Đánh giá những hình ảnh áp lực học tập

Chương trình học ngày càng nặng và áp lực phải vượt qua kỳ thi luôn là nỗi lo của các em nhỏ trong lứa tuổi học đường.

Và tất nhiên khi những áp lực này vượt qua khả năng chịu đựng của trẻ, hậu quả xảy ra sẽ rất nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của các em. Một số trường hợp đây còn là nguyên nhân khiến trẻ tự tử

Những áp lực học tập có dấu hiệu nhận biết là gì và gây ra hậu quả nghiêm trọng như thế nào? Làm sao để có thể giải quyết được chúng? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

  • 1 Áp lực học tập là gì?
  • 2 Thực trạng áp lực học tập của học sinh Việt Nam hiện nay
  • 3 Nguyên nhân gây áp lực học tập hiện nay
  • 4 Biểu hiện nhận biêt con đang áp lực học tập
  • 5 Hậu quả của áp lực học tập
  • 6 Cách giảm áp lực học tập cho học sinh
  • 7 Kết luận

1 Áp lực học tập là gì?

Áp lực là sự dồn nén cảm xúc tiêu cực. Đây vốn là một trạng thái tâm lý, nhưng nếu lâu dài sẽ trở thành trạng thái bệnh lý. Áp lực học tập cũng tương tự như vậy, chỉ khác vấn đề xoay quanh việc học tập của học sinh, sinh viên. Trong bài viết này, nếu nói áp lực học tập thì có nghĩa là việc học quá sức so với sức khỏe của học sinh, gây ra các áp lực căng thẳng và stress dẫn đến một số bệnh lý nghiêm trọng hơn. Với những áp lực ở mức độ nhẹ nhàng, xin phép không đề cập tới.

Trẻ em phải chịu rất nhiều áp lực nhưng người lớn cho rằng đấy là điều hiển nhiên. Thực tế trẻ cần phải được chia sẻ, thông cảm nhiều hơn chúng ta nghĩ.

Người lớn, thỉnh thoảng khi căng thẳng quá với cuộc sống, hoặc đôi lúc bất chợt nhớ về một kỷ niệm tuổi thơ, thường hay ước ao được “quay về làm trẻ con vô lo, sung sướng”. Chúng ta mặc định là trẻ con thì chẳng có áp lực gì cả. Sự thật thì trẻ cũng có rất nhiều áp lực cần được giải toả.

2 Thực trạng áp lực học tập của học sinh Việt Nam hiện nay

Con, em bạn có đang trong độ tuổi đi học hay không? hoặc bản thân bạn khi nhớ về những ngày tháng ôn thi và nhu cầu điểm số. Tâm trạng bạn lúc ấy thế nào? Thật chẳng dễ mà quên đi những áp lực học tập căng thẳng ấy. Đặc biệt, khi bạn được đào tạo bởi nền giáo dục Việt Nam.

Hiện nay ở Việt Nam, với mỗi lớp học sẽ kéo dài từ khoảng 9 tháng và trong 1 năm học thường chia làm 2 kỳ, trung bình với mỗi kỳ thì 1 môn học các bạn học sinh sẽ phải trải qua khoảng 2 đến 3 kiểm tra và 1 kỳ thi vào cuối kỳ. Vào mỗi giai đoạn chuyển cấp các bạn phải đối mặt tiếp tục với những kỳ thi.

