Đánh giá sách Tiếng Việt lớp 2 Cánh Diều

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Với soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 Đánh giá kĩ năng hiểu biết và viết trang 142 - 143 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 2.

Quảng cáo

Tiết 9,10

A. Đọc thầm và làm bài tập

Bài đọc: Em muốn làm cô giáo

Nội dung: Ước mơ làm cô giáo của Hà.

Cách đọc: Đọc to, rõ ràng, đọc kĩ bài.

Đọc hiểu

Trả lời:

Câu 2 SGK Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 trang 143: Viết 1-2 câu nhận xét về bạn Hà.

Trả lời:

Bạn Hà rất mạnh dạn, tự tin. / Bạn rất thích trở thành cô giáo./ Bạn Hà là một học sinh lễ phép./ Bạn rất yêu quý thầy hiệu trưởng./ Bạn Hà là một học sinh rất ngoan.

B. Viết

Câu 1 SGK Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 trang 143: Nghe- viết: Mùa đông nắng ở đâu? [2 khổ thơ cuối].

Nội dung: Tình yêu thương của em bé với mẹ.

Cách viết: Viết đúng chính tả, cận thận.

Câu 2 SGK Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 trang 143: Chọn 1 trong 2 đề:

a] Viết một đoạn văn ngắn về cô giáo hoặc thầy giáo lớp 2 của em.

b] Viết một đoạn văn ngắn về người thân của em.

Trả lời:

Mẫu 1:

Trong gia đình mình, người em gắn bó nhất chính là ông nội. Ông nội của em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi, nhưng vẫn còn khỏe lắm. Ông có dáng người cao. Đôi bàn tay đầy những nếp nhăn đã suốt đời làm lụng vất vả để nuôi con cháu. Khuôn mặt phúc hậu, anh mắt hiền từ lúc nào cũng nhìn chúng tôi rất trìu mến. Mỗi khi về quê thăm ông, em lại ngồi nghe ông kể những câu chuyện ngày xưa. Em yêu ông nội của mình nhiều lắm.

Mẫu 2:

Trong gia đình, người em yêu quý nhất là bố. Bố em năm nay bốn mươi tuổi. Bố là bác sĩ. Dáng người của bố cao. Làn da ngăm đen. Khuôn mặt hiền từ. Bố là một người rất cẩn thận. Công việc hàng ngày của bố rất bận rộn. Nhưng bố vẫn dành thời gian đưa dạy chúng em học bài, đưa chúng em đi chơi. Với em, bố là người bố tuyệt vời nhất trên thế giới.

Xem thêm các bài giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 Tập 1, Tập 2 hay và chi tiết của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều [NXB Đại học Sư phạm].

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Giải Bài 4: Tự đánh giá: Em đã biết những gì, làm được những gì? SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Cánh diều với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập phần đọc, viết, luyện từ và câu, kể chuyện,....

Quảng cáo

Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 2 - Cánh diều - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 Đánh giá luyện tập và tổng hợp trang 73, 74, 75, 76, 77 chi tiết Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 Cánh diều. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 Đánh giá luyện tập và tổng hợp trang 73, 74, 75, 76, 77 

Tiết 1, 2

Câu hỏi SGK Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 trang 73: Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng: Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, đoạn thơ khoảng 60 tiếng hoặc đọc thuộc lòng một đoạn thơ [bài thơ] đã học.

Trả lời:

- Các em đọc một đoạn hoặc bài văn có độ dài khoảng 60 tiếng trong các văn bản đã học ở nửa đầu học kì II hoặc văn bản ngoài SGK. Phát âm rõ. Tốc độ đọc 60 tiếng/ phút.

Tiết 3,4

A. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng

B. Đọc và làm bài tập 

Bài đọc 1: Con vỏi con voi 

Nội dung: Nói về con voi trong công viên, sự liên quan của những bộ phận trên cơ thể con voi với điều kiện sống của nó. Bài thơ thể hiện tình cảm yêu quý con voi – con vật to lớn của rừng xanh.

Cách đọc: Đọc thành tiếng, học thuộc lòng. Giọng đọc vui, gây ấn tượng với những từ ngữ gợi tả, gợi cảm: hiểu hết, xúm xít, bẻ “rắ”, đi như chơi, đá sắc, rất dày, quạt bay, buồn một tị, đồ chơi.

Đọc hiểu

Câu 1 SGK Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 trang 74: Đọc các khổ thơ 2, 3, 4 và cho biết:

a] Mỗi khổ thơ nói về nững bộ phận nào của con voi?

b] Bộ phận ấy có đặc điểm gì?

c] Theo tác giả, vì sao bộ phận ấy có đặc điểm như vậy?

Trả lời:

a] Khổ thơ 2, 3 ,4 nói về các bộ phận sau của con voi: vòi, chân, tai, ngà.

b] - Vòi: dài, to

    - Chân: rất dày

    - Tai: to như cái quạt

    - Ngà: dài

c] Theo tác giả, những bộ phận có đặc điểm như vậy vì rùng cây xúm xít, lắm loại gai, lòng suối nhiều đá sắc, muỗi rừng nhiều và rừng có nhiều kẻ ác.

Câu 2 SGK Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 trang 74:  Đọc khổ thơ 5 và cho biết:

a] Theo tác giả, vì sao con voi có đuôi?

b] Qua cách giải thích của tác giả, em thấy con voi giống ai?

c] Em có cách giải thích nào khác không? 

