Đánh sách cơ sở điều trị Methadone Hà Nội

Bệnh nhân uống methadone tại Trung tâm Tham vấn và hỗ trợ cộng đồng, HIV/AIDS quận 8, TP.HCM - Ảnh: THU HIẾN

Theo các bác sĩ, nhiều bệnh nhân bỏ điều trị methadone sẽ có nguy cơ tái nghiện rất cao, những bệnh nhân này cần phải được quản lý chặt.

Bỏ methadone nhiều lần

Hơn 6h sáng, nhiều người đã có mặt từ rất sớm tại Trung tâm Tham vấn và hỗ trợ cộng đồng, HIV/AIDS quận 8 để uống methadone. Trung tâm này hiện đang điều trị cho 528 bệnh nhân bằng methadone. Tuy nhiên, trung bình mỗi tháng có khoảng 10 bệnh nhân bỏ ngang điều trị.

Ông H.T. [40 tuổi, đã điều trị methadone được 3 năm] cho biết mỗi ngày một buổi ông phải đến trung tâm để uống methadone, thời gian còn lại ai thuê gì thì làm đó, đặc biệt khi gia đình chi phí sinh hoạt càng khó khăn. Mỗi tháng ông T. phải đóng 330.000 đồng gồm tiền thuốc và tiền tư vấn. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, việc làm bị bó hẹp nên cuộc sống càng gặp nhiều khó khăn hơn.

"Trước đó, do không đủ tiền để đóng uống methadone hằng tháng, nhiều bạn bè tôi đã phải bỏ điều trị. Bản thân tôi nhiều lần không có tiền đóng nên đã từng bỏ điều trị vài lần. Dịch càng khó khăn nên tôi mong muốn sẽ được hỗ trợ giảm chi phí uống methadone", ông T. nói.

Còn ông M.N. [46 tuổi, uống methadone hơn 10 năm nay] cho biết ban đầu khi mới uống methadone không cần phải đóng tiền, nhưng hiện nay mỗi tháng ông N. phải đóng hơn 300.000 đồng. Hiện tại do ảnh hưởng của dịch COVID-19, mỗi tháng ông phải xoay xở, trăn trở, thậm chí vay mượn đủ đường để đóng tiền uống thuốc.

"Tôi chỉ mong được hỗ trợ tiền thuốc để bớt khó khăn, hiện mỗi tháng tôi phải đóng hơn 300.000 đồng, nhiều lần không có tiền đóng phải đi vay họ hàng. Sức khỏe yếu nên tôi chỉ có thể phụ được công việc nhà. Rất mong chúng tôi được hỗ trợ tiền uống methadone sau đợt dịch này", ông N. chia sẻ.

Đại diện khoa tham vấn và hỗ trợ cộng đồng HIV/AIDS TP Thủ Đức cho biết hiện Thủ Đức đang điều trị cho gần 400 bệnh nhân. Từ năm 2016 đến nay có hơn 100 bệnh nhân bỏ điều trị. Nguyên nhân chủ yếu là người nghiện chuyển đến những nơi ở khác, cũng có người bỏ điều trị một thời gian ngắn rồi tiếp tục quay lại...

Tăng người nghiện chơi ma túy tổng hợp

Bác sĩ Đặng Minh Hiếu - trưởng khoa tham vấn hỗ trợ cộng đồng, HIV/AIDS quận 8 - cho biết đa số những bệnh nhân bỏ trị methadone nằm ở những nhóm bệnh nhân mới. Nhóm này thường cho rằng khi sử dụng methadone chỉ cần cắt cơn được là đã cai nghiện thành công. Bên cạnh đó, bệnh nhân muốn sử dụng methadone chỉ cần giấy CMND/CCCD, hộ khẩu là có thể đăng ký tham gia, do các thủ tục dễ nên nhiều bệnh nhân coi thường việc điều trị.

"Khi bệnh nhân bỏ điều trị 3 ngày, chúng tôi sẽ gọi điện cho bệnh nhân hoặc người hỗ trợ để hỏi về nguyên nhân. Nhiều trường hợp bệnh nhân uống 3 tuần là bỏ, những trường hợp này nguy cơ tái nghiện là 100%. Về phần chi phí, theo quy định, bệnh nhân sẽ đóng 10.000 đồng/ngày, tối đa từ 330.000 - 340.000 đồng/tháng. Đối với người nghiện có sổ hộ nghèo sẽ được miễn giảm", bác sĩ Hiếu cho biết.

