Ăn ngô nếp có tốt không

Ngô nếp là thực phẩm có sẵn quanh năm dồi dào dinh dưỡng mà chúng ta không thể bỏ qua trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Đâu ai ngờ rằng trong bắp nếp hạt quen thuộc này lại có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe đến thế. Vậy các lợi ích của bắp nếp mà nhiều người còn chưa biết là gì? Hãy cùng khám phá trong bài viết này nhé!

Lợi ích tuyệt vời của bắp nếp hạt đem lại cho sức khỏe

Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, trong mỗi bắp ngô nếp luộc nặng chừng 164 gram, lõi ngô nặng khoảng 103 gram thì chứa đến 177 calo. Trong đó, hàm lượng nước chiếm tới 114g tổng trọng lượng bắp.

Đồng thời, một hạt ngô nếp có chứa khoảng 41g carbohydrate, 2g chất béo, 5g chất xơ, 5g protein cùng nhiều chất béo không bão hòa khác phải kể đến như axit béo omega-6, axit béo omega-3… Nhờ vậy, bắp nếp hạt rất tốt cho sức khỏe, nó giúp tăng khả năng đề kháng cho cơ thể.

Lợi ích của bắp nếp mang lại cho sức khỏe

1. Chống ung thư hiệu quả

Trong mỗi hạt ngô nếp có chứa vô vàn chất beta-cryptoxanthin, đây là một loại carotenoid mang lại công năng chống oxy hóa, giúp bạn ngăn chặn bệnh ung thư phổi hiệu quả. Theo một nghiên cứu diễn ra nhiều năm, được thử nghiệm ở 63.000 người đạt tuổi trưởng thành tại Trung Quốc chỉ ra, những người áp dụng chế độ ăn uống có nhiều beta-cryptoxanthin sẽ giảm được tới 27% nguy cơ mắc ung thư phổi.

Chưa hết, còn một nghiên cứu khác nữa được tiến hành với sự tham gia của 35.000 người cho thấy, những người thường xuyên tiêu thụ thực phẩm, ngũ cốc nguyên hạt như ngô nếp giảm được đáng kể nguy cơ mắc ung thư vú. Lý giải cho điều này là vì trong bắp nếp hạt có chứa chất xơ hàm lượng cao đồng thời chất chống oxy hóa dồi dào, từ đó giúp bảo vệ các tế bào khỏi bệnh ung thư.

2. Tăng cường hệ tiêu hóa

Thêm một lợi ích tuyệt vời nữa bạn sẽ nhận được từ việc ăn bắp nếp hạt đó là giúp hệ tiêu hóa luôn được khỏe mạnh, hoạt động mượt mà, trơn tru hơn. Bởi vì trong ngô nếp tồn tại lượng lớn chất xơ hòa tan – một chất khiến việc tiểu tiện trở nên dễ dàng.

Ngoài ra, chất xơ này còn hỗ trợ quá trình phát triển của các vi khuẩn có ích cho ruột già và bù lại vi khuẩn này giúp biến đổi chất xơ thành các chuỗi axit béo ngắn [SCFA]. Axit SCFA có khả năng cung cấp nguồn năng lượng cho tế bào ruột, do đó làm giảm tỷ lệ mắc các vấn đề ở ruột, trong đó có cả ung thư ruột kết.

Ngô nếp giúp tăng cường hệ tiêu hóa

3. Tốt cho người tiểu đường

Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy, việc ăn ngô nếp thường xuyên sẽ làm giảm được nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2. Một cuộc thí nghiệm ở 40.000 người phụ nữ cho thấy kết quả như sau, những phụ nữ ăn bắp nếp hạt đều đặn giảm được tỷ lệ bị bệnh tiểu đường tuýp 2 hơn đến 30% so với người không ăn hay ít khi ăn.

Sở dĩ ngô nếp đem lại công dụng này vì chỉ số đường huyết trong bắp ngô thấp giúp lượng đường huyết bên trong máu được giảm đáng kể. Chưa kể, chất xơ trong bắp nếp hạt cũng giúp làm chậm lại sự chuyển hóa thức ăn thành đường, nhờ đó giúp hạ thấp mức độ đường bên trong máu.

4. Tốt cho não

Bắp nếp hạt cũng giàu vitamin B1 giúp cho acetylcholine – chất truyền tín hiệu thần kinh đến cho bộ nhớ. Nếu cơ thể chúng ta bị thiếu vitamin B1 thì sẽ gây ra chứng mệt mỏi, đau đầu và giảm trí nhớ. Bạn có thể cải thiện dấu hiệu này bằng cách ăn một bát ngô nếp hạt có thể đáp ứng được đến 24% lượng thiamin mà cơ thể chúng ta cần cho mỗi ngày hoạt động.