Chính bởi sự liên tục này làm cho các bạn học sinh cảm thấy áp lực. Bên cạnh đó việc chọn trường hay chọn lớp để học cũng là một áp lực không hề nhỏ. Một số bạn muốn học ban xã hội nhưng gia đình lại muốn theo tự nhiên, hay học sinh không muốn học lớp chọn vì sợ theo không nổi nhưng ba mẹ lại muốn vô lớp chọn để được hãnh diện với gia đình, dòng họ và những người xung quanh…

Một số tình trạng cho thấy áp lực học rất lớn lên học sinh, sinh viên ở Việt Nam:

  • Hơn 75% học sinh ngủ ít hơn 8 tiếng/ ngày. Trẻ em là lứa tuổi bên cạnh học tập, cần phải được vui chơi và hoạt động thể thao. Nhưng hầu hết các e dành thời gian cho việc học và không có thời gian để tham gia các hoạt động cần thiết cho sự phát triển toàn diện của cơ thể. Hơn nữa, việc ngủ ít hơn thời gian 8 tiếng/ ngày khiến các em không đủ tỉnh táo trong các tiết học trên lớp, dẫn đến giảm khả năng taaoj trung và phân tích bài học. Sự học kéo dài 8 tiếng trên lớp và 2-4 tiếng học thêm khiến sức lực các em bị suy giảm.

  • Các kỳ kiểm tra diễn tra với tần suất lớn, các kỳ thi dựa trên kết quả điểm số đánh giá bằng cấp trực tiếp.
  • Áp lực học tập dẫn đến tình trạng sử dụng thuốc hỗ trợ. Các vị phụ huynh sẵn sàng đầu tư các loại thuốc hỗ trợ trí não, thuốc bổ não cho con mà không rõ về các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra hoặc tình trạng học sinh học tập gắng sức phải truyền nước, điện giải, truyền đạm để… lấy sức học tiếp. Đa số các áp lực tạo nên vấn đề stress và gây ra tình trạng viêm loét dạ dày hoặc nặng hơn là các bệnh như viêm đại tràng, tăng huyết áp, rối loạn đường máu, rối loạn nhịp tim, trầm cảm,…Sự can thiệp của thuốc không thể hiệu quả bằng các chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Áp lực học tập dẫn đến tình trạng đột quỵ hoặc tự tử. Tình trạng tự tử của học sinh, sinh viên Việt Nam là không nhiều, nhưng vẫn tồn tại. Trẻ không thể tâm sự với ai khi tất cả mọi người xung quanh đều ra sức thúc giục và gây áp lực cho trẻ. Đừng để sự việc đau lòng xảy ra trước khi quá muộn.
  • Khi nói về áp lực học tập tại Việt Nam, tôi có chút so sánh với với một số quốc gia khác. Các quốc gia phương Đông bao gồm Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, …có tỷ lệ tự tử ở học sinh cao hơn rất nhiều so với các quốc gia phương Tây. Điều này cho thấy một thực tế rằng: áp lực học sinh sinh viên các nước phương Đông, trong đó có quốc gia của chúng ta là quá lớn, vượt ra khỏi phạm vi chịu đựng của thế hệ làm chủ nước nhà.

Đó là thực trạng của những áp lực trong học tập mà những bạn học sinh ở Việt Nam đang gặp phải.

3 Nguyên nhân gây áp lực học tập hiện nay

Áp lực học tập gây ra bởi một vài nguyên nhân sau:

Áp lực cạnh tranh điểm số, thi đua thành tích

Kỳ vọng quá cao vào học sinh, ép các học sinh phải nâng thành tích lớp, trường lên hạng này hạng kia, thực tế học sinh đã phải nỗ lực gấp đôi các ngôi trường khác.

Chương trình học nặng về lý thuyết

Một trong những yếu tố đẩy tới tình trạng áp lực học tập hiện nay tăng cao đó chính là hệ thống chương trình học đang nặng về mặt lý thuyết. Mà thông thường những kiến thức lý thuyết thường khô khan, khó tiếp thu và khó nhớ do không được áp dụng thực tế nhiều. Các bạn thường học trước quên sau và sau đó đến mỗi kỳ thi quay lại học thuộc lòng để có thể qua được các kỳ thi.

