Đầu thế kỷ 13 quân mông cổ đã là gì

Câu hỏi :

Đầu thế kỉ XIII, quân Mông Cổ đã làm gì?

A. Lo phòng thủ đất nước.

B. Mở rộng xâm lược các nước vùng lân cận.

C. Mở rộng xâm lược khắp châu Á, châu Âu.

D. Cho sứ giả sang Đại Việt thực hiện chính sách giao bang, hòa hảo.

* Đáp án

B

* Hướng dẫn giải

Đầu thế kỉ XIII, quân Mông Cổ đã mở rộng xâm lược các nước vùng lân cận.

Lớp 7

Lịch sử

Lịch sử - Lớp 7

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :]]

Full PDF PackageDownload Full PDF Package

This Paper

Nội dung chính

  • Câu hỏi: Âm mưu xâm lược đại việt của Mông Cổ?
  • Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi
  • 1.Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ 1258
  • 2.Cuộc kháng chiến lần thứ hai chông quân xâm lược Nguyên [1285]
  • 3. Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên [1287 – 1288]
  • Video liên quan

A short summary of this paper

37 Full PDFs related to this paper

Download

PDF Pack

Đầu thế kỉ XIII, nhà nước phong kiến Mông Cổ được thành lập.Với một lực lượng quân đội mạnh và hiếu chiến, vua Mông Cổ liên tiếp xâm lược, thống trị nhiều nước ở Châu Á, Châu Âu. Âm mưu xâm lược đại việt của Mông Cổ là Mông Cổ tiến quân xâm lược Đại Việt. Thực hiện kế hoạch "gọng kìm" để tiêu diệt Nam Tống và xâm lược Đại Việt.

Câu hỏi: Âm mưu xâm lược đại việt của Mông Cổ?

Trả lời:

* Âm mưu:

- Đầu thế kỉ XIII, nhà nước phong kiến Mông Cổ được thành lập.Với một lực lượng quân đội mạnh và hiếu chiến, vua Mông Cổ liên tiếp xâm lược và thống trị nhiều nước ở Châu Á, Châu Âu.

- Năm 1257, vua Mông Cổ quyết định mở cuộc tấn công vào nước Nam Tống [ở phía Nam Trung Quốc], nhằm xâm chiếm toàn bộ Trung Quốc.

- Để đạt được tham vọng đó, Mông Cổ tiến quân xâm lược Đại Việt, rồi từ Đại Việt đánh thẳng lên phía nam Trung Quốc để phối hợp với các cánh quân từ phía bắc xuống. Thực hiện kế hoạch "gọng kìm" để tiêu diệt Nam Tống và xâm lược Đại Việt.

* Hành động:

- Trước khi kéo quân vào xâm lược, tướng Mông Cổ cho sứ giả đưa thư để đe dọa và dụ hàng vua Trần. Ba lần sứ giả Mông Cổ đến Thăng Long đều bị vua Trần ra lệnh bắt giam vào ngục.

Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi

1.Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ 1258

a. Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ

* Âm mưu:

- Đầu thế kỉ XIII, nhà nước phong kiến Mông Cổ được thành lập, liên tiếp xâm lược và thống trị nhiều nước ở châu Á, châu Âu.

- Đánh Đại Việt mở đường => Nam Tống => xâm chiếm toàn bộ Trung Quốc.

- Thực hiện kế “gọng kìm” nhằm tiêu diệt Nam Tống và xâm lược Đại Việt.

- Làm bàn đạp tiến đánh Đông Nam Á

* Hành động:Trước khi kéo quân vào xâm lược, tướng Mông Cổ cho sứ giả đưa thư để đe dọa và dụ hàng vua Trần. Ba lần sứ giả Mông Cổ đến Thăng Long đều bị vua Trần ra lệnh bắt giam vào ngục.

b. Nhà Trần chuẩn bị tiến hành kháng chiến chống quân Mông Cổ

* Chuẩn bị của nhà Trần

- Cả nước sắm sửa vũ khí

- Các đội dân binh được thành lập, luyện tập võ nghệ ngày đêm

* Diễn biến:

- Tháng 1/1258, 3 vạn quân Mông Cổ tiến vào xâm lược nước ta theo đường sông Thao thì bị quân ta chặn đánh ở Bình Lệ Nguyên.

- Do thế giặc mạnh, vua Trần cho quân rút lui khỏi kinh thành Thăng Long để bảo toàn lực lượng, thực hiện chủ trương “vườn không nhà trống”.

- Quân Mông Cổ kéo vào thành Thăng Long trống vắng không một bóng người và lương thực.

- Chưa đầy một tháng chiến đóng, quân Mông Cổ rơi vào tình trạng thiếu lương thực chúng tàn phá, cướp bóc bị nhân dân chống trả quyết liệt làm lực lượng của chúng bị tiêu hao.

- Quân Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu, quân Mông Cổ thua to phải tháo chạy khỏi thành Thăng Long.

- Trên đường rút chạy, quân Mông Cổ bị quân đội nhà Trần truy kích.