Theo bác sĩ Hiếu, để đạt được hiệu quả tốt, hạn chế được tình trạng người nghiện bỏ ngang việc điều trị, cần phải quản lý người nghiện từ địa phương. Cảnh sát khu vực, công an phường phải nắm được danh sách người nghiện trên địa bàn mình quản lý và phối hợp với trung tâm hỗ trợ cai nghiện để người nghiện tuân thủ điều trị.

Tuy nhiên, hiện nay lực lượng ở địa phương vẫn còn mỏng, việc quản lý người nghiện còn gặp nhiều khó khăn.

"Hiện nay, bệnh nhân sử dụng heroin rất ít, đa số đã chuyển qua sử dụng các loại ma túy tổng hợp, đặc biệt là ma túy đá, gây khó khăn trong công tác tiếp cận. Bệnh nhân sử dụng ma túy đá chưa có thuốc để điều trị, chủ yếu là điều trị tâm lý", bác sĩ Hiếu nói.

Báo cáo kết quả đánh giá về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, ông Nguyễn Hữu Hưng - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - cho biết mặc dù đã mở rộng cơ sở điều trị methadone, từ 17 điểm [năm 2016] lên 23 điểm trong năm 2021, nhưng số bệnh nhân hiện đang điều trị là 4.389 người, chỉ đạt 54,86% so với chỉ tiêu được giao. Có đến 7.113 bệnh nhân bỏ điều trị.

Nguyên nhân khách quan khác là việc tham gia điều trị methadone xuất phát từ nhu cầu của bệnh nhân, vì vậy các cơ sở điều trị không thể quyết định số bệnh nhân vào điều trị. Mặt khác, đa số nghề nghiệp của các bệnh nhân là lao động chân tay hoặc thất nghiệp, trình độ học vấn không cao nên ít nhiều ảnh hưởng đến việc tuân thủ điều trị, chưa quyết tâm cai nghiện.

Vấn đề đáng lo ngại hiện nay là người nghiện heroin trên địa bàn thành phố đang có khuynh hướng chuyển sang sử dụng ma túy tổng hợp nên mức độ thu dung bệnh nhân điều trị methadone hằng năm càng giảm...

Sở Y tế TP.HCM đề xuất Bộ Y tế ban hành quy trình hội chẩn ca bệnh methadone một cách cụ thể hơn trong từng trường hợp khẩn cấp. Theo đó, sở đề nghị Bộ Lao động - thương binh và xã hội, Bộ Công an ước tính chính xác số người nghiện chích ma túy để làm cơ sở lập kế hoạch đặt mục tiêu, chỉ tiêu và dự trù thuốc methadone đúng với tình hình thực tế địa phương.

Ngưng thuốc cần có sự phối hợp của bác sĩ chuyên khoa

ThS Võ Thị Tố Uyên [Bệnh viện Thống Nhất, TP.HCM] cho biết, trong phương thức cai nghiện heroin, người ta phải dùng thuốc gọi là "thuốc điều trị thay thế". Methadone là thuốc điều trị thay thế cai nghiện ma túy có thể sử dụng bằng đường uống.

Người điều trị bằng methadone cũng có khả năng gây nghiện, do đó để ngưng thuốc cần có sự phối hợp của bác sĩ chuyên khoa trong việc xem xét giảm liều và ngưng hẳn. Thời gian điều trị liều ổn định kéo dài bao lâu tùy thuộc vào thời gian sử dụng và độ dung nạp của người bệnh, theo khuyến cáo thời gian điều trị methadone tối thiểu là một năm để tế bào não có thời gian hồi phục.

TP.HCM tăng 3 cơ sở điều trị Methadone ở Q.5, Hóc Môn và Củ Chi

THU HIẾN

[HNM] - Ngày 27-1, Sở Y tế Hà Nội khai trương 2 cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng chất thay thế Methadone tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS và Bệnh viện 09. Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền cho biết, chương trình điều trị Methadone đã mang lại nhiều lợi ích cho bản thân người bệnh, cho gia đình và xã hội, nhất là làm giảm sự lây nhiễm HIV trong cộng đồng. Cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng chất thay thế Methadone sẽ giúp người nghiện giảm cảm giác thèm ma túy, dần dần sẽ không còn nhu cầu sử dụng ma túy. Ngoài ra, việc điều trị này sẽ giúp giảm hẳn được tình trạng lây nhiễm HIV và các bệnh qua đường máu do tiêm chích ma túy.

