơi điện tử, đầu đĩa..]: Hồng Kông, Nhật Bản, Xin-ga-po, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan...

- Thiết bị viễn thông [máy fax, điện thoại..]: Hoa Kì, Nhật Bản, Hàn Quốc...

3. Đặc điểm sản xuất và phân bố

- Đặc điểm sản xuất: Ít gây ô nhiễm môi trường, không tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước, không chiếm diện tích rộng, có yêu cầu cao về lao động, trình độ chuyên môn kĩ thuật.

- Phân bố: Các nước đứng đầu: Hoa Kì, Nhật Bản, EU,..

Tại sao công nghiệp điện tử - tin học là một ngành công nghiệp trẻ, bùng nổ mạnh?

Nội dung chính Show

  • Tại sao công nghiệp điện tử - tin học là một ngành công nghiệp trẻ, bùng nổ mạnh?
  • Công nghiệp điện tử học gì
  • Vai trò của công nghiệp điện tử trong xu thế kinh tế
  • Vai trò và đặc điểm công nghiệp điện tử tin học?
  • Câu 4: Vai trò và đặc điểm công nghiệp điện tử tin học?
  • Video liên quan

Share

Xem

Công nghiệp điện tử học gì

Bất cứ sinh viên nào theo học công nghiệp điện tử cũng đều có lợi hơn sinh viên những ngành học khác bởi kiển thức của riêng ngành học này rất rộng, lại có thể ứng dụng được vào những công việc khác nhau, thậm chí là trái ngành. Sinh viên khi đào tạo sẽ được học những kiến thức tổng quát về điện tử công nghiệp. Trong đó phải nắm rõ được nguyên lý hoạt động, trình bày được cấu tạo, của tất cả các hệ thống bảo vệ, cảm biến, đo lường và bộ điều khiển tự động ở các thiết bị điện tử công nghiệp.

Đặc biệt, học viên phải hiểu được sơ đồ mạch của tất cả các thiết bị điện tử công nghiệp phổ biến như: mạch điện inverter của các thiết bị điện, UPS, bộ ổn áp máy phát điện [AVR], bộ điều nhiệt, máy xi mạ, bộ biến tần, … để khi xảy ra sự cố kĩ thuật có thể sửa chữa được ngay.

Học viên còn phải phân tích, làm rõ được nguyên nhân gây ra các sự cố hỏng hóc ở các thiết bị điện tử công nghiệp sau đó ứng dụng, tìm được giải pháp khắc phục kịp thời, nhanh chóng. Nói chung công nghiệp điện tử là một ngành học phức tạp đòi hỏi người học phải thật sự chuyên tâm vào kiến thức, tích cực rèn luyện, trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm làm việc thì mới có thể hành nghề sau khi tốt nghiệp.

Bất cứ sinh viên nào theo học công nghiệp điện tử cũng đều có lợi – Nguồn Internet

Vai trò của công nghiệp điện tử trong xu thế kinh tế

Trong những năm trở lại đây, ngành công nghiệp điện tử có tốc độ tăng trưởng chóng mặt và trở thành ngành công nghiệp chủ chốt, mũi nhọn trong nền kinh tế nước nhà. Xu hướng chuyển dịch và đầu tư vào ngành công nghiệp điện tử được rất nhiều nhà đầu tư chú trọng. Hầu hết những doanh nghiệp điện tử lớn hàng đầu thế giới đã có mặt trong nước như: Samsung, LG, Canon, Intel, Panasonic, Toshiba… Nền kinh tế trong nước phát triển mạnh đi lên cũng nhờ ngành công nghiệp điện tử thu hút được sự đầu tư từ trong và ngoài nước.

Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp đào tạo chuyên ngành điện tử công nghiệp cũng xuất hiện ngày một nhiều và được chú trọng đầu tư, phát triển, liên tục tiếp thu, lĩnh hội những kiến thức mới để theo kịp với thời đại. Bản thân những bạn trẻ theo học ngành này cũng không ngừng cố gắng hoàn thiện kiến thức, kỹ năng làm việc để đáp ứng yêu cầu đổi mới kỹ thuật liên tục của ngành công nghiệp điện tử.

Công nghiệp điện tử thu hút được sự đầu tư từ trong và ngoài nước – Nguồn Internet

Vai trò và đặc điểm công nghiệp điện tử tin học?

Câu 4: Vai trò và đặc điểm công nghiệp điện tử tin học?

Câu trả lời:

  • Vai trò:

    • Là một ngành CN trẻ, là ngành CN mũi nhọn của nhiều quốc gia, là thước đo trình độ phát triển KT-KT của đất nước.
  • Đặc điểm

    • CN điện tử ít gây ô nhiễm môi trường, không tốn diện tích. kim loại..nhưng cần nguồn lao động có trình độ kĩ thuật cao.

    • Phân bố: các nước có nền kinh tế phát triển: Hoa Kì, Nhật Bản, EU.

Với giải Câu hỏi trang 88 Địa lí lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 24: Địa lí một số ngành công nghiệp giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 24: Địa lí một số ngành công nghiệp

Câu hỏi trang 88 Địa Lí 10: Đọc thông tin, hãy nêu vai trò, đặc điểm của công nghiệp điện tử - tin học, giải thích sự phân bố của ngành này và nhận xét tác động của nó đến môi trường.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục “Công nghiệp điện tử - tin học”.

Trả lời:

- Vai trò:

+ Vai trò chủ đạo trong hệ thống sản xuất công nghiệp hiện đại, góp phần làm cho nền kinh tế thế giới chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức

+ Sự phát triển của công nghiệp điện tử tin học là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của các nước trên thế giới.

- Đặc điểm:

+ Không sử dụng diện tích rộng, không tiêu thụ nhiều kim loại, điện và nước.

+ Đòi hỏi lực lượng lao động trẻ, có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao, cơ sở hạ tầng phát triển, vốn đầu tư nhiều.

+ Sản phẩm của ngành rất phong phú và đa dạng: máy tính, thiết bị điện tử, điện tử dân dụng, thiết bị viễn thông,...

- Giải thích sự phân bố:

Công nghiệp điện tử - tin học tập trung phần lớn ở các nước phát triển và các nước công nghiệp hóa như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Trung Quốc,.. Nhiều nước đang phát triển trong đó có Việt Nam cũng đẩy mạnh sản xuất một số sản phẩm phục vụ nền kinh tế và xuất khẩu.

=> Các nước phát triển và các nước công nghiệp hóa do có trình độ khoa học - kĩ thuật cao nên ngành điện tử - tin học tập trung phần lớn ở đó.

- Tác động đến môi trường:

Lượng rác thải điện tử tăng nhanh từ việc tiêu thụ ngày càng nhiều các mặt hàng điện tử đã tạo thêm gánh nặng cho môi trường trong việc xử lí rác thải chứa các tạp chất, hóa chất độc hại.

Chủ Đề