* Kết quả

Sau gần một tháng chúng lâm vào tình thế khó khăn

Nhà Trần tổ chức phản công ở Đông Bộ Đầu [Bến Sông Hồng – Hà Nội] -> Quân địch bị đánh tan tác tháo chạy khỏi nước ta

* Ý nghĩa:

- Thắng lợi làm cho nhân dân phấn khởi, thêm tin tưởng vào triều đình nhà Trần.

- Bài học kinh nghiệm cho các cuộc chiến sau này.

>>> Xem thêm: Âm mưu của Mông Cổ trong chiến tranh xâm lược Đại Việt lần 1 là gì?

2.Cuộc kháng chiến lần thứ hai chông quân xâm lược Nguyên [1285]

a] Âm mưu xâm lược Cham-pa và Đại Việt của nhà Nguyên

- Năm 1279, Mông Cổ tiêu diệt Nam Tống thống Trị hoàn toàn Trung Quốc.

Thực hiện âm mưu xâm lược Cham-pa và Đại Việt làm cầu nối thôn tính các nước phía Nam Trung Quốc.

- Quân Tống đánh Cham-pa làm bàn đạp tấn công phía Nam Đại Việt, phối hợp với cánh quân từ Trung Quốc đánh vào phía Bắc.

+ Năm 1283, quân Nguyên do Toa Đô chỉ huy xâm lược Cham-pa, chiếm kinh thành.

+ Quân dân Cham-pa chiến đấu anh dũng, quân Nguyên phải rút về cố thủ ở phía Bắc.

→ Kế hoạch dùng Cham-pa làm bàn đạp tấn công nước ta của nhà Nguyên bước đầu phá sản.

b] Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến

- Vua Trần triệu tập Hội nghị các vương hầu, quan lại tại Bình Than [Chí Linh, Hải Dương] để bàn kế đánh giặc.

- Trần Quốc Tuấn - chỉ huy cuộc kháng chiến soạn “Hịch tướng sĩ”để động viên tinh thần chiến đấu của quân đội.

- Đầu năm 1285, vua Trần mở Hội nghị Diên Hồng, mời các bậc phụ lão có uy tín trong cả nước về Thăng Long để họp bàn cách đánh giặc=> Tại đây, các cụ bô lão đã cùng thế hiện ý chí quyết tâm đánh giặc.

- Chuẩn bị khác:

+ Tổ chức cuộc tập trận lớn và duyệt binh ở Đông Bộ Đầu rồi chia quân đóng giữ những nơi hiểm yếu.

+ Nhân dân luyện tập,cả nước được lệnh chuẩn bị sẵn sàng đánh giặc.

+ Binh sĩ đều thích vào cánh tay 2 chữ “Sát thát”[giết giặc Mông Cổ].

c] Diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến

* Diễn biến:

- Tháng 1 – 1285, quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tiến vào xâm lược Đại Việt.

- Quân ta chặn đánh địch ở vùng biên giới rồi lui về Vạn Kiếp.

- Quân Tống tập trung lực lượng tiến đánh Vạn Kiếp. Thế giặc mạnh quân Trần lui về Thăng Long, sau đó rút về Thiên Trường.

- Nhân dân thực hiện chính sách “vườn không nhà trống, quân Tống tiến vào Thăng Long nhưng không dám đóng quân trong thành.

- Toa Đô từ Cham-pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hóa, một số quý tộc nhà Trần đầu hàng.

- Thoát Hoan chỉ huy lực lượng tiến xuống phía nam nhằm tạo thế “gọng kìm” hòng tiêu diệt quân chủ lực của ta.

- Trần Quốc Tuấn ra lệnh rút lui để củng cố lực lượng, chuẩn bị phản công tiêu diệt địch.

- Kế hoạch bắt sống vua Trần và quân chủ lực của ta thất bại, Thoát Hoan rút quân về Thăng Long chờ tiếp viện, rơi vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng.

- Tháng 5 – 1285, quân Trần phản công đánh bại quân giặc ở Tây Kết, Hàm Từ, Chương Dương, tiến vào giải phóng Thăng Long.

- Quân Tống tháo chạy bị nhà Trần phục kích đánh chặn đánh, vua Trần đem quân chặn đánh đạo quân của Toa Đô ở Tây Kết.

* Kết quả:

- Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.

- Bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

3. Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên [1287 – 1288]

a] Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt

- Nhà Nguyên quyết tâm xâm lược Đại Việt lần thứ ba

- Nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến

b]Trận Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của giặc:

- Quân của Ô Mã Nhi được giao nhiệm vụ bảo vệ đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ.

- Lợi dụng quân của Ô Mã Nhi kéo về Vạn Kiếp, Trần Khánh Dư bố trí trận địa mai phục.

- Khi đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ tiến qua Vân Đồn bị quân của Trần Khánh Dư từ nhiều phía đổ ra tấn công.

