Đau mắt đỏ nghĩa là gì năm 2024

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, người nghi bị đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác và đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), bệnh đau mắt đỏ đang có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh, thành phố, như Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM. Thậm chí, có gia đình tất cả các thành viên cùng bị đau mắt đỏ do lây nhau.

Bệnh đau mắt đỏ lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp với dịch tiết từ mắt qua bàn tay nhiễm khuẩn, hoặc dùng chung đồ dùng, vật dụng bị nhiễm mầm bệnh.

Đau mắt đỏ là tình trạng nhiễm trùng mắt, thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra, hoặc do phản ứng dị ứng, với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt.

Bệnh thường khởi phát đột ngột, ban đầu ở một mắt sau lan sang mắt bên kia. Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây lan trong cộng đồng và gây thành dịch.

Cho đến nay chưa có vaccine phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Những người bị đau mắt đỏ rồi vẫn có thể bị nhiễm lại chỉ sau vài tháng khỏi bệnh.

Đau mắt đỏ tuy là một bệnh cấp tính, triệu chứng rầm rộ, dễ lây, nhưng thường lành tính, ít để lại di chứng. Bệnh làm ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và lao động. Không ít trường hợp bệnh kéo dài, gây biến chứng ảnh hưởng đến thị lực.

Đề phòng bệnh, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân có ý thức phòng bệnh tốt, khi mắc bệnh cần được xử trí kịp thời.

Cụ thể, người dân cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch; không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng; không dùng chung vật dụng cá nhân, như lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang…

Đồng thời, vệ sinh mắt, mũi, họng hằng ngày bằng nước muối sinh lý, các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường. Dùng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh và hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ.

Người bệnh hoặc người nghi bị đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác và đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời. Không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế.

Hiện nay ở tỉnh Bạc Liêu cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước, lượng bệnh nhân đau mắt đỏ tăng đột biến.

Đau mắt đỏ nghĩa là gì năm 2024

Đau mắt đỏ hay nhậm mắt là từ dân gian của bệnh viêm kết mạc cấp, là tình trạng màng trong suốt lót bề mặt trong của mi mắt và lớp phủ bên ngoài mắt (lòng trắng) bị viêm.

Nguyên nhân :

- Do virus: Enterovirus, Adenovius,.....

- Vi khuẩn: Staphylococcus, Streptococcus,...

- Dị ứng:...

Trong đó viêm kết mạc do virus lây lan nhanh trong cộng đồng tạo thành dịch đau mắt đỏ.

Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, xuất hiện quanh năm nhưng thường gặp vào đầu tháng 9.

Triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ là gì?

Sau khi nhiễm bệnh 2 - 3 ngày (gọi là thời gian ủ bệnh), bệnh sẽ khởi phát với các triệu chứng sau: cảm giác xốn cộm, đỏ mắt, chảy nước mắt, ghèn nhiều, mi mắt phù, đau nhức nhẹ, kèm theo sốt nhẹ, ho, nổi hạch trước tay (hay gặp ở trẻ em).

Hiện nay bệnh đau mắt đỏ không có thuốc điều trị đặc hiệu, không có vắc xin phòng ngừa bệnh. Người bị đau mắt đỏ rồi vẫn có thể bị nhiễm bệnh lại. Bệnh đau mắt đỏ thường không nghiêm trọng, không để lại di chứng nhưng gây trở ngại trong cuộc sống, công tác, học tập. Bệnh thường kéo dài trong 1 tuần.

Đau mắt đỏ lây qua đường nào?

- Trực tiếp: tiếp xúc với người bệnh qua đường hô hấp, nước bọt, qua nước mắt, bắt tay,..

- Gián tiếp:

+ Tiếp xúc qua việc cầm, nắm, chạm vào những vật dụng bị nhiễm virus gây bệnh như đồ chơi, tay nắm cửa, nút bấm bồn cầu, lan can cầu thang,...