Lịch học, ôn thi dày đặc

Một nguyên nhân nữa dẫn đến tình trạng stress ở học sinh là thời gian cho lịch học quá nhiều. Đi học trên trường có nơi chỉ có 1 buổi, có nơi học cả ngày rồi sau đó các em còn đi học thêm ở nhiều trung tâm, tối về ăn uống xong cũng phải lao vào bàn để học và chuẩn bị bài.

Ngoài ra với mỗi kỳ thi, lịch thi thường dày đặc và các em cũng phải học đêm học ngày để nắm đủ kiến thức giúp tự tin bước vào kỳ thi.

Giáo dục quan trọng điểm số thành tích

Bên cạnh đó nền giáo dục ở Việt Nam hiện nay đang bị tình trạng chạy theo thành tích điểm số, nên cũng đã tạo cho các bạn học sinh rất nhiều áp lực vô hình khác. Việc các em không đạt điểm cao, khiến lớp có thành tích kém rồi bị thầy cô đánh giá không cao … Từ đó bản thân mỗi bạn học sinh tự mang trong mình những áp lực học tập cực kỳ lớn.

>>> Thầy Nguyễn Phùng Phong là ai? Top khóa học dạy con thành tài hiệu quả

Áp lực từ phụ huynh, gia đình

Cha mẹ luôn muốn con xếp hạng cao trong lớp, nên vô tình tạo sức ép không hề nhỏ lên con trẻ. Sự cố gắng của em là có nhưng không như mong muốn vẫn bị các cha mẹ mắng nhiếc hoặc tỏ thái độ phật ý. Khiến các em cảm thấy mình không được công nhận. Hoặc gia đình bất hòa cũng là nguyên nhân khiến các em bị áp lực trong học tập.

Áp lực từ bạn bè cùng lớp

Trẻ luôn bị so sánh với bạn cùng lớp, đặc biệt là sự so sánh về điểm số, kết quả thi. Phụ huynh hay sử dụng một số từ nhạy cảm như “dốt”, “ngu”,… khi con em mình có kết quả không tốt bằng các bạn. Điều đó vô tình tạo ra cho các em thái độ tự ti, mặc cảm, cảm thấy mình kém cỏi, thua bạn bè, không tin vào năng lực của bản thân.

4 Biểu hiện nhận biêt con đang áp lực học tập

Biểu hiện stress trong học tập

Áp lực bài vở, thi cử, sự mong đợi của phụ huynh khiến trẻ dễ bị rơi vào trạng thái mệt mỏi, căng thẳng cao độ và stress. Biểu hiện của áp lực học tập thường rất khó xác định, bố mẹ dễ bỏ qua, khiến tình trạng căng thẳng của trẻ thêm nghiêm trọng.

Kết quả học tập sa sút

Nhiều người chỉ cho rằng trẻ lười nhác, ham chơi nên kết quả học tập mới sa sút. Tuy nhiên những áp lực về việc học tập đè nặng trên vai cũng rất dễ khiến trẻ học tập sa sút. Khi tinh thần bất ổn, đầu óc căng thẳng thì trẻ không thể tiếp thu kiến thức, trí nhớ cũng suy giảm đi rất nhiều.

Gặp khó khăn trong việc tập trung

Đau đầu, thần kinh căng thẳng, cơ thể mệt mỏi do áp lực học tập thường khiến trẻ tinh thần bất ổn, không thể tập trung hay tiếp nhận thông tin vào não bộ. Trẻ thường cảm thấy mệt mỏi và chán nản với mọi thứ.

Thường xuyên mất ngủ

Học tập cao độ, lo lắng về bài vở và chuyện thi cử khiến trẻ khó ngủ thậm chí không ngủ được. Đầu óc căng thẳng cộng với chứng mất ngủ kéo dài sẽ làm cho cơ thể trẻ nhanh chóng suy nhược về cả thể chất lẫn tinh thần.

Tâm trạng lo lắng bất an

Áp lực về điểm số, kết quả, sự mong đợi của gia đình khiến trẻ rất áp lực trong việc học. Các em luôn cảm thấy lo lắng, không tự tin, luôn trong trạng thái bất an và căng thẳng cao độ.