* Kết quả: phần lớn thuyền lương của địch bị đắm số còn lại bị quân Trần chiếm.

c] Chiến thắng Bạch Đằng:

- Diễn biến:

+ 4/1288: Đoàn thuyền lương của Ô Mai Nhi rút về theo sông Bạch Đằng.

+ Ta thử địch vào sâu trận địa khi nước dâng cao.

+ Lúc nước rút thuyền địch xô vào cọc và bị quân ta đánh từ 2 bên bờ.

- Kết quả: Nhiều tên giặc bị chết, Ô Mã Nhi bị bắt ống.

- Ý nghĩa: Đập tan mộng xâm lược Đại Việt của nhà Nguyên.

Môn Lịch Sử Lớp 7 Câu 1: đầu thế kỉ XIII, quân mông cổ đã có âm mưu gì? A. lo phòng thủ đất nước B. mở rộng xâm lược các nước vùng lân cận C. mở rộng vùng đất nước khắp châu á , châu âu D. cho sứ giả sang đại việt , thực hiện chính sách giao bang hòa hảo Câu 2 : khi mông cổ cho sứ giả đến thư dụ hàng , vua trần có thái độ như thế nào A. trả lại thư ngay B. bắt giam vào ngục C. tỏ thái độ giảng hòa D. chém đầu sứ giả ngay tại chỗ Câu 3 : vào đại việt , quân mông cổ bị chặn đánh đầu tiên tại đâu? A. chương dương B. quy hóa C bình lệ nguyên D. vạn kiếp Câu 4 : trước nguy cơ bị quân mông cổ xâm lược , triều đình nhà trần đã tỏ thái độ như thế nào ? A. kiên quyết chống giặc và chuẩn bị kháng chiến B. chấp nhận đầu hàng khi sứ giả quân mông cổ đến C. cho sứ giả của mình sang giảng hòa D. đưa quân sang đón đánh giặc ngay tại cửa ải Câu 5 : người có công lớn trong việc tổ chức cuộc kháng chiến lần thứ nhất xâm lược mông cổ là ai? A. trần quốc tuấn B. trần thủ đô C. trần thánh tông D. trần quang khải Câu 6 : tại bình lệ nguyên : trước thế giặc mạnh vua trần đã quyết định như thế nào ? A. lui quân để bảo toàn lực lượng B. dân biểu xin hàng C. cho sứ giả cầu hòa D. vừa chuẩn bị lực lượng phản công Câu 7 : bài học kinh nghiệm rút ra trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược mông cổ? A.dốc toàn bộ lực lượng đối phó B. lấy yếu đánh mạnh , lấy ít đánh nhìu. C. đề nghị giảng hòa D. xây dựng phòng tuyến để chống giặc Câu 1 : trong cuộc kháng chiến chống quân nguyên lần thứ 2 , người tự gương lá cờ ‘ phá cường địch báo hoàng ân ‘ là A. trần quốc tuấn B. phạm ngũ lão. C. trần khánh dư D. trần quốc toản Câu 2 . bài ” hịch tướng sĩ” của trần quốc tuấn đc viết vào thời điểm nào ? A. kháng chiến chống quân nguyên lần I B. kháng chiến chống quân nguyên lần II C. kháng chiến chống quân nguyên lần III D. vào thời điểm sau khi đánh tan quân nguyên Câu 3. tháng 5-1288, quân trần tổ chức phản công đánh bại giặc nguyên ở đâu? A. tây kế, hàm tử, chương dương B. tây kết, thăng long, chương dương C. vạn kiếp, hàm tử, đông bộ đầu D. tây kết, chương dương,sông bạch đằng Câu 5. sát thát ” có nghĩa là gì A. Quyết chiến B. đoàn kết C. chiến đấu đến cùng D. giết giặc mông cổ Câu 1. bị thất bại sau 2 lần xâm lược đại việt , thái độ của vua nguyên là A. ko dám xâm lược đại việt B. cho sứ sang cống nạp C. đề nghị cho con trai sang ở rể D. quyết tâm đánh đại việt lần 3 Câu 2 . cuộc kháng chiến lần thứ 3 chống quân xâm lược nguyên của quân dân nhà trần diễn ra trong những năm A. 1285 – 1286 B. 1286 – 1287 C. 1287 – 1288 D. 1288 – 1289 Câu 3. tác giả của khúc khải hoài ca “tụng giá kinh sư ” là A. trần hưng đạo B. trần quang khải C. trần thủ độ D. ô mã nhi Câu 4. với chiến thắng bạch đằng năm 1288 , quân ta đã bắt đầu sống tướng nào của quân nguyên A. hốt tất liệt B. toa đô C. thoát hoan D. ô mã nhi câu hỏi tự luận : cách đánh giặc của nhà trần trong cuộc kháng chiến lần thứ 3 có khác lần 2?

trong 3 lần kháng chiến chống quân mông – nguyên ,trần quốc tuấn đã có những đóng góp gì ? Giúp em bài này với ạ em cần gấp, đừng copy nguồn trên mạng nha. Em xin cảm ơn thầy cô và các bạn nhiều.

Chủ Đề