Từ nay đến ngày 31-1, Hà Nội sẽ tiếp tục khai trương thêm 8 cơ sở điều trị Methadone tại trung tâm y tế các quận, huyện như: Hoàng Mai, Tây Hồ, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Đan Phượng, Phú Xuyên, Đông Anh và Ba Vì.

Bước 1: Người bệnh làm Đơn đề nghị được cấp thuốc Methadone tại nhà theo mẫu số 2 Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư số 14/2015/TT-BYT ngày 25 tháng 6 năm 2015 gửi cơ sở điều trị Methadone.

Bước 2: Trường hợp cơ sở điều trị Methadone có đủ người thực hiện việc chuyển thuốc Methadone cho người bệnh thì tiến hành xác minh tình trạng sức khoẻ của người bệnh để quyết định việc cấp phát thuốc Methadone cho người bệnh tại nhà.

Trường hợp người bệnh không có chống chỉ định, bác sỹ điều trị kê đơn thuốc Methadone cho người bệnh theo quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 13 Thông tư số 14/2015/TT-BYT ngày 25 tháng 6 năm 2015.

Bước 3: Căn cứ đơn thuốc của bác sỹ điều trị, nhân viên cấp phát thuốc của cơ sở điều trị Methadone có trách nhiệm:

- Giao đủ số lượng thuốc Methadone sử dụng trong một [01] ngày và Phiếu theo dõi điều trị Methadone của người bệnh cho nhân viên y tế được người đứng đầu cơ sở điều trị Methadone giao nhiệm vụ chuyển thuốc [sau đây gọi tắt là người giao thuốc Methadone] để chuyển thuốc Methadone tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh;

- Ghi chép việc sử dụng thuốc của người bệnh vào Sổ theo dõi phát thuốc Methadone hằng ngày.

Bước 4: Người giao thuốc Methadone có trách nhiệm mang các giấy tờ sau khi chuyển thuốc Methadone cho người bệnh:

- Giấy giới thiệu của cơ sở điều trị Methadone hoặc cơ sở cấp phát thuốc Methadone:

- Đơn thuốc Methadone;

- Phiếu theo dõi điều trị Methadone của người bệnh.

Người giao thuốc trực tiếp chuyển thuốc Methadone và theo dõi việc uống thuốc Methadone của người bệnh, ký vào Phiếu theo dõi điều trị Methadone cùng người bệnh.

1. Thành phần hồ sơ, gồm: Đơn đề nghị uống thuốc Methadone tại nhà theo mẫu số 2 Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư số 14/2015/TT-BYT.

File mẫu:

Hà Nội lập thêm Cơ sở điều trị Methadone

Thành phố Hà Nội vừa có Quyết định thành lập Cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone [gọi tắt là Cơ sở điều trị Methadone] thuộc Trung tâm y tế [TTYT] huyện Hoài Đức trực thuộc Sở Y tế.

Ảnh minh họa

Theo đó, UBND thành phố Hà Nội giao Sở Y tế quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, phê duyệt Quy chế hoạt động, Quy chế quản lý tài chính và văn bản quản lý khác của Cơ sở Điều trị Methadone theo đúng quy định.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan và chỉ đạo TTYT huyện Hoài Đức đảm bảo đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn thuốc Methadone, tổ chức bộ máy, nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Biên chế của Cơ sở điều trị Methadone năm trong biên chế của TTYT huyện Hoài Đức đã được UBND Thành phố giao Sở Y tế.

Cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone thuộc TTYT huyện Hoài Đức được thành lập sẽ là cơ sở điều trị cho các đối tượng cai nghiện tự nguyện trên địa bàn huyện và các huyện lân cận như huyện Quốc Oai, Thạch Thất... Qua đó, sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ sử dụng ma túy bất hợp pháp, giảm nguy cơ lây nhiễm HIV và giúp các đối tượng cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống, hỗ trợ người nghiện tái hòa nhập với cộng đồng.

H.Anh

Video liên quan

Chủ Đề