Sợ đi học sợ thầy cô

Trẻ không muốn đến lớp, sợ đi học, không muốn gặp thầy cô cũng là một dấu hiệu thường thấy của chứng stress do áp lực học tập. Trẻ luôn lo lắng sẽ bị trách mắng vì bài vở ở trường, khiến các em muốn trốn tránh.

Lầm lì, ít nói, giao tiếp với mọi người

Lầm lì, ít nói, giao tiếp với mọi người là biểu hiện của stress trong học tập. Một số trẻ khi chịu quá nhiều áp lực về việc học sẽ khiến chúng trở nên lầm lì, ít nói, ngại giao tiếp và tiếp xúc với mọi người. Chúng không muốn ai hỏi về việc học, hay có tư tưởng chống đối và trở nên cộc cằn hơn rất nhiều.

Có biểu hiện chống đối, tiêu cực

Như đã nói ở trên không phải đứa trẻ nào chịu áp lực cũng sẽ cố gắng để đạt được kết quả như mong muốn. Một số đứa trẻ khi bị stress vì học tập sẽ có biểu hiện chống đối, xuất hiện các biểu hiện tiêu cực, bất hợp tác với bạn bè, thầy cô và gia đình.

Học trước quên sau

Khi trẻ bị áp lực học tập, bài vở nhiều, môn này chưa xong, môn khác ấp tới sẽ khiến chúng không nhớ nội dung bài học, học trước quên sau. Dẫn đến chán nản không muốn học.

5 Hậu quả của áp lực học tập

Sức khỏe tinh thần giảm sút: trẻ bị áp lực tâm lý nặng nên sinh ra các vấn đề tinh thần như ủ rũ, mệt mỏi, khó chịu, cáu gắt; sự linh hoạt, năng động, sáng tạo bị hạn chế; trẻ dễ lâm vào tình trạng stress kéo dài, gây ảnh hưởng tới sức khỏe các cơ quan trong cơ thể.

Sức khỏe thể lực bị giảm sút: vấn đề trẻ không ngủ đủ giấc, không ăn uống đủ chất, không tham gia các hoạt động ngoài trời dẫn đến vấn đề chậm phát triển xương, suy giảm khả năng miễn dịch, yếu cơ, chậm phát triển chiều cao, thiếu sự nhanh nhẹn, hoạt bát trong các hoạt động xã hội,…

Tâm lý sợ học, sợ thi là một triệu chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường gặp, gây ảnh hưởng tới sinh lý và rối loạn hormon ở trẻ.

Xuất hiện các hành vi chống đối: bỏ học, trốn học, sa ngã vào cờ bạc, nghiện hút, ma túy, rượu bia… nhằm cố ý phản đối và trốn tránh hiện thực. Sự sa ngã này phần lớn là do yếu tố khách quan đem lại.

Kết quả học tập ngày càng sa sút. Đúng vậy, học để nâng cao thành tích thì thật vô lý khi nó lại phản tác dụng. Lý do là cách học áp lực là một cách học sai trái và không phù hợp với thực tế đa số học sinh.

6 Cách giảm áp lực học tập cho học sinh

Không bắt con làm tốt mọi thứ

Ngay thiên tài cũng không thể làm tốt mọi thứ. Nên ba mẹ đừng áp đặt điều đó lên con cái. Thay vì đánh giá con qua điểm số, cha mẹ hãy nhìn vào mặt tiết bộ của con.

Cùng con tìm kiếm niềm đam mê

Con sẽ không làm tốt nếu như không có niềm đam mê, vậy nên cha mẹ hãy cố gắng tìm tòi, nghiên cứu khám phá lĩnh vực mà con yêu thích. Hoặc không cha mẹ áp dụng phương pháp học tập hay bằng sơ đồ tư duy thay vì học truyền thống ví dụ khóa học “ Siêu trí nhớ học đường”, tạo khởi nguồn yêu thích và hứng thú trong con, giúp con học như khám phá, dễ nhớ, dễ hiểu.