Bắp nếp rất tốt cho não bộ

5. Cho đôi mắt sáng ngời

Chắc hẳn có rất ít người biết rằng bắp nếp hạt lại có tác dụng cải thiện thị lực. Trong ngô nếp cũng giàu folate và beta-carotenoid. Hai chất này có vai trò làm chậm lại quá trình suy thoái điểm vàng mà biểu hiện này liên quan đến tuổi tác. Nhiều nhà khoa học nhận thấy, beta-carotenoid chứa trong bắp nếp hạt khi đi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành vitamin A với hàm lượng cao hơn rất nhiều so với các loại rau củ quả khác. Mà chúng ta vốn biết rằng, Vitamin A là chất rất cần thiết cho một đôi mắt khỏe mạnh, “cửa sổ tâm hồn” sáng ngời.

6. Cho làn da tươi trẻ

Xưa nay rất nhiều hãng được phẩm trên khắp thế giới đã dùng các loại ngô làm nguyên liệu chiết xuất ra thành phần dinh dưỡng để ứng dụng vào việc chế tạo dược phẩm cho da. Thế nhưng, thay vào đó có một cách đơn giản để nhận được tác dụng của ngô nếp là bạn có thể trực tiếp ăn bắp nếp hạt thường xuyên để cho làn da sáng đẹp hơn. Nếu bị dị ứng, bạn có thể lấy hạt ngô nếp non tươi giã ra rồi xoa nhẹ lên vùng bị dị ứng. Sau một lúc bạn sẽ cảm nhận vết ngứa dịu rất nhiều.

7. Tốt cho phụ nữ mang thai

Trước nay, các bác sĩ thường khuyến khích chị em phụ nữ mang thai nên tăng cường nạp chất folate vào cơ thể để giảm tránh được nguy cơ sảy thai hay thai nhi bị khuyết tật. Mà thực phẩm bắp nếp hạt lại rất giàu folate, chính vì thế đây là lý do vì sao bạn nên bổ sung ngô vào thực đơn hàng ngày thay vì phải uống các viên thuốc folate. Nó có tác dụng giúp bé yêu tổng hợp các tế bào mới và khỏe mạnh.

Phụ nữ mang thai nên ăn bắp nếp

8. Bảo vệ tim

Tác dụng của bắp nếp hạt vẫn chưa dừng lại ở đây, thực phẩm này còn chứa rất nhiều chất xơ gồm cả hòa tan và không hòa tan. Trong đó, các chất xơ hòa tan có khả năng kết nối với cholesterol trong mật, chúng được bài tiết ra từ gan và sau đó lan truyền đi các bộ phận khác trong cơ thể để tiếp tục hấp thu những cholesterol có hại.

Ngoài ra, lượng vitamin B trong bắp ngô nếp cũng giúp làm giảm hàm lượng homocysteine. Nếu chất này tăng cao có thể gây phá hủy các mao mạch, do đó dễ dẫn đến tình trạng đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Nếu bạn ăn một bát bắp nếp hạt sẽ cung cấp cho cơ thể được 19% lượng vitamin B đủ đáp ứng cho một ngày làm việc.

Bảo vệ trái tim khỏe mạnh

9. Giảm viêm

Với lợi ích này của ngô nếp, cơ thể chúng ta sẽ tránh được các mối đe dọa từ mềm bệnh, kim loại nặng, gốc tự do, chất trung gian độc hại, các tác động bên ngoài hay bất cứ căng thẳng sinh lý gây bất lợi nào khác.

Các chất phytochemical và protein trong bắp nếp hạt có vai trò bảo vệ cơ thể tránh khỏi nhiều tác nhân gây viêm nhiễm. Các flavonoid như naringenin, quercetin, lutein cùng anthocyanin có tác dụng ức chế quá trình kích hoạt của một vài gen gây ra viêm nhiễm và cơ chế tế bào.

Dựa trên lý thuyết này, một chế độ ăn có ngô nếp sẽ giúp chúng ta giảm chứng viêm khớp, táo bón, hen suyễn, viêm da và bệnh ruột kích thích.

10. Ngừa thiếu máu

Tình trạng thiếu máu xay ra là do cơ thể thiếu vitamin B12, chất sắt và axit folic. Ăn bắp nếp hạt sẽ giúp ngừa thiếu máu vì trong bắp chứa rất nhiều các chất trên, chúng cần thiết cho sự hình thành hồng cầu.

Chế biến món ngon từ bắp nếp hạt: Bổ, rẻ, ăn là ghiền!

Ngô là món ăn đã rất quen thuộc với nhiều người Việt Nam thế nhưng không phải ai cũng biết bắp nếp hạt có thể làm thành các món gì. Bạn hãy tham khảo bài viết này để có thêm cho mình những gợi ý hữu ích nhé.

Bắp nếp hạt xào tôm khô

Nguyên liệu:

  • Tép hay tôm khô: 1,5g
  • Bắp nếp hạt: 500g
  • Hành lá
  • Bơ thực vật: khoảng 3 đến 4 muỗng
  • Các gia vị: Đường, bột ớt khô, hạt nêm, nước mắm, tương ớt

Cách làm:

Bước 1: Bạn rửa sạch bắp và tách lấy hạt ra, sau đó rửa lại hạt bắp một lần nữa, để ráo nước.

Bước 2: Cho tôm khô hay tép vào ngâm trong nước ấm trong khoảng 3-4 phút, tiếp đến rửa sạch và vớt tôm ra để cho ráo nước.

