Tp hcm học sinh đi học lại

Quyết định của Ủy ban nhân dân TP.HCM do Phó chủ tịch Dương Anh Đức ký, ban hành vào sáng 25/01/2022 theo đề xuất của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM một tuần trước đó, đã nói rõ như vậy.

Lộ trình đến trường cụ thể như sau:

Ngày 07/02/2022, các trường thực hiện công tác chuẩn bị đón trẻ, học sinh trở lại trường.

Từ 10 -13/02, trường học, phụ huynh, học sinh, triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn; tập huấn phòng, chống dịch cho giáo viên, nhân viên.

Từ 14/02, các trường bắt đầu đón trẻ mầm non và học sinh từ lớp 1 đến lớp 6, trên tinh thần tự nguyện.

Nếu cha mẹ học sinh nào chưa đồng thuận cho con em mình [từ lớp 1 đến lớp 6] đến trường học trực tiếp thì học sinh tiếp tục học trên môi trường internet, trên truyền hình, giao bài tự học theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo. 

Đối với bậc mầm non, Sở Giáo dục và Đào tạo dự kiến cho trẻ từ 3 - 6 tuổi đi học trước nhằm giúp các trường từng bước thích ứng, có kinh nghiệm xử lý tình huống khi toàn bộ trẻ đi học lại. Trong thời gian đầu, các trường mầm non được tổ chức bán trú nhưng không có ăn sáng. Giáo viên sẽ hướng dẫn trẻ thực hiện các thao tác vệ sinh cá nhân như rửa tay, đeo khẩu trang, sát khuẩn đúng cách; giáo dục ý thức giữ gìn sức khỏe bản thân, nhận biết các biểu hiện bệnh. Với trẻ 5 tuổi, các trường bảo đảm nội dung giáo dục nhằm chuẩn bị nền tảng, kỹ năng học tập trước khi vào lớp 1.

Đối với bậc tiểu học, học sinh sẽ đi học tuỳ theo cấp độ dịch của từng địa phương. Với địa phương thuộc cấp độ 1 [vùng xanh, bình thường mới], trường có thể dạy học hai buổi, bán trú cho tất cả các khối. Trong tuần đầu, giáo viên dành thời gian hướng dẫn cho học sinh thói quen phòng dịch, xây dựng nề nếp, ôn tập kiến thức trước đó. Tuần thứ hai, nhà trường dạy học theo tiến độ chương trình, đồng thời củng cố kiến thức đã học trực tuyến. Tuần thứ ba, trường tổ chức kiểm tra học kỳ I cho khối 1 và 2.

Ở địa phương thuộc cấp độ 2 [vùng vàng, nguy cơ trung bình] trong tuần đầu tiên, nhà trường được dạy học hai buổi, bán trú cho khối 1 và 2. Khối 3, 4, 5 chỉ học trực tiếp một buổi. Công việc trong các tuần tiếp theo được thực hiện tương tự vùng xanh.

Các trường ở địa bàn cấp độ 3 [vùng cam, nguy cơ cao] chỉ tổ chức cho lớp 1, 2 học một buổi; kiểm tra học kỳ I trong tuần thứ ba. Học sinh khối 3, 4, 5 học trực tuyến. Riêng đới địa bàn thuộc cấp độ 4 [vùng đỏ, nguy cơ rất cao], cấp tiểu học chưa đến trường.

Đối với khối lớp 6, trong tuần đầu đến trường được củng cố kiến thức trước khi thi kiểm tra học kỳ I [tại lớp]. Ở vùng cấp độ 1 và 2, học sinh trung học được học trực tiếp. Ở vùng cấp độ 3, nhà trường dạy học trực tiếp kết hợp với trực tuyến, truyền hình. Ở cấp độ 4, học sinh chuyển sang học trực tuyến.

Hiện nay, cấp độ dịch của TP.HCM là cấp độ 1 [vùng xanh] theo Nghị quyết 128, kể từ ngày 08/01/2022. Xét theo tỷ lệ cấp độ dịch trên các địa bàn trong toàn Thành phố thì tỷ lệ vùng xanh chiếm 95%, vùng vàng 5% [chủ yếu ở huyện Nhà Bè].

