Đập của xông vào nhà đánh người là bị tôi

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì mọi người đều có quyền:

- Bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

- Bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.

- Bất bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

Như vậy: Hành vi của người hàng xóm xông vào nhà người khác, đồng thời có hành vi gây sự và đánh người trong nhà là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy từng trường hợp cụ thể, tính chất, mức độ của hành vi mà người hàng xóm có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:

Đối với hành vi xông vào nhà một cách bất hợp pháp

Theo quy định tại Điều 158 Bộ luật hình sự 2015 [sửa đổi 2017] thì người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm chỗ ở của người khác:

- Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;

- Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ;

- Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ;

- Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.

Như vậy: Trường hợp người hàng xóm có hành vi xông vào nhà một cách bất hợp pháp khi chưa có sự đồng ý của bạn mà thuộc một trong các trường hợp kể trên thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội xâm phạm chỗ ở của người khác, có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 05 năm. Ngoài ra còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Đối với hành vi gây sự và đánh người:

Theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 thì người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác:

- Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

- Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

- Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

- Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

- Có tổ chức;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

- Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

- Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

- Có tính chất côn đồ;

- Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Như vậy: Trường hợp người hàng xóm xông vào nhà bạn một cách trái phép và có hành vi gây sự, đánh đạp bạn nếu đáp ứng đủ các dấu hiệu kể trên thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Trường hợp chưa đủ dấu hiệu để truy cứu trách nhiệm hình sự thì người hàng xóm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Theo đó, theo quy định tại Điểm e Khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì:

"Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

...

e] Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;"

Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì người hàng xóm có hành vi gây sự và đánh đạp bạn mà chưa đủ dấu hiệu để truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng [Mức trung bình là 2.500.000 đồng].

Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

Trân trọng!

Skip to content

Chồng tôi có làm ăn với một người phụ nữ liên quan tới tiền bạc, số tiền 90 triệu đồng nhưng chồng tôi chưa có tiền để trả, chuyện làm ăn đó tôi không biết. Vào ngày 14/3/2018 người phụ nữ đó cùng với 2 đứa con xông vào nhà cha mẹ chồng tôi nơi tôi đang sống đánh đập, xô đẩy và bắt tôi cùng với con trai tôi mới 5 tuổi lên đồn công an. Cho tôi hỏi hành vi của người phụ nữ đó có vi phạm pháp luật không, nếu vi phạm sẽ bị xử như thế nào.

– Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác

– Bồi thường thiệt hại về tội cố ý gây thương tích

– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

Xin chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

– Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017;

– Nghị định 167/2013-NĐ/CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

Trong trường hợp của bạn, hành vi xông vào nhà người khác hành hung không chỉ là hành vi xâm phạm chỗ ở người khác mà còn là hành vi cố ý gây thương tích cho người khác.

Căn cứ Điều 158 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội xâm phạm chỗ ở của người khác:

“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

b] Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ;

d] Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.”

Theo như bạn trình bày, người phụ nữ này [cùng hai người khác đi cùng] – họ đã tự ý xông vào nhà chị mà chưa được sự cho phép của chủ nhà. Hơn nữa, họ có hành vi đánh đập, xô đẩy chị và con trai 5 tuổi lên đồn công an. Đây được coi là hành vi dùng vũ lực đe dọa, gây sức ép cho chị buộc chị phải dời khỏi nơi cư trú, thuộc một trong các hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác. Vì vậy, hành vi của người phụ nữ đó đã vi phạm pháp luật về xâm phạm chỗ ở của người khác. Tùy theo tính chất và hậu quả của hành vi mà người phụ nữ đó [và hai người đi cùng] sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Mặt khác, hành vi của người phụ nữ là hành vi xâm hại sức khỏe, gây thương tích cho người khác, có thể bị xử phạt hành chính căn cứ Điểm e  Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP:

 “Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

e] Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác”

Do đó, đối với hành vi xâm phạm sức khỏe của người khác người phụ nữ đó [và hai người đi cùng] có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 2 – 3 triệu đồng.

Tuy nhiên, nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, căn cứ Điều 134 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác:

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a] Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

b] Dùng a-xít sunfuric [H2SO4] hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

c] Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

d] Phạm tội 02 lần trở lên;

đ] Phạm tội đối với 02 người trở lên;

e] Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

g] Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

i] Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;”

Hơn nữa, người có hành vi cố ý gây thương tích, xâm hại đến sức khỏe người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại cho người bị hại theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015.

Như vậy, hành vi của người phụ nữ đó [và hai người đi cùng] là hành vi vi phạm pháp luật về xâm phạm chỗ ở của người khác và cố ý xâm phạm sức khỏe, gây thương tích cho người khác, phụ thuộc vào tích chất và hậu quả hành vi mà người phụ nữ đó [và hai người đi cùng] sẽ bị truy cứu hình sự hay bị xử phạt hành chính. 

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Xử lý hành vi tự ý xông vào nhà và gây gổ với người khác. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Trần Thị Quỳnh

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Xử lý hành vi tự ý xông vào nhà và gây gổ với người khác
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

hoặc Bạn có thể lick vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

    • 1900 6589
    • Đặt câu hỏi
    • Tìm kiếm

    Video liên quan

    Bài Viết Liên Quan

    Chủ Đề