Bước 3: Đặt một cái chảo lên bếp, đổ vào đó một ít dầu ăn rồi phi thơm hành lá [lưu ý chỉ lấy phần màu trắng của hành lá, thái nhuyễn rồi phi lên].

Bước 4: Khi mỡ hành đã dậy mùi thơm và dần chuyển sang màu vàng thì bạn tiếp tục cho tôm khô/tép và bắp nếp hạt vào chảo, xào cho chín rồi nêm nếm gia vị.

Bước 5: Thêm khoảng 1 muỗng nước mắm, ½ muỗng hạt nêm cùng với ½ muỗng canh đường.

Bước 6: Tiếp tục bạn cho 4 muỗng bơ thực vật vào và xào thật đều để thấm gia vị. Nêm lại gia vị thêm một lần nữa xem đã vừa ăn chưa. Nếu vừa miệng thì bạn cho bột ớt khô cùng hành lá thái nhuyễn vào trộn đều trong 2 phút, tắt bếp.

Bước 7: Khi tắt bếp bạn trút bắp ra 1 cái đĩa lớn và trang trí, đừng quên rưới tương ớt lên trên phần mặt để món ăn được ngon hơn.

Làm bánh ngô nếp chiên

Nguyên liệu:

  • 1 bắp ngô nếp
  • 150ml nước
  • 100g bột mì
  • 1 muỗng canh đường

Bánh ngô nếp chiên giòn rụm

Cách làm:

Bước 1: Tách lấy bắp nếp hạt

Bước 2: Trộn đều những nguyên liệu sau trong một cái bát: bột, đường, nước.

Bước 3: Bạn đun nóng chảo, đổ dầu ăn vào, sau đó lấy muôi múc ngô nếp và bột vào chảo. Chiên bánh cho đến khi chín vàng hai mặt là được. Làm lần lượt như vậy cho đến hết.

Múc ngô và bột vào chảo chiên vàng

Hoàn thành sản phẩm bánh ngô chấm tương ớt hay nước mắm chua ngọt đều ngon!

Mua bắp nếp hạt uy tín, chất lượng tại Thực Phẩm Đồng Xanh

Hiện nay tại tp HCM xuất hiện rất nhiều đơn vị có biểu hiện gắn dòng chữ “thực phẩm sạch”. Không ít cửa hàng mới mở ra trong một thời gian ngắn rồi lại đóng cửa, hay hoạt động theo trào lưu, cung cấp rau củ quả sạch mà lại không biết nguồn gốc, xuất xứ mặt hàng và quy trình sản xuất.

Xuất phát từ thực trạng này, Thực Phẩm Đồng Xanh ra đời với mục tiêu đem lại cho quý khách những bữa ăn xanh, sạch mỗi ngày. Đồng Xanh tự hào khi được công nhận là một trong rất ít những đơn vị cung ứng thực phẩm hữu cơ, uy tín trên địa bàn tp HCM. Tại đây, khách hàng sẽ được đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho bữa ăn giàu dinh dưỡng và đảm bảo năng lượng.

Qua bài viết này chúng ta đã có sự nhìn nhận chi tiết hơn về những lợi ích tuyệt vời mà bắp nếp hạt mang lại cho sức khỏe. Một loại thực phẩm gần gũi, quen thuộc và được sử dụng rất nhiều trong chế biến món ăn ngon. Bạn hãy thử bắt tay vào bếp và làm nhiều món hấp dẫn từ loại bắp này cho đại gia đình thưởng thức nhé!

Ngày nào cũng ăn ngô có tốt không?

Thực chất, ngô không phải là một loại rau mà là ngũ cốc, nên việc ăn quá nhiều thể dẫn đến những hệ lụy về sức khỏe. Ngô có thể gây khó chịu cho niêm mạc ruột. Các protein trong ngô là gluten thể làm xáo trộn hệ thống miễn dịch của bạn.

Ăn ngô có hại gì không?

Khi ăn quá nhiều ngô, bạn dễ bị nứt da ở tay chân, thậm chí khắp người. Nguyên nhân là ngô thiếu các axit amin như lysine, tryptophan và niacin – giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị nứt da. Ngô chứa lượng lớn đường nên thể gây sâu răng ở một số người.

Ăn bắp hàm có tác dụng gì?

Ngô, đặc biệt là ngô ngọt chứa chất lutein giúp tăng cường các dây thần kinh thị giác và cải thiện thị lực. Ngô chứa rất nhiều chất tinh bột giúp bổ sung năng lượng cần thiết cho cơ thể và không ảnh hưởng đến cân nặng của bạn.

Những người nào không nên ăn bắp ngô?

- Đang bị viêm loét dạ dày, xơ gan, giãn tĩnh mạch thực quản mà ăn ngô thì dạ dày của bạn sẽ rất dễ bị chảy máu, giãn, đứt tĩnh mạch. - Loại lượng thực thô, giàu chất xơ như bắp đặc biệt không thích hợp cho người mắc các bệnh về đường tiêu hóa nên bạn không ăn để hệ tiêu hóa, dạ dày tốt hơn nhé.

Chủ Đề