Ngày 17/01/2022, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã có tờ trình gửi Ủy ban nhân dân TP.HCM đề xuất lộ trình tổ chức học tập trực tiếp giai đoạn tiếp theo, căn cứ vào đặc điểm tình hình dịch bệnh hiện nay của Thành phố, và sự thống nhất của Sở Y tế TP.HCM. Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố cũng đề nghị Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của TP. Thủ Đức và các quận, huyện kiểm tra, thẩm định kế hoạch, phương án phòng chống dịch Covid-19 của các cơ sở giáo dục trước khi tổ chức học tập trực tiếp trở lại. 

Trước đó, từ ngày 04/01/2022, TP.HCM đã cho phép hơn 850.000 học sinh các khối lớp 7, 8, 9, 10, 11 và 12 chính thức trở lại trường, sau gần 8 tháng ở nhà và học trực tuyến qua môi trường internet; trong đó, hai khối lớp 9 và 12 với hơn 150.000 học sinh đã học thí điểm trong thời gian hai tuần kể từ ngày 13 – 25/12/2021.

Được biết, năm học 2021 - 2022 là năm học đầu tiên áp dụng chương trình giáo dục phổ thông đổi mới đối với học sinh các lớp 1, 2 và 6. Quá trình học trực tuyến gây khó khăn trong việc bảo đảm chất lượng dạy và học.

Trong tờ trình gửi UBND TP.HCM, Sở GD-ĐT đề xuất lộ trình cho trẻ mầm non, học sinh từ lớp 1 - 6 sẽ đến trường học trực tiếp từ 14.2. Việc tổ chức dạy học trực tiếp sẽ tùy thuộc theo từng điều kiện của trường, theo hướng dẫn mới nhất của Sở GD-ĐT.

Trẻ mầm non, tiểu học và lớp 6 tại TP.HCM sẽ đến trường học trực tiếp từ 14.2

Cơ sở giáo dục thuộc khu vực cấp độ 1 [vùng xanh]

Theo hướng dẫn của Sở GD-ĐT TP.HCM, trong tuần đầu tiên khi học sinh trở lại, nhà trường có thể bắt đầu tổ chức dạy học 2 buổi/ngày hoặc bán trú cho tất cả các khối theo nhu cầu của học sinh và phụ huynh.

Giáo viên dành thời gian hướng dẫn cho học sinh các thói quen phòng dịch Covid-19 tại trường, xây dựng lại nền nếp học tập, nắm bắt, phân loại học sinh theo từng nhóm dựa vào thời lượng tham gia học trực tuyến, khả năng tiếp thu và ôn tập kiến thức. Nhà trường đồng thời xây dựng kế hoạch chuẩn bị kiểm tra định kỳ cuối học kỳ 1 đối với học sinh khối lớp 1, 2.

  • Trẻ mầm non, tiểu học và lớp 6 sẽ đến trường học trực tiếp từ 14.2
  • Trong tuần thứ hai, các trường tổ chức đầy đủ hoạt động giáo dục theo tiến độ chương trình và tổ chức dạy kiến thức cốt lõi của bài mới theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.

    Học sinh lớp 1, 2 sẽ được kiểm tra định kỳ trong tuần thứ ba khi trở lại trường.

    Cơ sở giáo dục thuộc khu vực cấp độ 2 [vùng vàng]

    Sở GD-ĐT đưa ra hướng dẫn đối với các cơ sở giáo dục thuộc khu vực cấp độ 2 [vùng vàng] tương tự như cấp độ 1. Điểm khác biệt là các trường thuộc khu vực cấp độ 2 chỉ được tổ chức cho học sinh lớp 3, 4, 5 đi học một buổi/ngày.

    Cơ sở giáo dục thuộc khu vực cấp độ 3 [vùng cam]

    Đối với khu vực cấp độ 3 [vùng cam], Sở GD-ĐT hướng dẫn các cơ sở giáo dục tổ chức dạy học trực tiếp một buổi/ngày đối với khối lớp 1, 2 trong tuần đầu tiên và tuần thứ 2. Còn học sinh lớp 3, 4, 5 tiếp tục học trực tuyến.

    Tùy theo mức độ dịch, nếu cấp độ dịch thay đổi thì hình thức dạy học sẽ thay đổi

    Cơ sở giáo dục thuộc khu vực cấp độ 4 [vùng đỏ]

    Tại khu vực cấp độ 4 [vùng đỏ], các trường được Sở GD-ĐT hướng dẫn tiếp tục dạy học trực tuyến. Các cơ sở giáo dục sẽ tập trung thực hiện theo đúng tiến độ chương trình ở những môn toán, tiếng Việt, tiếng Anh [đối với lớp 1, 2, 3]; và toán, tiếng Việt, tiếng Anh, khoa học, lịch sử và địa lý [đối với lớp 4, 5]. Đối với các môn học khác, trường sắp xếp thành chủ đề, tổ chức dạy học kiến thức cốt lõi.