Trả lời:

a] Theo tác giả, con voi có đuôi vì ở rừng rất vắng vẻ, voi có đuôi dài làm đồ chơi.

b] Qua cách giải thích của tác giả, em thấy con voi giống một đứa trẻ đang tự tạo niềm vui cho chính bản thân mình.

c] Theo em con voi có đuôi vì nó giúp con voi có thể kéo thêm các vật nặng khác ngoài vòi hoặc để dọa nạt kẻ thù.

Câu 3 SGK Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 trang 74: Dựa vào bài thơ trên, nói 3 - 4 câu tả con voi.

Trả lời:

Con voi có cái vòi rất khỏe. Nó đi trong rừng cây rậm rạp như đi chơi. Vướng cành cây là voi “bẻ rắc”. Da voi dày, dù rừng lắm gai, đá ở suối rất sắc, chân voi đạp gì cũng nát. Tai voi to như cái quạt, quạt bay ruổi muỗi. Ngà voi dài để chống kẻ ác. Đuôi voi là đồ chơi của voi.

Câu 4 SGK Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 trang 74: Nghe - viết: Con vỏi con coi [2 khổ thơ đầu]

Nội dung: Giới thiệu về chú voi.

Cách viết: Tên và chữ đầu câu viết ha. Chú ý từ ngữ viết sai: xúm xít, vướng cành,…

Tiết 5, 6

A. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng. 

B. Đọc và làm bài tập

Bài đọc 2: Cây đa quê hương 

Nội dung: Bài đọc nói về cây đa quê hương gắn với những kỉ niệm thơ ấu.

Cách đọc: Giọng đọc miêu tả chậm rãi, tự hào; kết hợp giải nghĩa các từ ngữ khó.

Câu 1 SGK Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 trang 75: Câu văn nào cho biết cây đa sống rất lâu?

Trả lời:

Cây đa nghìn năm/ Đó là cả một tòa cổ kính.

Câu 2 SGK Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 trang 75: Các bộ phận của cây đa được tả bằng những hình ảnh nào? Ghép đúng.

Trả lời:

Ghép đúng là:

    a- 3              b- 1              c- 2            d- 4

Câu 3 SGK Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 trang 76: Ngồi hóng mát dưới gốc đa, tác giả và bạn bè còn thấy những cảnh đẹp nào của quê hương?

Trả lời:

Lúa vàng gợn sóng/ Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững bước nặng nề. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng.

Câu 4 SGK Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 trang 76:  Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm:

a] Lúa vàng gợn sóng.

b] Cành cây lớn hơn cột đình.

c] Đám trẻ ngồi dưới gốc đa hóng mát.

Trả lời:

a] Lúa vàng thế nào?

b] Cành cây thế nào?

c] Đám trẻ làm gì?

Câu 5 SGK Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 trang 76: Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để:

a] Nói về cây đa trong bài học trên.

b] Nói về tình cảm của tác giả với quê hương.

Trả lời:

a] Cây đa rất cổ kính./ Cây đa rất đẹp./ Cây đa rất thân thiết với các bạn nhỏ trong làng.

b] Tác giả rất yêu quý cây đa quê hương/ Tác giả rất tự hào về cây đa quê hương/ Tác giả rất yêu quý, tự hào về quê hương…

Tiết 7,8

A. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng. 

B. Luyện tập 

Câu 1 SGK Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 trang 76: Nghe, kể lại mẩu chuyện sau:

Trả lời:

a. Bác sóc có tính đãng trí. Năm nào cũng vậy, suốt mùa thu, bác đi nhặt nào hạt dẻ, nào hạt sồi, nào quả thông,… rồi cất kĩ ở một nơi để dự trữ. Thế những khi mùa đông rét mướt tràn đến thì bác lại không thể nào nhớ ra mình đã cất thức ăn ở những đâu.

b. Ông cú thông thái biết vậy, khuyên bác sóc nên ghi chép tất cả những việc đó vào sổ. Rồi ông tặng bác một quyển sổ bìa cứng hẳn hoi.

c. Từ đấy, bác sóc ghi chép rất cẩn thận tất cả mọi việc đã làm vào quyển sổ ấy.

d. Tiếc là quyển sổ ấy cũng không giúp gì được bác sóc. Vì bác không tài nào nhớ ra: Bác đã để quyển sổ ấy ở đâu?

Câu 2 SGK Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 trang 76: Em cần đặt dấu chấm vào những chỗ nào để ngắt đoạn văn sau thành 3 câu? Chữ đầu câu cần viết như thế nào?

        Con mèo rơi từ gác cao đến đâu cũng đặt được cả bốn chân xuống trước con chó chỉ cần đánh hơi cũng biết người xa lạ, người quen chim bồ câu dù thả xa nhà hàng chục ngày đường, vẫn bay được về đúng cái tổ có hai lỗ cửa tròn treo lưng cau nhà mình.

Trả lời:

 Con mèo rơi từ gác cao đến đâu cũng đặt được cả bốn chân xuống trước. Con chó chỉ cần đánh hơi cũng biết người xa lạ, người quen. Chim bồ câu dù thả xa nhà hàng chục ngày đường, vẫn bay được về đúng cái tổ có hai lỗ cửa tròn treo lưng cau nhà mình.

Theo Tô Hoài

Video liên quan

Chủ Đề