+ Dùng chung đồ vật, đồ dùng cá nhân với người bệnh như: khăn mặt, ly uống nước, gối,…

+ Sử dụng nguồn nước công cộng như tắm hồ bơi,…

+ Thói quen dùng tay dụi mắt, ngậm vào miệng,...

+ Những khu vực có mật độ dân cư đông dễ lây bệnh như: trường học, bệnh viện, bến xe,...

Lưu ý: người nhiễm bệnh trong thời gian ủ bệnh và đã khỏi bệnh 1 tuần vẫn còn lây cho người khác.

Để chủ động phòng chống bệnh đau mắt đỏ, chúng ta cần thực hiện những điều sau đây:

1. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hay dung dịch sát khuẩn.

2. Không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng.

3. Không dùng chung vật dụng cá nhân như: lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt,...

4. Vệ sinh mắt, mũi, họng hằng ngày bằng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%), các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường.

5. Vệ sinh đồ dùng, vật dụng của người bệnh bằng xà phòng, nước sạch hay chất sát khuẩn thông thường.

6. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ đau mắt đỏ.

7. Người bệnh hay nghi ngờ đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc người khác, nhất là nơi đông người như trường học, công sở,...

8. Người có dấu hiệu đau mắt đỏ cần đến cơ sở y tế để khám, tư vấn, điều trị kịp thời, không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế, để tránh biến chứng. Không tự ý mua thuốc điều trị cũng như điều trị bằng những phương pháp không đảm bảo vệ sinh như đắp lá cây,...

Người bệnh đau mắt đỏ điều trị tại nhà:

- Chườm lạnh: dùng khăn sạch hay gạc sạch nhúng vào nước sạch, vắt bớt nước đắp lên mắt 3-4 phút.

- Rửa mắt bằng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%), người bệnh nằm nghiên bên mắt bệnh để nước chảy ra ngoài, lưu ý không để lọ thuốc chạm vào mắt.

Đau mắt đỏ dễ lấy nhất khi nào?

Người đau mắt đỏ có thể lây bệnh cho người khác ngay cả khi chưa có triệu chứng rõ ràng, việc lây bệnh diễn ra ở thời kỳ ủ bệnh. Và ngay khi bệnh nhân đã khỏi vẫn có thể lây cho người khác trong vòng một tuần. Tương tự, việc đeo kính không loại trừ hết nguy cơ lây bệnh mà chỉ giảm thiểu khả năng lây bệnh.

Làm sao để biết bị đau mắt đỏ?

Dấu hiệu nhận biết đau mắt đỏ.

Đỏ một hoặc cả hai mắt;.

Ngứa một hoặc cả hai mắt; cảm giác có sạn ở trong mắt;.

Rỉ dịch ở một hoặc hai mắt; chảy nước mắt;.

Mi mắt sưng nhẹ, hơi đau, kết mạc sưng phù, đỏ. ... .

Kèm theo có thể ho, sốt nhẹ, nổi hạch trước tai (hay gặp ở trẻ em)..

Đau mắt đỏ 1 bên bao lâu thì khỏi?

Đau mắt đỏ thường tự khỏi trong vòng 1–2 tuần. Nếu các triệu chứng kéo dài hơn người bệnh nên đến bệnh viện ngay để bác sĩ có thể lên phác đồ điều trị kịp thời, tránh các biến chứng cho mắt.

Đau mắt đỏ trong bao lâu thì khỏi?

Tuy nhiên, thời gian khỏi của bệnh đau mắt đỏ còn phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản: Do virus thường sẽ hết sau 7 - 14 ngày, nặng hơn có thể mất từ ​​2 đến 3 tuần. Do nhiễm trùng thường cải thiện sau 2 đến 5 ngày, chậm nhất là 2 tuần. Do dị ứng thường sẽ biến mất trong vòng vài giờ sau khi tránh xa chất gây dị ứng.