Đánh giá trong dạy học tích hợp ở tiểu học

Nếu các bạn có thường xuyên theo dõi về lĩnh vực phương pháp dạy học hiệu quả cho học sinh thì gần đây việc áp dụng phương pháp dạy học tích hợp cho học sinh Tiểu học đang tạo ra một làng sóng vô cùng mạnh mẽ. Người ta nhận thấy rằng việc áp dụng phương pháp dạy học tích hợp đã mang lại hiệu quả cao trong việc hình thành và phát triển năng lực học sinh. Để hiểu rõ hơn về chủ đề phương pháp dạy học tích hợp cho học sinh Tiểu học các bạn hãy cũng chúng tôi đi vào chi tiết bài viết sau đây nhé.

Phương pháp dạy học tích hợp là việc tiến hành thu hút, lồng ghép, bổ sung các kiến thức, các nội dung cần thiết, các kết quả liên quan vào những nội dung vốn có của một môn học.

Áp dụng phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học

Nguồn gốc bắt nguồn phương pháp là từ điều kiện ngữ cảnh cuộc sống thực tế hoặc sở thích của học sinh. 

Phương pháp dạy học tích hợp ra đời để thực hiện các mực tiêu cơ bản như sau; 

– Phát triển các năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp và hợp tác, kĩ năng xây dựng kế hoạch, thu thập và trình bày thông tin.

– Củng cố các kỹ năng về tính toán logic và nhận biết hình học, thông kê số liệu và phân tích con số một cách có khoa học và tư duy.

Cho học sinh nhận biết hình học

– Giúp các em vận động linh hoạt các kiến thức đã học vào thực tế như biết cách ước lượng, tính toán và đọc số đo trong các vật dụng xung quanh cuộc sống thường ngày.

Đối với phương pháp dạy học tích hợp này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thông qua hai hình thức cơ bản là kết nối bài học tích hợp với chương trình sách giáo khoa và bài học tích hợp theo chủ đề dự án học tập.

Trong các hoạt động trải nghiệm dành cho học sinh các giáo viên có thể tiến hành thiết kế các nội dung tích hợp phù hợp để lồng ghép vào bài giảng nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Cụ thể như sau:

Khi học đến các loại hình học như hình chữ nhật, hình vuông hình tròn,… các thầy cô có thể mang theo những vận mẫu hoặc mô hình để các em có thể trực tiếp cầm nắm, thực tế quan sát và biết cách nhận dạng chúng cho những lần gặp sau một cách nhanh chóng.

Cho học sinh quan sát học tập thực tế

Đối với môn toán ở lớp 2 khi học đến phần “Các số có hai chữ số” thầy cô có thể hướng dẫn các em vận dụng kiến thức vào thực tiễn như đọc số trang trong sách, đọc tên các con số ghi trên bảng, đọc các con số thứ tự của các em trong bản danh sách lớp,…

Ngoài ra các thầy cô có thể áp dụng hình thức này trong môn toán lớp 4 khi học bài “Hai đường thẳng vuông góc”. thông qua việc hướng dẫn các em học sinh nhận biết hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc trong thực tiễn qua việc chỉ ra những cặp đường thẳng song song, cặp đường thẳng vuông góc trong mỗi hình đã được chuẩn bị sẵn. 

Để thực hiện hình thức này giáo viên cần đưa ra một chủ đề chính và có kế hoạch chi tiết cho việc thực hiện công việc.

Ví dụ điển hình 

– Chủ đề, dự án học tập trong năm: Thống kê số liệu các em học sinh bị bệnh do dịch sốt siêu vi.

– Đối tượng: Học sinh tiểu học lớp 3.

– Thời điểm thực hiện: Từ tháng 3-5.

– Hình thức: dạy học theo dự án.

Có rất nhiều hoạt động trong phương pháp dạy học tích hợp nhưng để giúp các bạn có thể dễ dàng hình dung thì chúng tôi đã đưa ra 4 hoạt động cơ bản bao gồm hoạt động làm việc đồng đội, hoạt động cá nhân theo sự phân chia của nhóm, hoạt động tập thể và cuối cùng là hoạt động phản hồi và đánh giá.

Hoạt động này được thực hiện theo 4 bước sau đây:

Bước 1: Xác định nhiệm vụ trọng tâm. 

Bước 2: Thảo luận để đưa ra vấn đề chung.

Hoạt động làm việc đồng đội

Bước 3: Phân chia nhiệm vụ khu vực thực hiện. 

Bước 4: Lên kế hoạch và thống nhất công việc. 

Từng cá nhân trong nhóm có thể trao đổi với nhau để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Hướng dẫn học sinh cần ghi chép số liệu thu thập được

Hướng dẫn học sinh cần ghi chép số liệu thu thập được và kiểm tra tính chính xác của các kết quả đo lường, các thông tin thu thập được.

Đây là hoạt động báo cáo kết quả bình luận, đặt câu hỏi, tranh biện, đưa ra ý tưởng mới xung quanh vấn đề.

Sau đó giáo viên chốt lại cách thức thực hiện nhiệm vụ, cùng học sinh nhấn mạnh cách làm và hoạt động hiệu quả.

Giáo viên cho học sinh tự nhận xét về kết quả làm việc của các nhóm, nhận xét toàn diện về kiến thức, kĩ năng, sự hợp tác của từng thành viên trong từng nhóm,đánh giá sản phẩm và đánh giá về năng lực trình bày.

Tóm lại phương pháp dạy học tích hợp sẽ mang lại cho học sinh tính chủ động và khả năng linh hoạt cho học sinh khi các em biết kết hợp với thực tế vào môn học để nâng cao giá trị và chất lượng của tiết học. Ngoài ra, để hoàn thành tốt phương pháp dạy học tích hợp các giáo viên nên chú ý khai thác bài giảng và tổ chức thực hiện có kế hoạch và đầu tư hơn. Bên cạnh đó các bạn có thể tìm hiểu thêm một số phương pháp dạy học khác để đa dạng hình thức giảng dạy và có cái nhìn đa chiều trong mọi vấn đề. 

Kiểm tra đánh giá là một khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học, đảm bảo mối liên hệ nghịch giữa giáo viên và học sinh.

Đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học tích hợp theo định hướng năng lực nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh là một yêu cầu cần thiết trong hoạt động dạy và học ở trường THPT trong giai đoạn mới. Trong bài báo này một số đề xuất về đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học tích hợp, vận dụng tổ chức thực hiện một chủ đề nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Hóa học cũng được trình bày.

Những năm gần đây, việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực là chủ trương của Bộ GD – ĐT đã trở thành một đòn bẩy mạnh mẽ làm thay đổi đáng kể chất lượng học tập của học sinh, giúp học sinh tích cực, chủ động hơn trong việc học tập và rèn luyện.

Dạy học tích hợp là phương thức hiệu quả nhằm phát triển năng lực cho học sinh. Theo tinh thần NQ 29, NQ 88 của Quốc hội khoá 13 [3, tr. 4], dạy học “tích hợp” đi kèm với “phân hoá” nằm trong lộ trình đổi mới chương trình sách giáo khoa bên cạnh việc đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá. Dạy học tích hợp xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi người học phải tăng cường rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn [4].

So với những năm trước đây, học sinh ngày càng chứng tỏ được bản lĩnh tự tổ chức và làm chủ quản lý các hoạt động học tập của mình, thể hiện qua khả năng tự học, làm việc độc lập và tư duy sáng tạo.

Luật Giáo dục sửa đổi 2005 [1], điều 28.2 quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.”

Video liên quan

Chủ Đề