Thực hành nhiều hơn lý thuyết

Thực hành nhiều vừa giúp con ghi nhớ kiến thức hiệu quả vừa giúp con tạo hứng thú học hành hơn. Thay vì để con học lý thuyết khô khan, cha mẹ cùng con luyện các bài tập thực hành nhiều hơn.

Cho con sử dụng các sản phẩm bổ sung trí não chuyên sâu

Hiện nay rất nhiều các bà mẹ quan tâm đến dinh dưỡng của con. Các sản phẩm trí não hiện nay đang được các bà mẹ tin dùng là cốm trí não G-Brain và  cốm trí não Noben Kid – thực phẩm bổ sung trí não chuyên sâu cho bé.

Sản phẩm được chiết xuất 100% từ thiên nhiên như chiết xuất hạt óc chó, hoạt chất DHA chiết xuất từ hạnh nhân,… giúp bổ sung cho trí não các thành phần DHA bị thiếu hụt gây ảnh hưởng đến trí nhớ. Cùng với đó là thành phần vitamin A, B1, B6,… dồi dào giúp trí nhớ của trẻ phát triển cao hơn bạn bè đồng trang lứa. Sản phẩm đạt chuẩn chất lượng của WHO và được cấp phép bởi Bộ Y tế Việt Nam, hoàn toàn an toàn và phù hợp với thể trạng của trẻ em Việt Nam.

Ăn ngon và ngủ đủ giấc

Đây là hai yếu tố giúp con có một cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng. Chỉ khi con ăn ngon và ngủ đủ giấc con mới đánh bay cảm giác mệt mỏi trước kì thi, kì học sắp diễn ra.

Đặt ra mục tiêu rõ ràng

Xác định mục tiêu ngay từ đầu chính là phương pháp giúp con giảm căng thẳng, áp lực. Vậy nên cha mẹ cần giúp con xác định mục tiêu, tuy nhiên mục tiêu phải phù hợp với khả năng của con

Chia nhỏ kiến thức bài học hoặc tìm kiếm phương pháp học khoa học

Đa phần con áp lực do phải đối mặt với khối lượng kiến thức quá lớn. Vậy nên, thay vì nhồi vào đầu con một mớ kiến thức không lồ, cha mẹ nên chia nhỏ kiến thức hoặc tìm kiếm phương pháp học khoa học để con tiếp thu bài dễ dàng hơn.

7 Kết luận

Hi vọng bài viết trên sẽ giúp cha mẹ hiểu được Áp lực học tập hiện nay? Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả  và có được phương pháp giảm bớt căng thẳng, áp lực cho con.

XIN LƯU Ý

Hiện nay Cốm trí não G-Brain bị làm giả rất nhiều, những sản phẩm này giá rẻ hơn hàng chính hãng và được bán tràn lan trên Shopee, Tiki, Lazada. Nhiều người vì tham rẻ, mua về dùng không có tác dụng, thậm chí tóc còn gây nguy hại cho trẻ nhỏ

Cốm trí não G-Brain được phân phối chính hãng và độc quyền bởi công ty cổ phần Grand Nutrition. Do vậy, để mua được sản phẩm chính hãng bạn có thể mua trên website chính thức TẠI ĐÂY để tránh hàng giả, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.

Mình là Phương Thúy “kẻ” đứng sau blog Cẩm nang đẹp khỏe – chuyên tổng hợp, cung cấp kiến thức, cẩm nang miễn phí về sức khỏe và làm đẹp. Mình mong muốn sẽ chia sẻ được kiến thức về sức khỏe và làm đẹp cho tất cả mọi người. Cảm ơn các bạn vì đã ghé thăm website này nhé!

Lượt xem: 2.013

Chủ Đề