    Sở GD-ĐT cũng khuyến khích các công ty, tổ chức, trung tâm đang cung cấp chương trình học tiếng Anh với người nước ngoài, xây dựng công cụ học tập, rèn luyện, dạy bài mới theo hình thức trực tuyến và triển khai thực hiện trên cơ sở đạt được thỏa thuận với cha mẹ học sinh.

    Tin liên quan

    Vũ điệu sôi động đón học sinh Lớp 1/6, Trường Tiểu học Thực hành - ĐH Sài Gòn

    Đây là những trẻ ở lứa tuổi chưa được tiêm vắc xin phòng Covid-19, và là những học sinh mà TP.HCM cho quay trở lại trường muộn nhất. Mặc dù còn khá lo lắng vì dịch bệnh Covid-19, nhưng đa phần phụ huynh cho biết mong muốn con đi học lại và bày tỏ sự háo hức trước “sự kiện ngày 14/2” này.

    Học sinh tiểu học TP.HCM lần đầu đi học trực tiếp

    Phụ huynh mừng được "giải phóng"

    Từ giữa tuần trước, chị Thùy Linh cũng đã đưa con từ Quảng Ninh vào lại Sài Gòn để chuẩn bị trở lại trường.

    Do công việc, chị đã mang cậu con trai đang học lớp 2 ra Quảng Ninh từ cuối tháng 12/2021. Trong thời gian qua, cậu bé vẫn học online và nay trở lại với trường lớp, bạn bè.

    “Mình cho con vào từ giữa tuần để thích nghi lại với thời tiết, ngoài bắc đang rất lạnh và mưa, trong này thì nắng nóng. Con mình cũng khá háo hức với việc được đi học lại” – chị Linh cho biết.

     
     
     
     

    Gia đình anh Nguyễn Ngọc Phúc [TP. Thủ Đức] cũng có hai người con trở lại học trực tiếp trong tuần này. Trong đó, cậu con trai học lớp 5 sẽ đi học ngay từ ngày 14/2, cô em gái học lớp 1 sẽ tới trường sau một vài ngày. Anh Phúc cho biết người mừng nhất có khi là ông bà nội.

    “Hồi tháng 11, khi vợ chồng tôi bắt đầu phải đi làm lại, chúng tôi đã nhờ ông bà từ Lâm Đồng xuống trông giúp hai con. Ông bà thương con thương cháu ở đây từ hồi đó, nhưng tôi biết cũng nhớ nhà, muốn về quê. Chúng tôi nhờ ông bà nốt mấy hôm cho đến khi trường mở bán trú trở lại thì ông bà sẽ được “giải phóng”.

    Trong khi đó, chị Lê Thanh Quỳnh [quận 10] cho biết mới được “vui một nửa”.

    Chị cho biết nhà có hai bé ở lứa tuổi mầm non, một bé 4 tuổi năm nay học lớp mầm, một bé hơn 2 tuổi vẫn ở lớp nhà trẻ. Từ đầu tuần, khi các cô giáo lấy khảo sát về việc phụ huynh có đồng ý cho con đi học lại vào ngày 14/2 hay không, tất cả phụ huynh cả hai lớp con chị học đều đánh dấu “đồng ý”.

    Tuy nhiên, thứ 6 vừa rồi nhà trường thông tin bắt đầu từ ngày 14/2 mới chỉ có các bé từ 3-5 tuổi đi học lại. Các bé dưới 3 tuổi do còn nhỏ, chưa nói được tình hình sức khỏe của mình nên Phòng Giáo dục chưa cho tổ chức các bé đến trường.

    “Tôi đã tưởng từ đầu tuần này trở đi, khi hai con cùng đến lớp, tôi sẽ được trở lại với nhịp làm việc sinh hoạt như trước khi dịch bệnh bùng phát. Tuy nhiên, vẫn còn một bé ở nhà thì tôi phải tiếp tục làm việc online thôi. Hy vọng rằng con cũng sớm được đến trường, có bạn bè, được các cô dạy dỗ chứ không chỉ loanh quanh với mẹ như suốt mấy tháng qua” – chị Quỳnh chia sẻ.

     
     
     

    Vừa học vừa chống dịch, không lơ là xem nhẹ

    Tỉ mẩn làm từng cái nhãn vở, bọc bóng kính cho sách vở của con, chị Lê có con năm nay vào lớp 1 Trường Tiểu học Thực hành - Đại học Sài Gòn nói “chờ ngày này đã lâu”. Nhẩm tính thời gian con nghỉ học do dịch từ 10/5 rồi học trực tuyến ở nhà chị Lê tính đến nay đã 9 tháng, 3 ngày. Thời gian này đúng bằng thời gian của một năm học.

    Các bé lớp 1 khá ngỡ ngàng khi lần đầu đến trường

    Hơn 9 tháng qua vì dịch bệnh, con trai chị Lê kết thúc khoá học mầm non trong chóng vánh, thiệt thòi lẫn hụt hẫng. Hơn 4 tháng đầu cậu bé ở nhà quanh quẩn với đồ chơi, tivi. Có những giai đoạn bé thèm được đi chơi nhưng chỉ biết đứng trong nhà nhìn ra đường do Sài Gòn đang đỉnh điểm dịch Covid-19. Năm học mới nay con chị Lê đã vào lớp 1. Thế nhưng chương trình học kỳ I đã hết mà con chưa được một ngày đến trường, chưa biết mặt bạn, mặt cô giáo còn học trực tuyến thì chữ được chữ mất.

    Tại cuộc họp phụ huynh cuối tuần rồi khi giáo viên lấy ý kiến đi học trực tiếp, không chút đắn đo, chị Lê đồng ý ngay lập tức. 

    Mấy ngày trước, chị Lê tranh thủ chuẩn bị dụng cụ học tập cho con, từ viết nhãn vở, bọc bóng kính, mua đồ dùng học tập, cặp đựng sách vở, mền để chuẩn bị học bán trú, đến cả bình nước cá nhân, rồi các vật dụng chống dịch như khẩu trang.

    Theo lịch hôm nay nhà trường sẽ đón học sinh vào lớp từ 6h30 đến 7h, và kết thúc buổi học lúc 11h. Buổi sáng các con sẽ học trực tiếp còn buổi chiều học trực tuyến. Việc bố trí này nhằm tạo điều kiện cho học sinh nếu chưa đến trường học trực tiếp vì lý do nào đó thì vẫn có thể học trực tuyến để nắm kiến thức.

     

    Năm học này TP.HCM có hơn 1,7 triệu học sinh từ các bậc mầm non, tiểu học, THCS, THPT. Như vậy sau hơn 9 tháng giãn đoạn do dịch bệnh các cấp học từ mầm non đến THPT đã trở lại trường. Cho học sinh trở lại đồng loạt vào ngày 14/2 [trừ trẻ dưới 3 tuổi] ông Dương Trí Dũng, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho hay Sở GD-ĐT đã phối hợp với Sở Y tế TP.HCM và đưa ra các tình huống cũng như cách xử lý các tính huống trong điều kiện có dịch.

    Niềm vui khi gặp lại bạn

    Sở GD-ĐT TP.HCM cho hay, mặc dù không lấy ý kiến nhưng có hơn 80% đến 85% phụ huynh tiểu học có con học từ lớp 1 đến lớp 5 đăng ký cho con đi học trực tiếp từ ngày 14/2. Khoảng gần 20% phụ huynh học sinh tiểu học chưa đăng ký cho con em đi học lại không đăng ký được xác định vì nhiều lý do như còn lo lắng về dịch Covid-19, hiện đang ở các tỉnh chưa trở lại TP.HCM…

    Trường hợp cha mẹ học sinh chưa đồng thuận cho học sinh [từ lớp 1 đến lớp 6] đến trường học tập trực tiếp, học sinh tiếp tục học trực tuyến, học qua truyền hình, giao bài tự học theo hướng dẫn của Sở GD-ĐT.

    Ngân Anh - Minh Anh

    Ảnh: Trương Thanh Tùng

    Trong tuần học đầu tiên, các cơ sở giáo dục sẽ tạm thời chưa tổ chức ăn sáng với các bé 3 tuổi trở lên. Từ tuần thứ 2, việc này diễn ra bình thường.

    Sau Tết, số học sinh trở lại trường đông chưa từng thấy kể từ đầu năm học mới tới nay. Để thích ứng va đảm bảo an toàn, các trường học đã xây dựng nhiều kịch bản ứng phó khác nhau.  

    Video liên quan

    Chủ Đề